Môi trường thương mại điện tử tiếng anh là gì

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic commerce, viết tắt là E- commerce) hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thương mại trực tuyến (online trade), “thương mại phi giấy tờ” (paperless commerce), “thương mại điều khiển học” (cyber trade). Thương mại điện tử là một khái niệm khá mới trong thực tiễn kinh doanh hiện nay.

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa hẹp được hiểu là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là sử dụng Internet và các mạng viễn thông để mua bán hàng hóa dịch vụ. Còn theo APEC, thì “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số. “

Còn về thương mại điện tử theo nghĩa rộng, thì trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) thì có thể hiểu: Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại nhưng không thuộc phạm vi trong các giao dịch bao gồm:

– Các giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối;

– Giao dịch đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing);

– Giao dịch về xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering);

– Giao dịch trong hoạt động đầu tư; cấp vốn, ngân hàng;

– Giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm;

– Hoặc thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;

– Các giao dịch trong lĩnh vực chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.

Môi trường thương mại điện tử tiếng anh là gì

Trong pháp luật Việt Nam, thì tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử) (Khoản 6 Điều 4) và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính truyền dẫn không dây, quan học, điện tử hoặc công nghệ tương tự” (Khoản 10 Điều 4). Và trong Khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử quy định như sau: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.” Qua các khái niệm trên, có thể thất Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ- CP có cách tiếp cận về thương mại điện tử theo nghĩa rộng.

Từ các quy định của pháp luật trên, có thể thể hiểu Thương mại điện tử là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các bước của hoạt động thương mại điện tử bằng cách truyền thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu, các thông điệp này được kết nối Internet, mạng viễn thông di động và các mạng mở khác.

Đặc điểm của thương mại điên tử

Trong thương mại điện tử, các bên giao dịch không tiếp xúc trực tiếp và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc vật lý, như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo… Các phương tiện viễn thông như telex, fax,… chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ được để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác cùng một giao dịch. Còn thương mại điện tử cho phép mọi người ở bất cứ nơi đâu đều có thể tham gia, hay cũng có thể kết nối đối với các đối tác từ bất cứ nơi nào. Điều này tạo cơ hội cho mọi người ở khắp nơi đều có thể kết nối tham gia bình đẳng như nhau vào thị trường giao dịch toàn cầu.

Trong thương mại điện tử không tồn tại khái niệm “biên giới quốc gia” như trong thương mại truyền thống, do vậy, thương mại điện tử chính là thị trường mở, thị trường toàn cầu. Thương mại điện tử tác động trực tiếp môi trường cạnh tranh toàn cầu. Với thương mại điện tử, các chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường toàn cầu mà không cần phải ra khỏi đất nước. Điều khó khăn trong thương mại điện tử, thì sẽ gặp khó khăn trong việc xác định địa điểm kinh doanh của thương nhân, doanh nghiệp, khiến cho giao dịch sẽ trở nên khó xác định hơn so với việc thực hiện hoạt động thương mại truyền thống.

Trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin là thị trường kinh doanh, và thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh được ra đời. Thương mại điện tử có thể được thực hiện trên các website điện tử trên máy tính, laptop hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động.

Hoạt động giao dịch điển từ có sự tham gia của bên thứ ba. Ngoài những chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như quan hệ giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện thêm bên thứ ba; đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thứ… Đó là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi và lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Các loại hình giao dịch thương mại điện tử rất đa dạng: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng; giao dịch giữa doanh nghiệp với Chính phủ, giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau,…

Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hóa (thương mại số hóa). Tùy thuộc vào các mức độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa nền kinh tế toàn cầu mà thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cáo. Bắt đầu từ sử dụng thư điện tử, rồi đến sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin mà đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, tiếp đến là xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.

Môi trường thương mại điện tử tiếng anh là gì

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: [email protected] để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.

E

E-commerce (Electronic commerce) hay còn được gọi là thương mại điện tử – là các hoạt động mua hoặc bán các sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Thương mại điện tử tiện lợi đến mức bạn có thể mua bán sản phẩm trên toàn thế giới ở bất kì thời gian nào.

Cyber trade là gì?

Thương mại điện tử là một khái niệm khá mới trong thực tiễn kinh doanh hiện nay. Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa hẹp được hiểu là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là sử dụng Internet và các mạng viễn thông để mua bán hàng hóa dịch vụ.

EC là gì trong kinh doanh?

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Mô hình C2G là gì?

Consumer-to-Government (C2G) Mô hình C2G (người tiêu dùng đến chính phủ) cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online, hay các cá nhân trả tiền thuế cho chính phủ hoặc học phí cho các trường đại học.