Luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn là gì

Luận điểm và luận cứ là hai yếu tố quan trọng trong văn nghị luận; giúp bài văn hoàn chỉnh, mạch lạc và tăng sức thuyết phục hơn. Vậy luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Hãy cùng supperclean.vn tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về luận điểm và luận cứ

Luận điểm là gì?

Khái niệm

Luận điểm là những ý kiến xác đáng của người viết về một vấn đề được đặt ra. Đó là những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết; được trình bày dưới dạng câu phủ định hoặc khẳng định. Luận điểm là cơ sở, là nền tảng cho nội dung bài viết; được ví như cái khung cốt lõi trong cấu trúc tòa nhà, là cột xương sống trong cơ thể người,

Khi trình bày, luận điểm phải rõ ràng, chính xác, mới mẻ và có tính định hướng giúp người nghe/ người đọc có thể hiểu rõ được vấn đề mà người nói/ người viết trình bày. Thông thường trong bài viết sẽ có một luận điểm chính và hệ thống các luận điểm phụ. Hệ thống các luận điểm phụ được xây dựng phù hợp, chính xác và sắp xếp hợp lý.

Là ý kiến thể hiện quan điểm của người viết

Bài viết tham khảo: Trạng từ là gì? Tìm hiểu về các loại trạng từ trong tiếng Anh

Cách xác định luận điểm

Trước khi bắt đầu một chủ đề nào đó, người viết cần phải xác định luận điểm. Thông thường, chúng ta có thể xác định luận điểm theo các cách sau:

  • Đặt câu hỏi.
  • Dựa vào những thông tin, dữ liệu mà đề bài cho.
  • Dựa vào cách thức nghị luận.

Cách trình bày luận điểm

Tùy thuộc vào cách diễn đạt của mỗi người mà luận điểm sẽ được trình bày theo nhiều cách khác nhau như:

  • Kể một câu chuyện rồi sau đó mới đưa ra luận điểm.
  • Trình bày bối cảnh của vấn đề rồi đưa ra luận điểm.
  • Trình bày theo phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch.

Luận cứ là gì?

Khái niệm

Luận cứ được hiểu là những lý lẽ và dẫn chứng được đưa ra để làm cơ sở chứng minh cho các luận điểm. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin qua quan sát, tài liệu hoặc thực nghiệm.

Luận cứ được chia thành 2 loại:

  • Luận cứ lý thuyết: Đó là các luận cứ đã được khoa học chứng minh, điển hình như định lý, định luật, các tiên đề,.
  • Luận cứ thực tiễn: Là những luận cứ thu được từ thực nghiệm, thực tiễn, điều tra, phỏng vấn hoặc kết quả từ những công trình nghiên cứu trước.

Luận cứ sẽ trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cái gì?.

Luận cứ là những lý lẽ chứng minh cho luận điểm

Yêu cầu của luận cứ

  • Luận cứ phải phù hợp và hài hòa với nội dung của luận điểm.
  • Luận cứ phải có tính chính xác, thông tin xác thực về thời gian, địa điểm, nhân vật,
  • Luận cứ phải có tính tiêu biểu, nổi bật và đặc trưng giúp người xem có thể hiểu rõ vấn đề.
  • Luận cứ phải toàn diện, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho luận điểm, không được tách rời luận điểm.

Lập luận là gì?

Lập luận là việc đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để dẫn dắt người đọc/ người nghe đi đến một kết luận nào đó mà người viết muốn trình bày.

Có rất nhiều phương pháp lập luận, phổ biến nhất là: phương pháp diễn dịch, quy nạp, quan hệ nhân quả, so sánh đối lập, nêu phản đề, ngụy biện,

Vai trò của luận điểm và luận cứ

Luận điểm và luận cứ đóng vai trò chủ chốt, quan trọng khi làm văn nghị luận hoặc trình bày một vấn đề nào đó. Nhờ có chúng mà thông tin được trình bày rõ ràng và tăng sức thuyết phục đối với người đọc/ người nghe.

Một số lỗi thường gặp khi trình bày luận điểm và luận cứ

  • Luận điểm lan man, không rõ ràng, không đưa ra được đánh giá về vấn đề đặt ra.
  • Luận điểm không được diễn đạt mạch lạc, không làm rõ nội dung.
  • Luận cứ không tin cậy, thiếu chính xác dẫn đến việc bình giảng, đáng giá không đúng sự thật.
  • Cách lập luận mâu thuẫn, không nhất quán và không đủ lý do.

Tất cả những lỗi trên sẽ khiến bài viết của bạn trở nên nhạt nhòa, không đủ sức thuyết phục. Điều này khiến cho người đọc, người nghe cảm thấy nhàm chán, khó chịu và không đồng tình với những quan điểm, đánh giá mà bạn đưa ra.

Các lỗi thường gặp khi trình bày luận điểm, luận cứ

Ví dụ minh họa về luận điểm và luận cứ

Ví dụ 1: Tìm luận điểm và luận cứ trong đoạn văn dưới đây và cho biết tác giả đã sử dụng cách thức lập luận nào?

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.

[Trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt Đặng Thai Mai].

Lời giải:

+ Luận điểm: Tiếng Việt có những đặc sắc riêng của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

+ Luận cứ:

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
  • Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho nhu cầu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.

+ Cách lập luận: Giải thích.

Ví dụ 2: Viết đoạn văn trình bày cho luận điểm: Đọc sách là công việc bổ ích vì nó mang lại cho chúng ta thêm nhiều kiến thức, hiểu biết trong cuộc sống.

Lời giải:

Đọc sách là công việc bổ ích vì nó mang lại cho chúng ta thêm nhiều kiến thức và hiểu biết trong cuộc sống. Quả đúng như vậy, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta có nhiều kiến thức về cuộc sống của nhiều đối tượng trong xã hội, từ những người nghèo khổ cho đến những kẻ quyền lực, giàu sang. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về cuộc sống của con người trong quá khứ cũng như định hướng tương lai. Đọc sách giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống của nhiều dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ vậy, chúng còn giúp chúng ta nắm bắt tâm lý con người, cách đối nhân xử thế ở đời.

Tóm lại, việc đọc sách giúp chúng ta tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống quý giá, tránh điều xấu xa để trở thành công dân tốt, người có ích cho xã hội.

Bài viết tham khảo: Sát sao là gì? Sát sao sát xao xát xao từ nào đúng chính tả?

Trên đây là thông tin giải đáp luận điểm là gì, luận cứ là gì cũng như vai trò của chúng trong văn viết. Mong rằng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

5/5 - [4 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề