Một quốc gia hai chế độ tiếng anh là gì năm 2024

Chủ tịch Trung Quốc nói không cần thay đổi mô hình "một quốc gia, hai chế độ", nhấn mạnh nó tạo ra cơ hội phát triển cho Hong Kong.

"Đầu tiên, tôi gửi lời chào chân thành đến toàn bộ người dân Hong Kong. Sau khi trở về với đất mẹ, người dân Hong Kong đã trở thành chủ nhân thực sự của chính thành phố này. Nền dân chủ của Hong Kong bắt đầu từ đây", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói hôm nay trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hong Kong nhân kỷ niệm 25 năm đặc khu được Anh trao trả.

Ông Tập chúc mừng tân Trưởng đặc khu Lý Gia Siêu và các quan chức chính quyền, đồng thời cảm ơn những người ủng hộ mô hình "một quốc gia, hai chế độ" ở trong và ngoài nước.

Một quốc gia hai chế độ tiếng anh là gì năm 2024

Ông Tập vẫy tay sau bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 năm Hong Kong trở về với Trung Quốc hôm nay. Ảnh: AFP.

"Mô hình này được 1,4 tỷ người dân Trung Quốc ủng hộ, được chứng thực bởi người dân Hong Kong và Macau, trong khi cộng đồng quốc tế cũng bày tỏ sự đồng thuận. Không có lý do gì để thay đổi mô hình tốt đẹp như vậy, nó cần được ủng hộ lâu dài", Chủ tịch Trung Quốc nói, thêm rằng áp dụng "một quốc gia, hai chế độ" sẽ mang tới những cơ hội phát triển không giới hạn cho Hong Kong và Macau.

Ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "những người yêu nước" quản lý đặc khu. "Chính quyền phải nằm trong tay những người yêu nước. Không nơi nào trên thế giới cho phép người không yêu nước hay phản bội nắm quyền chính trị", ông cho hay.

Trong bài phát biểu, Chủ tịch Trung Quốc cho rằng nguyên tắc cơ bản của "một quốc gia, hai chế độ" là bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, cũng như bảo đảm sự thịnh vượng, ổn định của Hong Kong.

"Bất kỳ điều gì được chính quyền trung ương thực hiện cũng là vì lợi ích của đất nước, Hong Kong và Macau, cũng như người dân. Tôi từng nói rằng chúng ta phải bảo đảm mô hình này không thay đổi", ông Tập nói và tỏ ý hy vọng Hong Kong sẽ đạt được nhiều thành tựu trong quá trình chấn hưng Trung Quốc.

Bài phát biểu dài 22 phút đánh dấu kết thúc lễ kỷ niệm. Ông Tập rời hội trường và dự kiến đến thăm đơn vị quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong sau sự kiện.

Một quốc gia hai chế độ tiếng anh là gì năm 2024

Quá trình Hong Kong được trao trả về Trung Quốc. Video: Next Media.

Sau khi thực dân Anh đánh bại triều đình nhà Thanh trong chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất và thứ hai năm 1842 và 1860, lãnh thổ Hong Kong và Cửu Long được trao cho người Anh cai quản theo điều ước Nam Kinh và điều ước Bắc Kinh.

Đến năm 1898, London ký hiệp định về mở rộng chỉ giới Hong Kong với nhà Thanh, cho phép họ thuê lại đảo Lạn Đầu và các vùng lãnh thổ xung quanh, tạo thành Tân Giới rộng lớn hơn đặt dưới sự cai trị của người Anh, đồng thời cam kết sẽ trao trả lại cho Trung Quốc sau 99 năm. Thỏa thuận thuê lãnh thổ này hết hạn vào ngày 30/6/1997.

Tháng 12/1984, Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thay mặt chính phủ hai nước ký Tuyên bố chung Trung - Anh, quyết định trao trả Hong Kong cho Bắc Kinh kể từ ngày 1/7/1997. Theo đó, Anh và Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận về vấn đề quốc tịch của người dân Hong Kong.

Khi Anh ngày 1/7/1997 trao trả Hong Kong cho Trung Quốc sau hơn 150 năm cai quản, nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" được thiết lập như nền tảng của mối quan hệ giữa đặc khu và đại lục. Dù là một phần của Trung Quốc đại lục, nguyên tắc trên giúp đặc khu hành chính Hong Kong duy trì mức độ tự trị nhất định trong 50 năm.

Người Đài Loan đón bà Thái Anh Văn trong một chuyến thăm 'không chính thức' của bà tới New York

1 tháng 12 2023

Tổng thống Đài Loan nói vào lúc này lãnh đạo Trung Quốc khó mà tính nổi chuyện xâm lăng Đài Loan khi chính họ đang gặp nhiều thách thức nội bộ.

Trả lời phỏng vấn qua video tại sự kiện Deabook Summit do báo Mỹ tổ chức tuần này, bà Thái Anh Văn, cựu tổng thống Đài Loan cho rằng Trung Quốc “đang ngợp bởi các vấn đề nội bộ”, nên không phải là lúc họ tính chuyện xâm lăng hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh coi là “sớm muộn cũng sẽ phải thống nhất với Trung Quốc”.

Sự kiện diễn ra hôm 29/11 giờ Mỹ có tên là New York Times Dealbook Summit, từng mời nhiều vị khách nổi tiếng, chính trị gia hàng đầu như Phó TT Hoa Kỳ Kamala Harris, ông chủ Tesla Elon Musk...

Năm nay, câu chuyện được đề cập là quan hệ Trung-Đài sau Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở California, Hoa Kỳ, nơi Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng “không ai nói với ông về chuyện Trung Quốc sắp tấn công Đài Loan vào các năm 2027 hay 2035”.

Ông Tập khẳng định với lãnh đạo Hoa Kỳ “quan hệ xuyên eo biển Đài Loan là rất nguy hiểm, và muốn Mỹ”dừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, ủng hộ cho thống nhất bằng biện pháp hòa bình”, các báo Hoa Kỳ tường thuật hôm 15/11.

Tuy thế, ông nói thêm rằng “nếu không được thì không thể cứ duy trì tình trạng đó”, và đây là câu mà nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc vẫn muốn có sự chủ động để tấn công Đài Loan, đưa hòn đảo này vào sự kiểm soát của mình.

Câu hỏi được nêu ra cho bà Thái Anh Văn là bà có tin vào lời ông Tập hay không.

TS Thái Anh Văn đã trả lời như sau:

“Tôi nghĩ là vào đúng lúc này thì lãnh đạo Trung Quốc đang bị ngập (overwhelmed) trong các thách thức nội bộ, nên suy nghĩ của tôi là rất có thể đây không phải là thời gian để họ tính tới một cuộc xâm lăng lớn (a major invasion) nhằm vào Đài Loan.”

Bà cho rằng các vấn đề nội bộ của Trung Quốc không chỉ gồm kinh tế mà cả chính trị và rằng “cộng đồng quốc tế đã nói rất to, rõ ràng rằng chiến tranh không phải là một giải pháp, chỉ có hòa bình và ổn định mới tốt cho quyền lợi của tất cả”.

Các thời điểm tấn công đều là 'suy đoán'

Theo trang The Guardian ở Anh (30/11) thì tình báo Hoa Kỳ tin rằng ông Tập đã chỉ đạo cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chuẩn bị “đạt trình độ sẵn sàng xâm lăng Đài Loan vào năm 2027” nhưng TQ cũng chưa có lịch cụ thể cho sự kiện giả định nó.

Các suy đoán của nhiều nhà quan sát khác nhau về thời điểm Trung Quốc có thể đổ bộ sang Đài Loan là từ 2023 tới tận 2047, và người ta tin rằng các thời điểm 2027, 2035 và 2047 có ý nghĩa với lãnh đạo Trung Quốc.

Chẳng hạn năm 2027 là dịp 100 năm ngày Đảng CS Trung Quốc thành lập lực lượng vũ trang (sau khởi nghĩa Nam Xương), tiền thân của Quân đội Trung Quốc ngày nay.

Một lãnh đạo Đài Loan, bộ trưởng ngoại giao Joseph Wu cũng tin rằng năm 2027 có tầm quan trọng đặc biệt cho Trung Quốc và cá nhân ông Tập vì “ông ta bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư”, và cần có chiến thắng để đánh dấu nó.

Năm 2047 là năm kết thúc công thức Một quốc gia-hai chế độ với Hong Kong, theo thỏa thuận Anh-Trung năm 1997.

Có thể Bắc Kinh muốn khi đó hoàn tất việc thu về mọi vùng “lãnh thổ” họ cho là họ với Đài Loan mà mục tiêu cuối cùng, sau Macau, Hong Kong.

Tuy thế, những người thuộc phái không tin vào khả năng Trung Quốc tấn công quân sự để chiếm Đài Loan thì cho rằng quân đội Trung Quốc khó có khả năng đổ bộ thành công sang hòn đảo đầy vũ khí là Đài Loan, và việc các nước Hoa Kỳ, có thể cả Nhật Bản, Úc...sẵn sàng hỗ trợ Đài Loan khiến Bắc Kinh chùn tay.

Cùng lúc, giới quân sự Hoa Kỳ và Đài Loan thì vẫn chuẩn bị cho tình huống Trung Quốc xâm lăng, với suy nghĩ rằng nếu không có ý định tấn công thì quân đội Trung Quốc tại sao phải trang bị nhiều loại vũ khí tầm xa, trên không, trên biển như hiện nay.

Đài Loan sắp bước vào cuộc bầu cử tổng thống mới ngày 13/01/2024 và thái độ với Trung Quốc là vấn đề trọng tâm của tranh luận bầu cử.

Sau hai nhiệm kỳ của bà Thái Anh Văn, đảng của bà (Dân Tiến-DPP) đề cử Phó TT Lại Thanh Đức ra tranh cử.

Quốc Dân Đảng (KMT-đối lập) thì có ứng viên Hầu Hữu Nghĩa, còn đảng Nhân dân (TPP) có ông Kha Văn Triết ra ứng cử.

Theo các thăm dò dư luận, cả ba liên danh ứng viên tổng thống và người phó của họ xem ra sẽ chỉ đạt mỗ̉i liên danh trên dưới 30% phiếu cử tri Đài Loan vốn chia rẽ cả về quan điểm chính trị, cách nhìn Trung Quốc và lối sống.