Luyện tập bai các phương châm hội thoại

Khi An hỏi “Học bơi ở đâu”Ba trả lời: “Ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không ? Cần trả lời như thế nào? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?

Trả lời:

  • Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm bơi cụ thể nào đó: như bể bơi ,sông, hồ...
  • Để trả lời An, Ba có thể trả lời: Mình học bơi cùng vời bố ở bể bơi Tăng Bạt Hổ
  • Từ đó ta có thể rút ra bài học: Câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi .

Ví dụ 2: Đọc truyện “Lợn cưới, áo mới

Vì sao truyện này lại gây cười ? Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời ? 

Trả lời:

  • Gây cười vì: các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
  • Chỉ cần hỏi: " Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?" Chỉ cần trả lời:

- "[ nãy giờ] tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả“.

Ghi nhớ: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi “Qủa bí khổng lồ”.

Truyện phê phán điều gì? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?

Trả lời:

  • Truyện phê phán tính nói khoác
  • Trong giao tiếp ,không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật, không nên nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. 

Trâu là loài gia súc nuôi ở nhà.

Én là một loài chim có hai cánh. 

Trả lời:

a. Ở câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà”.Vì gia súc đã hàm chứa là thú nuôi trong nhà.

b. Câu này thừa cụm từ “có hai cánh”. Bởi tất cả các loài chim đều có hai cánh.

a. Nói có căn cứ chắc chắn là /...../

b. Nói sai sự thật một cách cố ý nhằm che giấu điều gì đó là /...../

c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là /....../

d. Nói nhảm nhí, vu vơ là /....../

e. Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa,khoác lác cho vui là /....../

[nói trạng, nói nhăng nói cuội, nói dối, nói mò,nói có sách ,mách có chứng]

Các từ ngữ trên đều chủ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Cho biết đó là phương châm hội thoại nào?

Trả lời:

a. Nói có sách, mách có chứng

b. Nói dối

c. Nói mò

d. Nói nhăng nói cuội

e. Nói trạng

Các từ ngữ trên đều chủ những cách nói liên quan đến một phương châm hội thoại đã học. Đó là phương châm hội thoại về chất.

Có nuôi được không

Một anh, vợ có thai mới hơn bảy tháng đã sinh con. Anh ta sợ không nuôi được, gặp ai cũng hỏi.

Một người bạn an ủi:

- Không can gì mà sợ. Bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!

Anh kia giật mình hỏi lại:

- Thế à? Rồi có nuôi được không? 

Trả lời:

Với câu hỏi : “Rồi có nuôi được không”? Người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng – Vì hỏi một điều rất thừa.

Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như :

Các phương châm hội thoại là một trong những chuyên đề cơ bản trong chương trình ngữ văn lớp 9, để Quý bạn đọc có thể nắm rõ các phương châm hội thoại bao gồm những phương châm nào và các bài tập về phương châm hội thoại có kèm đáp án, chúng tôi xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây

Phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

Đặc điểm của các phương châm hội thoại

Để giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề mà mình muốn thực hiện, cần chú ý một số đặc điểm sau:

– Tính tham khảo: Thông tin tham khảo phải có tính chọn lọc, khái quát và trọng nhất về vấn đề đó. Không cần liệt kê toàn bộ những thông tin theo kiểu dàn trải.

– Tính thời sự: Ta cần cho mọi người thấy được hiện trạng, vấn đề đặt ra là quan trọng, cấp thiết, cần được thực hiện ngay.

– Tính phản biện: Sẽ có những ký kiến đồng tình hay phản bác về một vấn đề nào đó. Nhưng bạn phải biết cách chứng minh cho những người phản bác mình hiểu ý kiến đó không chính xác.

– Tính đề xuất: Ta cần đưa ra những đề xuất, giải pháp, phương pháp để giải quyết vấn đề, giả thiết đặt ra trước đó. Tham luận thường có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục những luận cứ, giải pháp này để thuyết phục người nghe.

Các loại phương châm hội thoại

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Trong giao tiếp chúng ta có những lúc chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói không tuân theo các phương châm hội thoại. Các lỗi có thể xảy ra và ta cần tránh là:

– Giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: chúng ta đôi khi sẽ nói mà không suy nghĩ trước, khi đó ta vô tình nói những câu không được tế nhị.

– Khi nói, giao tiếp ta phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có rất nhiều người cùng hỏi thì chúng ta nên ưu tiên trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất.

– Người nói gây sự chú ý để mọi người đang nghe hiểu câu nói theo hàm ý nào đó.

Luyện tập các bài tập về phương châm hội thoại

Bài 1:

a/ Em hãy kể tên các phương châm hội thoại.

b/ “ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Trả lời:

a/ Các phương châm hội thoại bao gồm:

+ Phương châm về lượng

+ Phương châm về chất

+ Phương châm quan hệ

+ Phương châm cách thức

+ Phương châm lịch sự

b/ “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Nội dung câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự.

Bài 2: Đọc đoạn thoại sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?

Trông thấy thầy giáo, A chào rất to:

– Chào thầy.

Thầy giáo trả lời và hỏi:

– Em đi đâu đấy!

– Em làm bài tập rồi. – A đáp.

Trả lời:

​- Trong lượt thoại 1: “Chào thầy” đã không tuân thủ phương châm lịch sự. Chào thầy giáo nhưng không có thưa gửi, nói trống không [thiếu từ nhân xưng và tình thái từ]

– Trong lượt thoại 2: Không tuân thủ phương châm quan hệ.

Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi” 

=> Nói lạc đề.

Bài 3: Hãy cho biết các câu sau liên quan đến phương châm hội thoại nào đã học:

a/ Nói dơi nói chuột.

b/ Nói như dùi đục chấm mắm cáy.

c/ Ăn lắm thì hết miếng ngon,

Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.

d/ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Trả lời:

​a/ Phương châm về chất.

b/ Phương châm lịch sự.

c/ Phương châm về lượng.

d/ Phương châm lịch sự.

Bài 4: Hãy cho biết lời của người trồng nho trong câu chuyện sau vi phạm phương châm hội thoại nào?

Người và chim sáo

Một hôm, người trồng nho bắt gặp trong vườn mình con sáo nhỏ đang rỉa những quả nho chín mọng trên cành. Ông bèn lớn tiếng nhiếc móc con chim kia là đồ trộm cắp đáng khinh. Chim bèn hỏi lại:

– Thế nếu không có tôi bắt sâu bọ suốt mùa qua thì liệu có vườn quả hôm nay không?

– Mi ăn sau bọ như người ta ăn thịt trứng. Ta không đòi hỏi trả tiền thì thôi, lại còn kể công sao?

– Một vài quả nho mà đổi được vườn nho, sao ông lại tiếc?

– Ta không cần mi, hãy cút đi, đồ ăn hại.

Người trồng nho giận dữ ném đất đánh đuổi chim đi.

Mùa sau, chim đi biệt không trở lại. Sâu bọ phá hết vườn nho không còn một lá. Bấy giờ, người trồng nho mới cất tiếng than: “Ôi, ta tiếc vài chùm nho nhỏ để làm mất cả vườn nho!”.

[Truyện ngụ ngôn]

Trả lời:

Lời của người trồng nho vi phạm phương châm lịch sự.

Bài 5: Xác định các phương châm hội thoại tương ứng với các câu tục ngữ dưới đây:

a, Ai ơi chớ vội cười nhau

Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười.

b, Ăn bớt bát, nói bớt lời.

c, Nói có sách, mách có chứng

d, Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

e, Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Trả lời:

a, Phương châm về chất

b, Phương châm về lượng

c, Phương châm về chất

d, Phương châm lịch sự

e, Phương châm quan hệ

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề các phương châm hội thoại. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Chủ Đề