Lras là gì

Tổng cung [tiếng Anh: Aggregate supply] là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một mức giá nhất định.

Hình minh họa. Nguồn: Moneycrashers.com

Tổng cung

Khái niệm

Tổng cung trong tiếng Anh là aggregate supply hay total output.

Tổng cung là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một giai đoạn tại một mức giá nhất định. Nó được thể hiện bằng đường tổng cung, diễn tả mối quan hệ giữa một mức giá và sản lượng các công ty sẵn sàng cung cấp tại mức giá đó. Tổng cung và mức giá thường sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

Giải thích về tổng cung

Giá tăng thường dẫn đến việc các công ty mở rộng sản xuất để đáp ứng được mức tổng cầu cao hơn.

Khi lượng cầu tăng nhưng lượng cung không đổi, người tiêu dùng sẽ phải cạnh tranh nhau để có được những hàng hóa sẵn có, và họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn. Động lực này khiến cho các công ty sản xuất gia tăng sản lượng để bán được nhiều hàng hơn. Và lượng cung mới này sẽ làm cho giá cả ổn định trở lại và tổng sản lượng được nâng lên mức cao hơn.

Sự thay đổi của tổng cung

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tổng cung. Trong đó bao gồm: sự thay đổi trong số lượng và chất lượng nhân công, sự cải tiến công nghệ, tăng lương, tăng chi phí sản xuất, chính sách thuế và trợ cấp thay đổi, và lạm phát thay đổi.

Một vài nguyên nhân sẽ khiến cho tổng cung tăng lên và một vài nguyên nhân sẽ gây giảm tổng cung. Ví dụ, chất lượng nhân công tăng lên khi thực hiện tự động hóa hay outsource sản xuất sẽ làm tăng tổng cung nhờ chi phí nhân công trên mỗi món hàng được giảm xuống. Ngược lại, việc tăng lương sẽ gây một áp lực lên việc tăng cung vì chi phí sản xuất bị gia tăng.

Tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn

Trong ngắn hạn, để đáp ứng việc tổng cầu tăng [hay giá tăng], tổng cung sẽ tăng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng nhân công và tài sản hiện tại. Vì trong ngắn hạn, với nguồn vốn bị cố định, công ty sản xuất không thể tăng sản lượng bằng cách xây thêm nhà máy hay nghiên cứu một công nghệ mới. Thay vào đó, họ sẽ đẩy cung tăng bằng cách gia tăng sử dụng những nhân tố có sẵn, ví dụ như tăng giờ làm việc của công nhân hay tối đa hóa sử dụng những công nghệ hiện có.

Tuy nhiên trong dài hạn, tổng cung không bị ảnh hưởng bởi mức giá mà chỉ gia tăng bằng việc cải thiện năng suất và chất lượng. Những cải thiện có thể kể đến là sự nâng cao trình độ và kĩ năng của công nhân, công nghệ phát triển hay tăng vốn. Trong một số quan điểm kinh tế học, ví dụ như trong học thuyết Keynesian, thì tổng cung vẫn bị ảnh hưởng bởi giá đến một mức nào đó. Sau khi đạt được mức này, tổng cung sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá nữa.

[Theo Investopedia]

We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.

You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

Thank you!

View updated privacy policy

We've encountered a problem, please try again.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mô hình tổng cầu và tổng cung hay còn gọi là mô hình AD-AS là mô hình dùng để giải thích hai biến số.

Biến số thứ nhất là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được đo bằng GDP thực tế. Biến số thứ hai là mức giá được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hay chỉ số điều chỉnh GDP.

Tổng cầu của nền kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cầu là lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên lãnh thổ một nước [GDP] mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Trong nền kinh tế mở thì tổng cầu bao gồm 4 nhân tố:

  • C: Tiêu dùng của các hộ gia đình
  • I: Đầu tư của doanh nghiệp
  • G: Chi tiêu của chính phủ
  • NX: Xuất khẩu ròng

Phương trình[sửa | sửa mã nguồn]

Phương trình đường tổng cầu trong một nền kinh tế mở có dạng: AD = C + I + G + NX

Đường tổng cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đường tổng cầu [AD]

Độ dốc của đường tổng cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Đường tổng cầu dốc xuống. Được giải thích bởi ảnh hưởng của giá đối với tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng:

  • Mức giá và tiêu dùng [Hiệu ứng Pigou]: với mức giá thấp, lượng tiền mà các hộ gia đình nắm giữ có giá trị hơn, các hộ gia đình cảm thấy giàu có hơn nên họ chi tiêu nhiều hơn trước => tăng tiêu dùng.
  • Mức giá và đầu tư [hiệu ứng Keynes]: Với mức giá thấp các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để tiêu dùng. Nên họ cho vay số tiền thừa, làm lãi suất giảm => kích thích đầu tư.
  • Mức giá và xuất khẩu ròng [Hiệu ứng tỷ giá hối đoái]: với mức giá thấp, làm cho hàng trong nước rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu => tăng xuất khẩu ròng.

Kết luận: Cả ba hiệu ứng này đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa giá và sản lượng hàng hóa. Hay: đường tổng cầu dốc xuống.

Đường tổng cầu dịch chuyển[sửa | sửa mã nguồn]

Đường tổng cầu sẽ dịch chuyển khi có sự thay đổi của các yếu tố cấu thành tổng cầu là C, I, G và NX.

Tổng cung của nền kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cung là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường. Nó thể hiện mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng.

  • Tổng cung dài hạn - LRAS - Long Run Aggregate Supply
  • Tổng cung ngắn hạn - SRAS - Short Run Aggregate Supply

Tổng cung dài hạn - LRAS[sửa | sửa mã nguồn]

Đường tổng cung dài hạn
  • Đường tổng cung về hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn [LRAS] thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên.
  • Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn phụ thuộc vào công nghệ, khối lượng tư bản, lực lượng lao động sẵn có.
  • Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền kinh tế.

Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn: đường tổng cung dài hạn dịch chuyển khi có sự thay đổi của những yếu tố sau

  • Lao đông
  • Tư bản
  • Tài nguyên
  • Công nghệ

Tổng cung ngắn hạn - SRAS[sửa | sửa mã nguồn]

Cân bằng tổng cung-tổng cầu

Các cú sốc và giải pháp của chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Cú sốc cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Cú sốc cầu tiêu cực trong ngắn hạn khi giá P giảm, sản lượng Y giảm [gọi là suy thoái kinh tế]. Do đó đường tổng cầu AD dịch trái. Chính phủ sẽ tăng chi tiêu G hoặc giảm thuế T để khắc phục tình trạng. Tăng chi tiêu chính phủ G có hiệu quả nhanh hơn giảm thuế T.

Cú sốc cầu tiêu cực trong dài hạn sau khi suy thoái kinh tế dẫn đến thất nghiệp tăng, doanh nghiệp giảm lương công nhân do lao động cần việc tăng nên chi phí sản xuất giảm, doanh nghiệp tăng sản lượng làm tổng cung tăng. Do đó đường tổng cung dịch phải về với mức sản lượng tự nhiên. Kết luận: Giá P giảm, sản lượng Y không đổi trong điều kiện chính phủ không can thiệp.

Cú sốc cung[sửa | sửa mã nguồn]

Cú sốc cung khi đường cung dịch trái làm giá tăng đồng thời sản lượng giảm [tức là vừa lạm phát vừa suy thoái kinh tế], lúc này chính phủ đối mặt với hai lựa chọn không mong muốn. Giảm sản lượng [suy thoái hơn] để bình ổn giá hoặc tăng giá [lạm phát hơn] để khôi phục sản lượng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng cung
  • Tổng cầu

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bài giảng kinh tế vĩ mô 2-PGS.TS Nguyễn Văn Công-Nhà xuất bản Lao động 2006

Chủ Đề