Mô hình về học thuyết nghệ thuật múa

Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao vàtừ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động nhưAntamira [Tây ban nha] Látxcô [Pháp], một số bức tượng phụ nữ đã được xác địnhniên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sốngnguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lạinhững dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay.Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết,lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròncó chấm ở giữa là mặt trời [ ]… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thìtừ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau nhữnghình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặckhắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đólà những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với cácđồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việcvẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ýnghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còngắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyệnnghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Nhữngngười thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúngbằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tấtnhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹthuật của thời nguyên thuỷ.Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửicho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua cáchình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vậtthời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới,cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí.Thuyết bắt chước là sự mô phỏng các sự vật xung quanh, nghệ thuật là sự sáng tạo trêncăn cứ có sẵn của thế giới hiện thực khách quan. Thuyết Du hí: Nghệ thuật giải trí lànhmạnh: nghệ thuật Múa, âm nhạc ra đời. Thuyết ma thuật: Nghệ thuật không phải thứtôn giáo thần bí, ma thuật .Tính chất ma thuật được thể hiện ở những gia đoạn sơ khai,mông muội khi con người cảm thấy mình quá nhỏ bé trước thế lực siêu nhiên. ThuyếtBiểu hiện: Biểu hiện cảm xúc của tác giả được thể qua tác phẩmNguồn gốc của nghệ thuật được lý giải trên cơ sở thuyết “Tổng sinh lực và sinhlực thừa”. Nghệ thuật bước ra từ đời sống con người. Ví dụ: Người bình thường sảnxuất được 10 giỏ tre một ngày.2 Một người năng lực ưu tú vượt trội: sản xuất 10 giỏi tre chỉ 1/2 ngày, thời gianrỗi còn lại người đó còn chau chuốt cho giỏ tre đó thẩm mỹ hơn, sơn màu và trang trícác chi tiết đẹp mắt.Như vậy nghệ thuật ra đời khi con người thỏa mãn sự say mê củatác giả, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần.2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội- Nghệ thuật giúp con người nhận thức thế giới trong tính tổng thể - toàn vẹncủa nó.- Nghệ thuật phản ánh một mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiệnthực nói chung.- Nhờ nghệ thuật con người hiểu biết di sản văn hóa thế giới- Số phận con người trong xã hội là đối tượng trung tâm của phản ánh.Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình, tự nghiền ngẫm và xemxét bản thân…Nghệ thuật đảm nhiệm chức năng giáo dục sâu sắc và có hiệu quả nhất so vớihình thái ý thức xã hội.Nghệ thuật làm cho mỗi người phải tự ưu tư, trăn trở, lựa chọn, nêu ra nhữnggiá trị tích cực và phương tiện thẩm mỹ hay đạo đức mà không gò vào các khuôn mẫu.Sức mạnh giáo dục của nghệ thuật chủ yếu hướng vào tình cảm.Nghệ thuật chỉ ra, nhấn mạnh nét đẹp trong cuộc sống mà ở đời thường conngười không nhận ra, khêu gợi tình cảm trong sáng của con người, làm con ngườithêm yêu và hòa nhịp vào cuộc sống.3 Câu hỏi:1. Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật và sự hiểu biết của bạn về Tổng sinh lưcvà sinh lực thừa.2. Phân tích tính sự đổi mới của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa trên cơsở những minh chứng nghệ thuật cụ thể.3. Nêu vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội.4 CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂYMở đầuCon người ngay từ thời cổ đại đã có những sáng tạo vượt bậc về văn học, thiênvăn học, khoa học, nghệ thuật. Trong đó mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn chươngđược coi là những loại hình phát triển, nó thể hiện tư duy thâm mỹ cao của con người.Dần dà qua các giai đoạn lịch sử với đỉnh cao thời kỳ văn hóa Phục Hưng con ngườiđã thể hiện sức sáng tạo của những con người “khổng lồ”. Thời kỳ khai sáng, thời kỳcận đại, .... nghệ thuật mang nhiều màu sắc.Chương 2 sẽ giải quyết những thắc mắc của con người hiện đại về những sángtạo vô cùng kỳ diệu của con người phương Tây qua các giai đoạn cổ đại, Trung cổ,Phục Hưng, Khai sáng, Cận đại.Mục tiêu- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nền tảng về văn hóa xã hộiphương Tây.- Làm bật lên những sáng tạo và thành tựu đạt được của con người trong cácgiai đoạn này, đồng thời hiểu biết cơ bản về đặc điểm nghệ thuật cũng như lý tưởngthẩm mỹ của con người phương Tây qua các giai đoạn khác nhau.5 BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy1.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuậtTrong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷsinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ýthức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thànhcông khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện vàrất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú nhưngựa, bò, hươu, tuần lộc… điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ,các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính củahọ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người.Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượtquá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình.1.2. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệuMột vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màuvẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài cáckhoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite [ô xit sắt hay đấtson] màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxit mangan hay than đá. Một sốcộng đồng người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để cóchất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống độngvật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu củađiêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đámềm…2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủyNgày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớnđều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang cònlưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra [Tây Ban Nha] và hang Látxcô[Pháp]. Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra đượcphát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hìnhvẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chínhlà một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang cónhiều hình vẽ con bò rừng [Bi đông] trong các dáng khác nhau và rất sống động.Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn được thể hiện vớinhững đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còngọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”.6

Tên ngành đào tạo tiếng Anh : Performing arts of traditional dance

Mã ngành : 5210207

Trình độ đào tạo : Trung cấp

Hình thức đào tạo : Chính quy

Thời gian đào tạo : 04 năm

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Múa là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn sử dụng ngôn ngữ hình thể để phản ánh tư tưởng, tình cảm, hiện tượng của cuộc sống. Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó, các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, mang tính khái quát nghệ thuật cao để diễn đạt những nội dung, tình cảm, suy nghĩ và ý tưởng tới khán giả.

Diễn viên múa đã dùng chính cơ thể của mình để làm sống dậy các nhân vật, thể hiện những cảm xúc và tạo ra phong cách cho màn trình diễn. Diễn viên múa dựa và các kỹ thuật, nhịp điệu và thực hiện theo ý tưởng của người biên đạo múa. Do vậy, cơ thể của người Diễn viên múa rất uyển chuyển, họ biết cách điều hòa nhịp thở, đứng và di chuyển cơ thể. Diễn viên múa thường biểu diễn trong các nhà hát, sân khấu và đài truyền hình.

Sinh viên theo học ngành Diễn viên múa tại các trường đào tạo múa chuyên nghiệp được trau dồi những kỹ năng nền tảng, chuyên sâu về kỹ thuật múa trong và ngoài nước. Người học được đào tạo một cách bài bản theo hệ thống chương trình, giáo trình xây dựng. Ngoài ra, sinh viên còn được học về kỹ thuật biểu diễn trong các tác phẩm múa, thu hút người xem; khả năng ứng biến với những vấn đề trên sân khấu, giải quyết những tình huống múa trong quá trình tham gia biểu diễn.

Diễn viên biểu diễn múa trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người học được học tập, nghiên cứu các môn múa ở nước ngoài và trong nước như: múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa Dân gian Việt Nam, múa Cổ điển Việt Nam, múa đôi [Duo], múa Tính cách nước ngoài, Kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa, đáp ứng yêu cầu trình độ theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Các bộ môn múa trên được phổ cập rộng rãi ở trong nước và nước ngoài, có đặc tính, vị trí khác nhau về mọi mặt trong biểu diễn múa chuyên nghiệp. Do vậy, biểu diễn múa có thể phân loại thành 02 nghề chính phù hợp với ngành Diễn viên múa, đó là: Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc.

Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc sau khi tốt nghiệp trở thành diễn viên múa hoạt động trong các Nhà hát, Đoàn Ca Múa Nhạc tổng hợp hoặc thành lập nhóm riêng hoạt động tự do trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo của các doanh nghiệp của Nhà nước và tư nhân…

Người học sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học trình độ đại học tại các học viện, trường đại học có đào tạo về ngành: Diễn viên múa, Biên đạo múa và Huấn luyện múa hoặc tham gia các hoạt động dàn dựng, trình diễn tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3.555 giờ - 148 tín chỉ [Tương đương: 04 năm theo đào tạo niên chế]

2. Kiến thức

  • Mô tả được những kiến thức cơ bản về lịch sử múa Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như: xướng âm, hình thức âm nhạc, nhạc lý cơ bản;

  • Có kiến thức cơ bản về biểu diễn múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa đôi [Duo] và múa Tính cách của nước ngoài; về biểu diễn múa Dân gian Việt Nam và múa Cổ điển Việt Nam trong chương trình đào tạo Trung cấp chính quy của khóa học;

  • Xác định được các kiến thức, kỹ thuật múa của chuyên ngành cơ bản để luyện tập, thực hiện được các vai diễn trong tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa đạt yêu cầu đề ra;

  • Nắm được các kỹ thuật cơ bản của ngành, nghề, các kỹ thuật kỹ xảo trong biểu diễn múa để luyện tập và thực hiện các loại kỹ thuật đó;

  • Có kỹ năng về các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật hóa trang, trang phục...;

  • Liệt kê được các loại trang thiết bị phục vụ cho biểu diễn và luyện tập chuyên ngành múa, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại đạo cụ chủ yếu sử dụng trong biểu diễn múa.

  • Biết được phương pháp đảm bảo an toàn cho người và dụng cụ, thiết bị khi biểu diễn;

  • Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

  • Hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về múa Cổ điển châu Âu, múa Đương đại, múa Dân gian Việt Nam, múa Cổ điển Việt Nam, múa đôi [Duo], múa Tính cách nước ngoài và kỹ thuật biểu diễn trong tác phẩm múa;

  • Thực hiện được các kỹ thuật, kỹ xảo cơ bản của các môn múa đã được học trong chương trình đào tạo;

  • Trình diễn được các kỹ thuật cơ bản trong các thể loại múa đơn, múa đôi, múa ba người và múa tập thể;

  • Thể hiện được kỹ năng, kỹ thuật cơ bản thành thạo trong biểu diễn tác phẩm múa, thơ múa và kịch múa...;

  • Biểu diễn được các tác phẩm múa trong và ngoài nước với nhiều phong cách khác nhau;

  • Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh, phần mềm âm nhạc, khai thác các ứng dụng công nghệ truyền thông, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị dụng cụ biểu diễn;

  • Vận dụng linh hoạt, phù hợp các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng làm việc nhóm … vào quá trình làm việc một cách hiệu quả;

  • Có kỹ năng sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

  • Có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

  • Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học;

  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.

  • Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động biểu diễn chuyên môn ở quy mô trung bình.

  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm luyện tập và biểu diễn múa; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cá nhân trước biên đạo múa hoặc trưởng nhóm múa.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp, người học có thể đảm nhiệm các vị trí công việc:

  • Diễn viên múa Cổ điển châu Âu;

  • Diễn viên múa Đương đại;

  • Diễn viên múa Dân gian Việt Nam;

  • Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam.

  • Tham gia hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

  • Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên múa chuyên nghiệp, trình độ Trung cấp và có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

  • Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

II. DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC

III. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CHO TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Tên vị trí việc làm A: Múa Dân gian Việt Nam

  • Diễn viên múa Dân gian Việt Nam là người biểu diễn các tác phẩm múa của dân tộc Việt Nam với phong phú về thể loại và phong cách khác nhau. Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc tham gia thực hiện các chương trình Nghệ thuật trình diễn như: chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các chương trình Lễ hội, Festival trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Dân gian Việt Nam là: luyện tập quy cách động tác, kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa chuyên nghiệp trong các Nhà hát Ca múa nhạc, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và địa phương, Đoàn văn công quân đội, công an...Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Vũ đoàn, nhóm múa trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh của Nhà nước và tư nhân.

2. Tên vị trí việc làm B: Múa Cổ điển Việt Nam

  • Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam là người biểu diễn các tác phẩm múa mang hơi thở, tâm hồn của con người Việt Nam, trong đó với nhiều phong cách khác nhau, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức phản ánh nội dung, tư tưởng về Dân tộc Việt Nam. Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam thường tham gia thực hiện các chương trình Nghệ thuật như: chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các chương trình Lễ hội, Festival trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Cổ điển Việt Nam là: luyện tập kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo và tổng đạo diễn chương trình; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa chuyên nghiệp trong các Nhà hát Ca múa nhạc, các đơn vị nghệ thuật của trung ương và địa phương, Đoàn văn công quân đội, công an, Đài phát thanh truyền hình, Trung tâm nghệ thuật đương đại…; Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân…

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát, đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Đài phát thanh truyền hình; Vũ đoàn, nhóm múa trong các chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh của Nhà nước và tư nhân.

3. Tên vị trí việc làm C: Múa Đương đại

  • Diễn viên múa Đương đại là người biểu diễn các tác phẩm múa đương đại. Diễn viên múa Đương đại thường biểu diễn ở các chương trình nghệ thuật như: một vở đương đại độc lập, chương trình Ca Múa Nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình thực tế; các Festival, cuộc thi Tài năng trong nước và Quốc tế; các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng.

  • Công việc của Diễn viên múa Đương đại là: luyện tập tác phẩm múa, kỹ thuật, kỹ xảo trong múa; biểu diễn cùng bạn diễn và tập thể; thực hiện theo yêu cầu của biên đạo; nghiên cứu xu hướng của nghệ thuật múa để phát triển phong cách, kỹ thuật cá nhân.

  • Vị trí việc làm: Diễn viên múa Đương đại trong các Nhà hát Vũ kịch, Nhà hát Đương đại, các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, Đoàn văn công quân đội, công an, Đài phát thanh truyền hình… Diễn viên múa tự do hoạt động theo hình thức các vũ đoàn, nhóm múa ký hợp đồng biểu diễn, ghi hình với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân...

  • Phạm vi công việc: Tại các Nhà hát Vũ kịch, Nhà hát Đương đại, các đơn vị nghệ thuật, Công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật, Đài phát thanh truyền hình; trong các vũ đoàn, nhóm múa tư nhân.

  • Múa Đương đại là môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bậc đào tạo trung cấp, đại học diễn viên múa.

  • Môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức chung về nghệ thuật múa Đương đại, giải phóng cơ thể, nắm bắt và cảm nhận được sự chuyển động của cơ thể trong nhịp điệu và không gian. Tăng cường khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; thực hành các kỹ năng múa tương tác, múa bắt chước, múa ngẫu hứng và tư duy sáng tạo nghệ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề