Lỗ thủng tầng ozon nằm ở đâu

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất đã khép lại

VTV.vn - Thông tin tích cực trong những ngày cuối cùng của năm 2021. Một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất đã khép lại. Lỗ thủng vừa đóng lại này nằm phía trên Nam Cực.

Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, lỗ thủng tầng ozone này đã đạt kích thước lớn nhất vào đầu tháng 10 vừa qua, khiến một diện tích lớn hơn cả lục địa Nam Cực bị tác động trực tiếp bởi bức xạ cực tím của Mặt trời.

Nguyên nhân chính làm suy giảm tầng ozone đến mức báo động là sự giải phóng quá mức các chất clo và brom từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.

Một lỗ thủng tầng ozone lớn có thể khiến những quốc gia ở Nam bán cầu như New Zealand phải đưa ra cảnh báo tia cực tím vào những tháng mùa hè.

Kích thước lỗ thủng tầng ozone lớn hơn cả Nam Cực

VTV.vn - Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu cho biết, lỗ thủng tầng ozone hình thành hàng năm ở Nam Cực hiện lớn hơn lục địa này.

Phát hiện lỗ thủng tầng ozone lớn nhất ở Nam Cực

VTV.vn - Các nhà khí tượng học đã ghi nhận được lỗ thủng tầng ozone lớn nhất và sâu nhất ở Nam cực trong những năm gần đây.

Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất lịch sử đã “biến mất”

VTV.vn - Các nhà khoa học cho biết, lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được phát hiện tại Bắc bán cầu đã đóng lại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

lỗ thủng tầng ozone

Choáng với kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

[NLĐO] - Kích thước lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa trong tuần qua, lớn hơn cả vùng Nam Cực.

  • Tầng ozone bảo vệ trái đất được chữa lành

  • Trung Quốc thải chất cấm phá huỷ tầng ozone

  • Tầng ozone "tự vá" lỗ thủng

  • WB hỗ trợ Việt Nam 9,76 triệu USD để chống suy giảm tầng ozone

Theo tạp chíNew Scientist,lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cựcđạt kích thước tối đa từ giữa tháng 9 tới giữa tháng 10 hằng năm. Đáng lo ngại, kích thước của nó đã mở rộng trong tuần qua, hiện lớnhơn cả vùng Nam Cực và lớn hơn 75% các lỗ thủng tầng ozone trước đây cũng vào thời điểm này từ năm 1979.

Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân khiếnlỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng hơn mức bình thường như vậy. Năm 2020, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực rộng khoảng 24 triệu km2 vào đầu tháng 10, tương đối lớn hơn những năm trước. Năm nay, các nhà khoa học dự đoán nó sẽ đạt kích thước tương tự nhưng cuối cùng lại mở rộng hơnđáng kể.

Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus [CAMS] đang theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này thông qua mô hình máy tính và quan sát vệ tinh.

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực ngày 15-9. Ảnh: CAMS

Tầng ozone giúp bảo vệ chúng takhỏi các tia UV có hại của Mặt trời.Việc sử dụng các hợp chất tổng hợp như chlorofluorocarbon trong thế kỷ qua đã góp phần phá huỷ tầng ozone vì các hợp chất đó có thể bay lên tầng bình lưu, phá vỡ và giải phóng các nguyên tử clo tiêu diệt các phân tử ozone.

Sau khi nhiềuhợp chất tổng hợp bị cấm sử dụng, tầng ozone đã có dấu hiệu phục hồi nhưng với tốc độ khá chậm. Ngoài ra, phải mất ít nhất vài năm thì con người mới nhận ra sự khác biệt trong quá trình phục hồi của tầng ozone.

Năm 2020, CAMS cũng phát hiệnmột lỗ thủng tầng ozone lớn bất thường ở Bắc Cực.Đây là lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu.Tuy nhiên, hiện tượng trên không liên quan tới hoạt động của con người mà hình thành từ một vòng xoáy Bắc Cực mạnh.

Các nhà khoa học sau đó thông báo lỗ thủng tầng ozone khổng lồ mới hình thành từ mùa xuân năm 2020 ở Bắc Cực đã biến mất.

Phạm Nghĩa

.

Cập nhật lúc: 14:01, 21/11/2017 [GMT+7]

Bạn đã từng thắc mắc vì sao khi nhắc đến lỗ hổng tầng ozone người ta thường gắn với Nam Cực? Hoặc vì sao lỗ hổng không xuất hiện ở những nơi xả ra nhiều khí thải nguy hại?

Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái đất - Ảnh: NASA

Sự suy giảm nghiêm trọng ozone tầng bình lưu vào cuối đông đầu xuân ở Nam Cực, thường được biết đến với tên "lỗ hổng tầng ozone", lần đầu được phát hiện ở Nam Cực năm 1985. Từ đó vấn đề này luôn là mối quan tâm toàn cầu.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến lỗ hổng này thường xuất hiện ở Nam Cực.

Tập hợp halogen

Một số hợp chất chứa halogen, đặc biệt loại khí CFC, từ mặt đất sẽ di chuyển lên tầng bình lưu nhờ gió và đối lưu không khí. Hoạt động này xảy ra ở cả 2 bán cầu dù nguồn gốc khí thải phần lớn ở bán cầu bắc.

Các loại khí làm tổn hại tầng ozone có số lượng khá lớn và có thể di chuyển một chặng đường dài lên tầng bình lưu. Nguyên nhân vì chúng khó bị "trừ khử" tự nhiên ở tầng thấp khí quyển.

Các hợp chất nguy hại đi vào tầng bình lưu chủ yếu từ khu vực nhiệt đới, sau đó chuyển về 2 cực do tác động của không khí của tầng bình lưu.

Nhiệt độ thấp

Điều kiện cần cho sự phá hủy tầng ozone là nhiệt độ thấp ở tầng bình lưu trải dài một vùng rộng lớn và tồn tại một thời gian dài.

Nhiệt độ thấp cho phép mây tầng bình lưu vùng cực hình thành còn gọi là mây xà cừ [viết tắt: PSC]. Đây là môi trường cho những phản ứng phá hủy tầng ozone xảy ra.

Nhiệt độ tầng bình lưu thấp nhất trên Trái đất ở 2 cực vào mùa đông. Tuy nhiên mùa đông ở Nam Cực nhìn chung lạnh hơn và ổn định hơn so với mùa đông ở Bắc Cực.

Nhiệt độ ở Nam Cực giúp PSC hình thành lâu hơn trong suốt mùa đông khoảng 5 tháng so với khoảng thời gian chỉ từ 10 đến 60 ngày ở Bắc Cực.

Mây xà cừ

Mây xà cừ là một dạng mây tại tầng bình lưu vùng cực về mùa đông ở cao độ khoảng 15.000 - 25.000 m giúp hỗ trợ các phản ứng hóa học tạo ra clo monoxit [ClO], nguyên nhân chính gây phá hủy tầng ozone.

Không giống như tầng đối lưu, tầng bình lưu là rất khô và nó hiếm khi cho phép hình thành mây. Tuy nhiên, trong điều kiện cực lạnh của mùa đông vùng cực, các đám mây tầng bình lưu thuộc nhiều kiểu khác nhau có thể được hình thành.

Loại PSC phổ biến nhất được hình thành từ HNO3 và nước và thỉnh thoảng có chứa một số giọt H2SO4.

Khi nhiệt độ trung bình bắt đầu tăng vào cuối mùa đông, PSC hình thành ít hơn và cho ra ít ClO hơn. Và khi PSC không xảy ra nữa, thường trước cuối tháng 1 hay đầu tháng 2 ở Bắc Cực và giữa tháng 10 ở Nam Cực, giai đoạn phá hủy tầng ozone nghiêm trọng nhất kết thúc.

Khí HNO3

Một khi được hình thành, các phân tử trong PSC thường rơi xuống độ cao thấp hơn do tác dụng của trọng lực. Những phân tử lớn nhất có thể rơi khoảng vài cây số trong tầng bình lưu trong mùa đông lạnh kéo dài nhiều tháng ở Nam Cực.

PSC chứa tỉ lệ HNO3 rất cao nên sự hạ thấp độ cao góp phần giải phóng HNO3. Quá trình này gọi là đề nitrat hóa ở tầng bình lưu.

Lượng HNO3 ít hơn trong khi ClO vẫn tồn tại với số lượng cao làm tăng khả năng phá hủy tầng ozone.

Đề nitrat hóa thường diễn ra nghiêm trọng vào mỗi mùa xuân ở Nam Cực và một vài nơi khác nhưng không phải ở Bắc Cực vì nhiệt độ ảnh hưởng quá trình đề nitrat hóa của PSC phải ổn định ở một vùng cao độ rộng lớn và tồn tại trong thời gian dài.

Theo TRỌNG NHÂN [Nguồn: NASA]/Báo Tuổi trẻ

Video liên quan

Chủ Đề