Loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn là muỗi gây sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt là chủng aedes aegypti. Do chúng ta chưa hiểu rõ nhiều về đặc điểm sinh sống và hoạt động của muỗi như thế nào. Đồng thời, việc chưa biết phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường cũng khiến công tác phòng chống bệnh tại nhà vẫn chưa được hiệu quả.

Đặc điểm để xác định loại muỗi sốt xuất huyết này là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên còn có tên gọi khác là muỗi vằn. Muỗi vằn cái sẽ đốt người và chúng hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối. Nơi sinh sống của chúng là những nơi tối tăm như xó nhà, trên chỗ treo quần áo, chăn màn…

Muỗi vằn sinh sản trong các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà như bể nước, lu, vại, chum, giếng, lọ cắm hoa… hay kể cả những đồ ve chai trong nhà.

Trứng của muỗi sẽ nở khi tiếp xúc với nước, trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn suốt nhiều tháng. Trong vòng đời của mình, muỗi cái có thể đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến hàng chục trứng.

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết thế nào?

Con đường lây truyền có thể bắt đầu bằng việc sau khi muỗi cái aedes aegypti hút máu người mắc bệnh sốt xuất huyết và mang mầm bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của muỗi là 10 – 12 ngày, khoảng thời gian này chính là lúc để virus nhân lên rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Sau đó, muỗi truyền bệnh cho người khác thông qua vết đốt.

Người bệnh cũng chính là nguồn lây truyền virus cho những con muỗi khác. Đặc biệt là khi muỗi thay đổi vật chủ thường xuyên, nó sẽ có nguy cơ truyền virus cho nhiều người hơn nữa. Đó cũng là nguyên do khiến bệnh trở thành dịch lan rộng.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh này có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu chúng ta có biện pháp phòng chống muỗi gây sốt xuất huyết hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm ít kinh nghiệm trong việc phân biệt muỗi anophen và muỗi thường, muỗi thường và muỗi vằn để chủ động phòng ngừa bệnh do các loại muỗi này gây ra.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dengue gây ra. Bệnh có khả năng lây lan thành ổ dịch do muỗi đốt người bệnh bị nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành thông qua vết đốt. Bệnh thường xảy ra ở những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và đặc biệt là vùng Tây Nguyên – có nhiều cây cối um tùm, nơi lý tưởng của nhiều muỗi trú ngụ và sinh sản. Tuy nhiên, kể cả ở thành thị hay tại những vùng nông thôn, bệnh sốt xuất huyết cũng xảy ra quanh năm đặc biệt sẽ bùng thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 6, 7, 8, 9 và tháng 10 trong năm.

Hầu hết chúng ta đều biết loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn [loài muỗi có những vằn trên người]. Tuy nhiên, khi được hỏi chính xác muỗi sốt xuất huyết có tên là gì thì ít người có thể nói đúng được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì?

Theo khoa học, loài muỗi sốt xuất huyết - muỗi vằn có tên Aedes aegypti và Aedes albopictus. Tuy nhiên, trong đó chủ yếu do muỗi Aedes aegypti là động vật trung gian có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết dengue. Tỷ lệ gây bệnh ở loài muỗi Aedes albopictus được ghi nhận thấp hơn. Do đó, nếu thắc mắc muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gọi là gì thì tên của loài muỗi đó chính là Aedes aegypti.

Tuy nhiên, muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti chỉ là vật chủ trung gian có khả năng lây truyền bệnh, còn bản thân bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue – ký sinh trong muỗi này gây ra. Loại virus này được xem là tác nhân chính gây bệnh bao gồm 4 chủng huyết thanh chính là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì – bạn đã biết chưa?

Đặc điểm nhận biết muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Loài muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti là một loại muỗi thân đen, trên thân và chân có các đốm trắng, dài khoảng 4 đến 7mm, thường sinh sống ở khu vực tối hoặc nơi ánh sáng yếu. Chúng đẻ trứng trong tất cả các dụng cụ có chứa nước và những nơi có nước đọng ao tù. Trứng của chúng có thể tồn tại từ vài tháng lên đến 1 năm trong điều kiện rất khô và sau khi trứng ngập trong nước, trứng sẽ nở ngay lập tức. Đặc điểm nhận biết loài muỗi này cụ thể như sau:

  • Muỗi Aedes aegypti có màu đen, thân và chân của chúng có những đốm màu trắng, thường được gọi là muỗi vằn. Chỉ có muỗi vằn cái mới có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
  • Muỗi vằn cái - muỗi sốt xuất huyết sẽ đốt người vào ban ngày, chúng hoạt động mạnh mẽ nhất là vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối.
  • Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối, góc khuất trong nhà, trên quần áo tối màu, trên chăn màn và những đồ dùng, vật dụng trong nhà.
  • Muỗi vằn cái sẽ đẻ trứng, sinh sản tại các ao, vũng nước đọng, các dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, khạp, lu, giếng nước, lọ hoa và các hốc cây...
  • Muỗi vằn phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình khoảng trên 20oC.
  • Một cá thể muỗi vằn cái có khả năng lây bệnh sốt xuất huyết có thể sống và lây bệnh từ 20 lên đến 40 ngày.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sinh sống tại những khu vực tối và có ánh sáng yếu

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết gây bệnh như thế nào?

Sau khi muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti đốt và hút máu từ người nhiễm virus Dengue, loại virus này sẽ nằm dưới tuyến nước bọt của muỗi cái và ủ bệnh từ khoảng 10 đến 12 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, muỗi sẽ truyền virus gây bệnh cho người khỏe mạnh khi họ bị muỗi đốt. Bản thân người bệnh cũng sẽ là nguồn lây truyền virus cho những con muỗi khác và tiếp tục lây lan thành dịch sốt xuất huyết.

Sau khi muỗi vằn đốt và hút máu từ người nhiễm virus Dengue sang cho người lành

Sự nguy hiểm của sốt xuất huyết do muỗi Aedes aegypti lây truyền

Sốt xuất huyết là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh rộng rãi. Khi bệnh gây ra dịch lớn, nhiều người mắc cùng một lúc sẽ gây khó khăn cho công tác điều trị. Không những thế, virus Dengue có thể gây nguy cơ tử vong rất cao, đặc biệt là sốt xuất huyết ở trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội. Một số trường hợp bệnh diễn biến nặng có nguy cơ gây giảm tiểu cầu, sốc do sốt xuất huyết, xuất huyết nội tạng, suy đa tạng, nhiễm trùng máu và dẫn đến tử vong.

Virus Dengue có 4 type huyết thanh, có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên tạo thành dịch lớn. Do miễn dịch được tạo thành sau khi người bệnh mắc phải chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type. Điều này có nghĩa là mỗi người dân có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 bởi những type khác nhau.

Trên đây là những thông tin hữu ích cũng như giải đáp thắc mắc về muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh sốt xuất huyết như: Sốt cao trên 39oC không rõ nguyên nhân, có bị loại muỗi đốt trước đó – có nghi ngờ do muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti đốt, bị đau nhức đầu, nhức cơ, khớp dữ dội, nổi những ban ngứa trên cơ thể… Bệnh nhân cần nhanh chóng thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm và được điều trị đúng cách, phòng ngừa những biến chứng sốt xuất huyết nặng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người mắc phải.

Chủ Đề