Miền nam gọi cái thìa là gì

  • #221

Miền Bắc gọi "phà", miền Nam gọi "bắc"

  • #222

Ghệ = người yêu
Bồ = bạn thân
Mận = mận
Mận Bắc = quả roi [ đúng ko nhỉ ]
Chả giò = nem rán
Chả lụa = chả ?!
Nem chua = ...
Bột ngọt = mì chính

Nói các cụ ngoài bắc đừng buồn chứ đi đâu gặp người bác là em ớn vì khoản ồn ào. Nhất là mấy anh cứ chêm "đ*t cụ, đ*t mẹ,..." vào mỗi câu. Em sợ

hí hí, nói đến chả giò, em lên Đà Lạt, nhan nhản chả ram, chả ram bắp, mà em ứ biết, ăn rồi mới biết là chả giò,còn chả ram bắp là nhân bằng hạt bắp xay nhuyễn [ hạt ngô]

em công nhận ng Nam dùng từ nghe nhẹ hơn ng Bắc mình

  • #223

Miền Bắc gọi "phà", miền Nam gọi "bắc"

Phà là gì hả cụ, nếu phà để thuyền bè đi ngang qua sông thì ng nam vẫn gọi như thế Cụ ạ, ko những thế trong nam, và miền tây rất nhiều phà

  • #224

ko thấy cụ nào bình ngôn ngữ miền bắc nhỉ ?
cụ nào phú thọ cho e hỏi bố mẹ gọi là bá phải ko

Đúng cụ ạ, một số nơi mẹ còn gọi là Bầm;

  • #225

Đúng cụ ạ, một số nơi mẹ còn gọi là Bầm;

Phú Thọ cụ ạ!
Ở Hòa Bình, người Mường hay gọi là Mế - không rõ có phải là Mẹ hay gọi chung các cụ già

  • #226

Bánh đa bắc = bánh đa [ nó to, tròn, được làm từ bột gạo hấp lên, có thể cho thêm vừng, lạc...]

vẫn kêu trứng le le thôi mà le le bây giờ có đâu, cụ lại định nói cái hột ấy của chị em chứ gì

gọi là mía ngọt đánh cả cụm cụ ạ

,
vâng nhưng người vùng Hải Phòng, Nam Định thì hay lẫn giữa l và n
VD nòng nợn nuộc

Sao kì dzậy, các con khác kêu là hột, mỗi con le le kêu là trứng?

  • #227

Phú Thọ cụ ạ!
Ở Hòa Bình, người Mường hay gọi là Mế - không rõ có phải là Mẹ hay gọi chung các cụ già

Vĩnh Phúc cũng có cụ ạ, em ở Quang Hà 5 năm cũng có thấy gọi Bá, Bầm

  • #228

đồMúc cơm gọi là cái vá chứ lão?

Cái Môi múc cơm , canh ở Vùng Triệu Phong - Quảng trị vẫn gọi là Vá cụ ạ.

  • #229

Cái Môi múc cơm , canh ở Vùng Triệu Phong - Quảng trị vẫn gọi là Vá cụ ạ.

Tưởng phải là muôi chứ lão, ngày mình trẻ con hay gọi nhầm là môi.

  • #230

Phà là gì hả cụ, nếu phà để thuyền bè đi ngang qua sông thì ng nam vẫn gọi như thế Cụ ạ, ko những thế trong nam, và miền tây rất nhiều phà

Người miên Tây nam bộ vẫn gọi là "bắc" mợ ạ[ bắc Cần thơ, Bắc Mỹ Thuận, bắc Vàm cống] "phà " và "bắc" là cách đọc phiên âm từ tiếng Pháp [mỗi vùng đọc một kiểu]

  • #231

Tưởng phải là muôi chứ lão, ngày mình trẻ con hay gọi nhầm là môi.

Không nhầm đâu cụ, về Thái Bình, Nam Định vẫn nhiều người gọi là môi mà


À em nhớ ra ở Móng Cái thì "cái chạn" gọi là "cái rắn", lần em về được sai vào "cái rắn" mà lấy đồ ăn ...làm em ngẩn tò te, vào bếp ngó mãi mà không thấy cái gì có vẻ "rắn" cả

Chỉnh sửa cuối: 9/7/15

  • #232

Cái Xẻng xúc đất cũng gọi là cái Vá
Cái Bàn Chải[dùng giặt quần áo chùi rửa] gọi là Bàn Chà.

Cái xẻng lớn để xúc đất thì vẫn kêu là xẻng. Nhưng cái xẻng nhỏ nhơn [cũng dùng để xúc đất] người miền Tây gọi là cái len.

  • #233

Em xin lỗi các cụ 18.

Thấy có bài của cụ nào nói rồi nhưng em bổ xung tí. " Hôm qua mẹ mày sang nhà tao vay gạo. Bố tao "xxx" cho. Mẹ mày "xxx" được , về.

Cụ nào 18 translate "xxx" là không của miền bắc = không nam định nhé.

Trứoc hay trêu mấy cụ nam định.

  • #234

Người miên Tây nam bộ vẫn gọi là "bắc" mợ ạ[ bắc Cần thơ, Bắc Mỹ Thuận, bắc Vàm cống] "phà " và "bắc" là cách đọc phiên âm từ tiếng Pháp [mỗi vùng đọc một kiểu]

Từ gốc tiếng Pháp : bac

  • #235

Cái xẻng lớn để xúc đất thì vẫn kêu là xẻng. Nhưng cái xẻng nhỏ nhơn [cũng dùng để xúc đất] người miền Tây gọi là cái len.

Hơ, cái "len" em cũng được nghe ở đâu mà quên mất rồi, vì miền Tây em chưa vào lần nào?!

  • #236

ngôn ngữ vùng miền: tại tòa xử hiếp dâm
tòa: bị hại kể lại tình tiết xem nào
cô gái [người miền Nam]: em bị đau chân, đến khám, bs bảo em cởi hết đồ [quần áo] ra, lúc sau bs quay lại cứ thế xxx em
bs [người miền Bắc]: tôi chỉ bảo cô ấy cởi tất ra để khám chân, lúc quay lại thấy cô ấy chả mặc gì nên tưởng cô ấy thích tôi nên tôi làm tới.....

  • #237

nghệ an quê e còn có cả từ điển các cụ ạ, e đưa vài ví dụ lên các cụ tham khảo


Răng = sao. VD: răng rứa = sao thế?

Chi = gì. VD: cấy chi rứa = cái gì thế?

Nỏ = không. VD: tau nỏ biết = tao ko biết [ nỏ chỉ đứng trước động từ]

Ko nói: biết hát nỏ = biết hát ko

Ri = thế này. VD: ri là răng = thế này là sao?

A ri = như thế này. VD: a ri là răng

Nớ = ấy .VD: khi nớ = khi ấy.

bữa nớ = hôm ấy.

  • #238

Chả nhẽ lại đưa chuyện tranh cãi con tép ra đây

  • #239

mình thấy đâu chỉ miền bắc với miền nam khác biệt đâu mà mình thấy các vùng miền ở gần nhau cũng có nhiều từ địa phương mà

  • #240

Các cụ muốn nói giọng Huế thì cứ thêm dấu nặng [.] vào câu là ra ngay: VD Bố Khỉ Rỗi Hơi thành Bộ Khị Rội Hợi

Chủ Đề