Luộc bánh lá bao lâu

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa hay còn có tên gọi khác là bánh tẻ, một trong những món ăn truyền thống không thể bỏ qua khi đến du lịch Thanh Hóa. Chỉ với nguyên liệu dân dã, cách chế biến đơn giản nhưng món ăn đặc sản này vẫn làm say mê du khách bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.

1. Nguồn gốc món bánh lá răng bừa Thanh Hóa

Bánh lá răng bừa có nguồn gốc từ làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong những đặc sản xứ Thanh gắn liền với điển tích có thật trong lịch sử nước Việt. Để tưởng nhớ công lao của vị vua Lê Đại Hành khi đã đích thân xuống ruộng cày bừa trong lễ hội đầu năm mà người dân làng đã làm nên chiếc lá răng bừa để tiến vua.

Chiếc bánh được làm theo hình thuôn dài, dẹp hai đầu và phình ra ở giữa giống như lưỡi nhỏ của chiếc răng bừa. Điều đó thể hiện những thành quả lao động cần cù và chăm chỉ của người dân nơi đây.

>>> [Review chi tiết] Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa 2021: lịch trình, ăn uống, địa điểm vui chơi?

2. Phương thức làm bánh lá răng bừa đặc biệt của người dân Thanh Hóa

Cách làm bánh lá răng bừa khá đơn giản, chính vì vậy mà du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn đặc sản này ở bất kỳ địa phương nào tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, người dân làng Trung Lập có những bí quyết và công thức gia truyền riêng biệt để mang đến chiếc bánh lá răng bừa Thanh Hóa ngon chuẩn đúng vị.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo tẻ: có độ dẻo vừa phải và được lựa chọn kỹ càng sau mỗi mùa thu hoạch;
  • Nguyên liệu làm nhân: thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành khô;
  • Gia vị: hạt tiêu, muối và nước mắm;
  • Lá dong: lựa chọn những lá không quá non hay quá già để khi gói bánh dễ dàng hơn và lá sẽ không bị rách.

2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Ngâm gạo tẻ trong nước lạnh từ khoảng 2 - 3 giờ, sau đó đem xay nhuyễn thành bột bằng cối xay thủ công;
  • Nấu bột trên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi nồi bột gạo có độ sệt lại thì bắc ra ngoài và để nguội;
  • Băm nhỏ thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hành tây và tẩm ướp đều với các gia vị, sau đó xào với dầu ăn khoảng 5 - 10 phút;
  • Lá dong rửa sạch và lau khô bằng khăn sạch.

2.3. Gói và luộc bánh lá răng bừa

  • Dùng đũa lấy một lượng bột vừa đủ cho vào lá dong, dàn đều theo chiều dọc của chiếc lá để tạo thành hình thuôn dài.
  • Cho nhân bánh đã được sơ chế trước đó vào giữa phần bột bánh.
  • Gấp hai đầu lá theo chiều dài có độ cong ở giữa để tạo hình chiếc răng bừa, miết nhẹ và gói vuông vắn sẽ giúp bánh không bị lòi ra ngoài khi nấu chín.
  • Xếp bánh đã gói theo hình vòng tròn vào nồi và hấp cách thủy từ 20 - 30 phút.

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa sẽ ăn ngon hơn khi còn nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kèm với nước mắm chua ngọt để hương vị thêm đậm đà.

>>> [Khám phá ngay] 24 đặc sản Thanh Hóa ngon rẻ, lạ miệng, đều là những món ăn nổi tiếng được du khách khắp nơi yêu thích.

3. Thưởng thức bánh lá răng bừa ngon chuẩn vị ở đâu xứ Thanh?

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa trước đây chỉ xuất hiện vào các ngày lễ lớn trong năm như ngày rằm, ngày giỗ, ngày tết Nguyên đán… Hiện nay thì món bánh truyền thống này được người dân trong vùng chế biến hằng ngày để phục vụ cho khách du lịch.

Nếu có dịp du lịch Thanh Hóa vào khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 9/3 âm lịch tại huyện Thọ Xuân, du khách không chỉ được thưởng thức món bánh lá răng bừa thơm ngon mà còn có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị. Đây chính là ngày mà lễ hội Lê Hoàn được tổ chức nhằm tưởng nhớ vị vua dân tộc Lê Đại Hành.

Khi đó, người dân trong làng sẽ sử dụng món bánh lá Thanh Hóa này để dâng cúng tổ tiên. Đồng thời, lễ hội cũng tổ chức rất nhiều cuộc thi như bắt cá, bắt lươn, làm bánh vô cùng nhộn nhịp.

Ngoài ra, bạn cũng thể dễ dàng tìm mua đặc sản bánh lá răng bừa Thanh Hóa tại một số chợ truyền thống như chợ Điện Biên, chợ Vườn Hoa... Các địa điểm du lịch nổi tiếng của Thanh Hóa và ngay cả những gánh hàng rong trên đường cũng đều bán món ăn nổi tiếng này.

Đến du lịch Thanh Hóa, ngoài món bánh lá răng bừa thì du khách còn có thể thưởng thức thêm nhiều đặc sản hấp dẫn khác như nem chua, bánh gai, bánh nhè, bánh khoái… Để thuận tiện trong việc di chuyển và khám phá nền văn hóa ẩm thực lẫn vẻ đẹp của vùng đất xứ Thanh này, du khách nên lựa chọn lưu trú tại Vinpearl Hotel Thanh Hoá.

Vinpearl Hotel Thanh Hoá tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thành phố, sở hữu hệ thống phòng ngủ cao cấp đạt chuẩn 5 sao. Tại đây, bạn sẽ được tận hưởng kỳ nghỉ dưỡng sang chảnh với vô vàn tiện ích hàng đầu như: trung tâm thương mại, bar, bể bơi bốn mùa, nhà hàng, spa, gym, yoga…

>>> Tham khảo và đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Bánh lá răng bừa Thanh Hóa là món ăn đặc sản mà bất kỳ du khách nào cũng không thể bỏ qua khi đến tham quan vùng đất xứ Thanh thân thương này. Vị thơm bùi từ hạt gạo tẻ, tươi ngon của thịt và mộc nhĩ hòa nguyện với vị nước mắm chua ngọt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những trải nghiệm thú vị nhất.

>>> Và đừng quên đặt phòng Vinpearl Hotel Thanh Hóa để chuyến du lịch thêm trọn vẹn hơn nhé!

Xem thêm:

Bánh tẻ là món ăn quen thuộc nhiều người yêu thích, đặc biệt là người dân đồng bằng Bắc Bộ. Sức hấp dẫn của nó khiến cho các bà nội trợ cũng phải mày mò tìm hiểu cách làm. Nhưng nhiều người thắc mắc không biết bánh tẻ hấp hay luộc. Vậy chúng ta hãy cùng khám phá xem bánh tẻ hấp hay luộc nhé!

Xem thêm: Bánh tẻ ở Hà Nội mua chỗ nào ngon nhất và bao nhiêu tiền?

Bánh tẻ có mấy loại

Trước khi trả lời câu hỏi xem bánh tẻ hấp hay luộc, chúng ta hãy tìm hiểu qua về các loại bánh tẻ nhé. Bánh tẻ [hay còn gọi là bánh răng bừa] là đặc sản của nhiều nơi. Ví dụ như bánh tẻ Phú Nhi [Sơn Tây], bánh tẻ làng Chờ [Bắc Ninh], bánh tẻ Phụng Công, Văn Giang [Hưng Yên]… Bánh tẻ mỗi nơi lại có vị ngon đặc trưng riêng. Nhưng ngon hơn cả vẫn là bánh tẻ Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên. Bánh nơi đây bóc ra bánh ráo không bị dính như bánh nơi khác. Bánh tẻ trước đây chỉ có bánh nhân thịt. Bánh được làm từ gạo tẻ, thịt ba chỉ băm, hành củ, mộc nhĩ gói trong lá dong tươi. Qua thời gian, bánh tẻ được sáng tạo thêm bánh tẻ nhân chay. Bánh tẻ chay cũng có thành phần như bánh tẻ nhân thịt, chỉ không có thịt ba chỉ băm. Bánh tẻ dù nhân chay hay nhân thịt thì đều có vị thanh đạm thơm ngon. Nên nếu bạn không thích ăn thịt thì có thể thử bánh tẻ nhân chay cũng rất ngon đó.

Bánh tẻ hấp hay luộc

Nếu bạn yêu thích món bánh này thì có lẽ cũng đã từng có lần đọc công thức làm bánh tẻ. Nhưng người thì nói bánh tẻ gói xong đem hấp, người lại nói bánh tẻ phải luộc. Bạn cảm thấy phân vân không biết vậy bánh tẻ hấp hay luộc mới là đúng cách? Thực ra bạn hấp hay luộc bánh tẻ đều được. Ở một số làng nghề thì người nghệ nhân thường luộc bánh trong một chiếc nồi to như nồi luộc bánh chưng. Bánh luộc trong khoảng 20 phút kể từ khi nước sôi là được. Vài nơi khác người ta xếp bánh vào chõ để hấp như hấp xôi. Bánh phải xếp vào đều đặn để có kẽ hở xung quanh. Hơi nước bốc lên sẽ làm bánh chín. Dù hấp hay luộc thì bánh cũng đều ngon. Cho nên bạn có thể làm theo một trong hai cách tùy theo điều kiện gia đình có nồi hay chõ. Hoặc nếu khi nào bận quá không có thời gian làm bánh thì bạn có thể mua bánh ở những nơi uy tín về thưởng thức nhé!

Bánh tẻ sạch mua ở đâu ngon rẻ

Hiện trên thị trường cũng có không ít các cơ sở bán bánh tẻ. Nếu bạn không biết nên mua bánh tẻ ngon ở đâu thì hãy đến với 102 Food. 102 Food đã có kinh nghiệm 2 năm trong việc cung cấp bánh tẻ Phụng Công, Văn Giang cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bánh tẻ và các sản phẩm khác của 102 Food đều có đầy đủ giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. 102 Food cung cấp cả bánh tẻ nhân thịt lẫn nhân chay, bánh chín lẫn bánh sống với giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Cho nên ở đây bạn có thể tha hồ chọn lựa loại bánh phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình. Bánh tẻ của 102 Food cam kết không có hàn the, không chất bảo quản. Bánh được sản xuất ngay trong ngày nên luôn giữ độ thơm ngon nhất.

————————————————————————————————–

Mọi thông tin chi tiết các bạn liên hệ ngay đến số Hot hoặc Add sau đây:

Hot: 0968 22 99 29

Add: Số 9 Ngõ 12, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: banhte.vn

Video liên quan

Chủ Đề