Mô hình xử lý nước thải trong phòng thí nghiệm

Với tầm quan trọng của việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm y tế, HANA mong muốn giới thiệu đến mọi người sơ lược về tình chất nước thải phòng thí nghiệm y tế cũng như cách xử lý thông qua bài viết sau.

Như chúng ta đã biết tất cả mọi loại nước thải đều chứa các thành phần ô nhiễm khách nhau, khi thải ra môi trường sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước, đất, các sinh vật và thậm chí là sức khỏe của con người. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng, là một trong những tác nhân gây ra sự biến đổi khí hậu hiện nay.

Mời bạn xem ngay dịch vụ xử lý nước thải y tế tại Môi trường Hana:

  • Xử lý nước thải y tế
  • Xử lý nước thải bệnh viện

  • Đặc điểm, tính chất nước thải phòng thí nghiệm y tế
  • Quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm y tế
  • Thuyết minh quy trình
  • Quy trình thực hiện của HANA
  • Hình thức xử phạt

Vì vậy, việc xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhập rất quan trọng, để đảm bảo các chất ô nhiễm nằm dưới ngưỡng cho phép. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề đều có các loại nước thải đặc trưng với thành phần ô nhiễm, trong đó nước thải từ các phòng thí nghiệm y tế là loại nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hại như hóa chất thí nghiệm, vi sinh vật gây bệnh từ mẫu nước y tế, .. cần được chú trọng xử lý.

Nước thải phòng thí nghiệm y tế nói riêng hay của toàn bộ các phòng thí nghiệm các lĩnh vực khác cơ bản phát sinh từ các nguồn:

  • Nước thải từ hoạt động thí nghiệm: chứa các hóa chất thí nghiệm, chất ô nhiễm từ mẫu thí nghiệm
  • Nước từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên
  • Nước thải từ hoạt động rửa dụng cụ thiết bị thí nghiệm, vệ sinh phòng

Thành phần ô nhiễm chính của nước thải phòng thí nghiệm y tế

  • Hóa chất dạng rắn [Amoni acetat, Amoni dihydrophosphat, Amoni molipdat, Amoniclorua, Asen, Axit ascorbic, Axit Barbituric, Axit benzoic, Axit boric, Axit Chromo tropic, Axit citric…
  • Hóa chất dạng lỏng: các dung môi hữu cơ như Benzen, Etalnol, Formandehit, n-Hexan, 0-xylen,…
  • Phẩm màu, dung dịch chất chuẩn, chất chuẩn, …
  • Sản phẩm gốc kháng sinh Amoxicillin & Ampicillin, các hợp chất vòng b -Lactam,..
  • Vi khuẩn, vi sinh vật trong mẫu thử
  • Chất rắn lơ lửng

Mời bạn xem thêm bài viết Phương pháp xử lý nước thải có tính axit

Quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm y tế

Thuyết minh quy trình

Song chắn rác: nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn, đảm bảo hệ thống không bị tắc nghẽn

Bể điều hòa: nhằm điều hòa lưu lượng và pH.

Bể chứa màng MBR: Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể Aerotank kết hợp bố trí các modun màng MBR.

  • MBR là hệ gồm nhiều sợi rỗng ghép lại với nhau, nhiều sợi tại thành 1 modun, nhiều modun tạo thành một hệ thống MBR. Cơ chế của màng MBR là nước sau xử lí sinh học sẽ được thấm qua màng, các chất bẩn, vi khuẩn được giữ lại trên bề mặt màng, phần rỗng bên trong dẫn nước sạch đi từ dưới lên và đi vào bể chứa.
  • Với kích thước micro, từ 0.01-0.2 µm, vi khuẩn gây bệnh được giữ lại, thêm vào đó, lượng hóa chất khử trùng trong nước thải cao, do đó không cần thêm công trình khử trùng và lọc phía sau.
  • MBR giúp hàm lượng bùn hoạt tính được duy trì ở nồng độ cao, do đó, hiệu quả xử lí cao.
  • Máy bơm ngược được bố trí để bơm nước từ bể chứa nước sạch sau xử lí về lại bể MBR, hướng từ trên xuống dưới, kết hợp rung màng tốc độ nhanh nhằm vệ sinh màng, làm sạch lớp bùn bám trên màng, tránh gây tắc nghẽn và tăng tuổi thọ của màng.

Bể oxy hóa: hoạt động theo nguyên lý sinh học hiếu khí, Kết hợp giữa khuấy trộn đồng thời với kéo dài thời gian tiếp xúc giữa Vi sinh vật hiếu khí và các chất hữu cơ nhằm xử lý triệt để Nitơ, Phốt pho và các chất hữu cơ khác.

Bùn thải từ hệ thống sẽ được chuyển sang bể chứa bùn và xử lí hoặc thu gom định kỳ.

Nước thải đầu ra của spa phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT.

Quy trình thực hiện của HANA

Hình thức xử phạt

Căn cứ theo nghị định 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các đơn vị có phát sinh nước thải trong quá trình hoạt động không xử lý sẽ bị xử phạt, HANA xin trích dẫn một số mức phạt như sau:

Trường hợp xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần [tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%].
  2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
  3. a] Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày [24 giờ];
  4. h] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày [24 giờ] đến dưới 200 m³/ngày [24 giờ];
  5. n] Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m³/ngày [24 giờ] đến dưới 1.200 m³/ngày [24 giờ]; s] Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 2.000 m³/ngày [24 giờ] đến dưới 2.500 m³/ngày [24 giờ];
  6. y] Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày [24 giờ] trở lên

Trường hợp xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần [tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%].
  2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
  3. a] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày [24 giờ];
  4. h] Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày [24 giờ] đến dưới 200 m³/ngày [24 giờ];
  5. m] Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 800 m³/ngày [24 giờ] đến dưới 1.000 m³/ngày [24 giờ];
  6. y] Phạt tiền từ 370.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày [24 giờ] trở lên.

Chi tiết các mức phạt cụ thể, các đơn vị tham khảo tại điều 13 và điều 14 của nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA:

  • Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
  • Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
  • Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
  • Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

Đọc thêm: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám nha khoa tại tp HCM

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Chủ Đề