Mạch máu não dẫn máu đi khắp cơ thể

Nguyên nhân tai biến mạch máu não không đâu khác chính là do mạch máu não . Mạch máu có nhiều vai trò đối với cơ thể của chúng ta. Trong đó, cơ bản nhất hệ thống các mạch máu đóng vai trò như đường  ống dẫn đưa máu đi khắp cơ thể gọi đơn giản là chức năng vận chuyển. Khi chức năng này của hệ mạch não mất đi chính là căn nguyên dẫn tới tai biến mạch máu não. 

Có 2 cơ chế làm mất đi chức năng vận chuyển này của hệ mạch não và cũng căn cứ vào đó để chia thành các loại bệnh, các phương pháp điều trị có thể áp dụng: 

1 Tắc mạch – thể nhồi máu não thường chiếm 82-92% các trường hợp

Thường do cục máu đông hình thành tại chỗ, lớn dần gây tắc mạch hoặc cục  máu đông này được hình thành nơi khác (tim, mạch cảnh, động mạch đốt  sống,…) nứt vỡ, bong ra theo dòng máu đi đến nơi khác gây tắc mạch máu các chi, đến mạch não gây tắc mạch não và hậu quả là tai biến.

Cục máu đông bất thường gây tắc động mạch chủ yếu được hình thành theo 2  cơ chế sau: 

- Do quá trình vữa xơ mạch máu ,các mảng xơ vữa sau khi hình thành và phát triển có thể: Lớn dần lên gây hẹp tại chỗ và làm hạn chế lưu lượng máu đi qua. Cũng có trường hợp mảng xơ vữa vỡ ra, trôi theo đường vận chuyển của máu làm tổn thương các cơ quan bên dưới. Đồng thời tổn thương tế bào nội mô làm gia tăng quá trình đông máu. Chính điều này gây nguy cơ tại cục máu đông làm chít hẹp, tắc mạch máu. Xuất huyết bên trong mảng xơ vữa do máu từ lòng mạch thoát vào qua vị trí tổn thương hoặc do vỡ các mạch máu mới sinh ra trong lòng mảng xơ vữa. Kết quả gây phình to mảng xơ vữa làm chít hẹp lòng mạch. Calci hóa các tế bào hoại tử kích thích lắng đọng calci trong mảng xơ vữa làm thành mạch trở nên cứng và giòn hơn. 

- Do cục đông được hình tại tim thường được bắt gặp trong các bệnh lý về: 

          + Van tim: Hẹp, hở, van tim nhân tại.

            + Cơ tim: Luồng thông trong tim, sau nhồi máu cơ tim (rối loạn  vận động vùng thành tim), rối loạn nhịp (đặc biệt là rung  nhĩ), bệnh cơ tim giãn,… 

          + Màng tim: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn,… 

Cơ chế chung: Xuất hiện sự rối loạn dòng chảy trong tim (dòng chảy rối, dòng chảy chậm- ứ máu buồng tim,…) tạo điều kiện thương và làm gia tăng tình trạng tụ máu . Hậu quả là huyết khối buồng tim được hình thành. 

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân ít gặp gây nhồi máu não khác như:

- Bóc tách động mạch não: Chiếm 5% các trường hợp nhồi máu não, hay gặp ở người trẻ 25-45 tuổi. 

- Rối loạn đông máu. 

- Bệnh lý gây tăng độ nhớt của máu: Đa hồng cầu, tăng tiểu cầu tiên phát, đa u tủy xương,… 

- Loạn sản xơ cơ thành mạch. 

- Viêm động mạch: Gặp ở các bệnh tạo keo, Takayashu,… Moya-Maya: tắc động mạch đa giác Willis.

2. Vỡ mạch máu – đột quỵ não thể xuất huyết thường chiếm 8-18% các trường hợp

Gồm 2 loại chính: Xuất huyết nội sọ và xuất huyết dưới nhện.

– Nguyên nhân: 70-80% nguyên nhân do tăng huyết áp: Máu chảy trong động mạch có xu hướng đẩy thành động mạch giãn ra, lực đẩy đó được gọi là huyết áp. Huyết áp tăng cao đồng nghĩa với lực đẩy này càng mạnh, nếu sức bền thành mạch không đủ để đáp ứng tình trạng này, vỡ mạch là điều tất yếu sẽ xảy ra. 

- Nguyên nhân khác: 

      + Dị dạng mạch não (túi phồng động mạch, thông động tĩnh  mạch,…) 

     + Rối loạn đông máu: Do các rối loạn bẩm sinh hoặc thứ phát do bệnh lý (gan, hệ tạo máu, thận,…), do dùng thuốc,… 

      + Bệnh mạch máu não nhiễm tinh bột, u não, viêm mạch não,… 

Bệnh thương hàn có thể dẫn đến một số triệu chứng như : sốt cao, nôn mửa, gây các biến chứng như viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong.

Xem: 5128Cập nhật: 30.12.2021

Một số loại thuốc như hạ sốt, trị ho, dị ứng, dạ dày, tiêu chảy... cần có sẵn trong nhà, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng " thuốc là con dao hai lưỡi,...

Xem: 5412Cập nhật: 27.12.2021

Một số triệu chứng phổ biến hằng ngày như sốt, khó nói, khó nuốt hay mệt mỏi, kém tập trung....dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhưng đó cũng là 1 trong...

Xem: 5316Cập nhật: 25.12.2021

Nghiên cứu đã bình duyệt, dựa trên kết quả từ thử nghiệm do Đại học Oxford thực hiện,liều thứ ba vaccine AstraZeneca có tên gọi Vaxzevria cho thấy nồng độ kháng...

Xem: 5114Cập nhật: 23.12.2021

Máu là thành phần quan trọng cho sự sống của cơ thể. Khi chúng ta thiếu máu hoặc quá trình lưu thông máu gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong. Vậy mạch máu có vai trò như thế nào? Cấu tạo của mạch máu ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mạch máu là hệ thống ống dẫn mang máu từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất.

Tất cả các tế bào trong cơ thể đều cần oxy, chất dinh dưỡng thiết yếu trong máu. Nếu không có, tất cả các tế bào sẽ chết. Hoạt động co bóp của tim thực hiện nhiệm vụ đưa oxy, chất thiết yếu đến các cơ quan thông qua hệ thống mạch máu.

Trong cơ thể, hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch. Mỗi mạch máu lại có cấu tao và thực hiện chức năng khác nhau. Sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.

Mạch máu não dẫn máu đi khắp cơ thể

Hệ thống mạch máu được chia làm 3 loại

Thành động mạch gồm 3 lớp: lớp áo trong (lớp nội mạc) nằm trong cùng được cấu tạo từ các tế bào nội mạc mạch máu, lớp áo giữa (lớp đàn hồi) có các cơ trơn và sợi chun co giãn. Cuối cùng là lớp ngoài chứa các mô liên kết.

Mạch máu não dẫn máu đi khắp cơ thể

Động mạch là mạch máu mang máu giàu oxy từ tim đến các mô trong cơ thể. Chúng chia thành nhiều nhánh nhỏ, nhánh nhỏ này được chia thành các nhánh nhỏ hơn được gọi là tiểu động mạch. Tiểu động mạch có nhiệm vụ giúp mạch máu đi xa hơn, đưa máu đến tận cùng mô cơ quan.

Thành mao mạch được cấu tạo bởi các lớp tế bào nội mạc. Là mạch máu nhỏ liên kết giữa các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch. Những mạch máu này có thành mỏng, cho phép oxy, chất dinh dưỡng đi vào tế bào. Đồng thời, carbon dioxide và chất thải qua thành mạch để vào máu.

Quá trình trao đổi chất giữa mô cơ quan và mạch máu được thực hiện tại mao mạch này.

Tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như động mạch với 3 lớp. Tuy nhiên, so với động mạch thì tĩnh mạch nhỏ hơn, lớp áo trong của mạch này có van tĩnh mạch. Chúng thực hiện nhiệm vụ mang máu về tim. Kích thước của tĩnh mạch càng lớn thì vị trí càng gần về tim. Tĩnh mạch lớn nhất là ở phần đầu hai tay về tim, còn tĩnh mạch chủ dưới mạch máu từ bụng về hai chi dưới.

Mạch máu gồm có hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, đây là 3 thành phần chính không thể thiếu cho sự sống.

Để giữ cơ thể luôn hoạt động bình thường, mạch máu thực hiện 2 chức năng chính sau:

Mạch máu não dẫn máu đi khắp cơ thể

Chức năng của mạch máu

Mạch máu vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào đến phổi. Đồng thời, mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ quan tiêu hóa đến bộ phận trong cơ thể. Nhờ sự di chuyển của máu mà axit amin, chất béo, glucose được cung cấp đầy đủ cho các tế bào.

Ngoài ra, máu cũng thực hiện công việc ngược lại, làm trung gian vận chuyển chất thải đến thận, cơ quan bài tiết của cơ thể. Đồng thời, giúp điều hòa nhiệt độ bằng cách tống nhiệt khỏi cơ thể khi đưa đến hệ thống da.

Chức năng bảo vệ cơ thể được thực hiện thông qua tế bào bạch cầu. Thành phần này có vai trò cầm máu, làm lành vết thương. Đồng thời, kháng lại yếu tố gây hại, bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, trong máu có chứa thành phần hormone có khả năng điều hòa quá trình trao đổi chất, từ đó máu thực hiện nhiệm vụ điều hòa cơ thể.

Mạch máu thực hiện chức năng giúp cơ thể hoạt động bình thường, tuy nhiên khi mạch máu gặp vấn đề sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể:

– Đau thắt ngực

– Nhồi máu cơ tim

– Phình động mạch chủ bụng

– Xơ vữa động mạch

– Viêm mao mạch dị ứng

– Hội chứng rò mao mạch hệ thống

– Huyết khối tĩnh mạch sâu

– Viêm tĩnh mạch

– Giãn tĩnh mạch

– Suy van tĩnh mạch

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, để mạch máu lưu thông khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh lý như: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, phình động mạch… người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Tập thể dục ít nhất 150 phút/ tuần giúp lưu thông máu, tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái.

Ngoài ra, tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày còn giảm rủi ro các bệnh về tim mạch. Đồng thời, kiểm soát cân nặng, giảm mỡ thừa bám vào thành mạch.

Bạn có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc chơi những môn thể thao như: Chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

Mát xa không chỉ thư giãn đầu óc, mà còn giúp các mạch máu nới lỏng, máu được lưu thông đến các cơ thể.

Ví dụ, để tăng cường lưu thông máu đến chân, bạn nên mát xa chân, ngâm chân với nước ấm.

Rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao là nguyên nhân làm tăng mỡ máu, mỡ bám vào thành mạch sẽ cản trở quá trình lưu thông máu.

Vì vậy, để máu được lưu thông tốt, mỗi người nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, đồ ăn nhiều cholesterol, thực phẩm chiên rán. Đồng thời, bổ sung rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc.

Chúng ta đều biết ăn mặn ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra muối ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu.

Vì vậy, người bệnh nên hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu về vai trò và cấu tạo của mạch máu. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Mạch máu não dẫn máu đi khắp cơ thể
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)