Một trong những phương diện của Học thuyết Monroe của Mỹ là


Biếm họa của Paresh Nath
Nguồn: The Khaleej Time
Khẳng định với đại diện các nước thành viên Tổ chức các nước châu Mỹ [OAS], Ngoại trưởng Kerry nói rằng Mỹ đoạn tuyệt với Học thuyết Monroe từng theo đuổi gần 200 năm qua để bước sang một kỷ nguyên mới mà trong đó nước Mỹ sẽ tìm kiếm và nuôi dưỡng các mối quan hệ bình đẳng, cùng chia sẻ trách nhiệm với các nước khu vực Mỹ Latin. Chính khách kỳ cựu này tuyên bố rằng theo quan điểm của chính quyền Barack Obama, mô hình Washington chi phối bán cầu này đã lỗi thời.

Học thuyết Monroe được cố Tổng thống Mỹ James Monroe thông qua năm 1823 tuyên bố rằng bất kỳ nỗ lực nào của các nước phương Tây nhằm thực dân hóa vùng đất Bắc hoặc Nam Mỹ đều bị xem là các hành động gây hấn và có thể khiến Mỹ can thiệp. Học thuyết cũng nêu bật thế kỷ đầu tiên của các hành động can thiệp của Mỹ ở nước ngoài. Từ góc nhìn của Mỹ Latin, đây vẫn được coi là giấy phép để Mỹ tùy ý can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khu vực này.

Trên thực tế, sự thay đổi chính sách của chính quyền Obama đối với khu vực Mỹ Latin không hoàn toàn mới. Thông qua việc tạo điều kiện cho các nước lớn trong khu vực như Colombia và Brazil, đồng thời không nghiêm trọng hóa những lời nhạo báng và chống Mỹ của Venezuela, Bolivia và Ecuador, chính quyền Mỹ đang cố đưa mối quan hệ này sang một chương mới.

Sự điều chỉnh của Mỹ trong chính sách đối với Mỹ Latin xuất phát từ lý do khách quan lẫn nội tại. Nước Mỹ và thế giới vừa trải qua bão tài chính, được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước, nền kinh tế vẫn phục hồi khá mong manh. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, thêm bạn bớt thù là ưu tiên số một không riêng của Washington. Trong khi đó, Mỹ Latin là một đối tác khá lý tưởng với các nền kinh tế đang lên như Brazil, Argentina, Chile có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, tiềm năng phát triển lớn. Hơn 40% lượng hàng xuất khẩu của Mỹ hiện được đưa sang Mexico, Trung và Nam Mỹ, những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Mỹ đã tăng 94% trong 6 năm qua; nhập khẩu từ khu vực này tăng 87%. Mỹ vẫn tiếp tục là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ Latin.

Bên cạnh đó, các lợi ích của Mỹ rõ ràng cũng đang được bảo vệ nhờ có các nước láng giềng dân chủ, ổn định và ngày càng phồn vinh. Trong hơn 2 thập kỷ gần đây, các chính sách quản lý kinh tế có trách nhiệm, chương trình xóa đói giảm nghèo, cải cách cơ cấu và mở cửa hơn đối với đầu tư nước ngoài ở các nước Mỹ Latin đã tạo ra nhiều năm tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Tại Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ ở Cartagena hồi tháng 4 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Mỹ Latin đã đủ tự tin và thống nhất để thách thức các ưu tiên của Mỹ trong khu vực. Họ đã thúc giục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba.

Ngoài ra, các quốc gia Mỹ Latin đang theo đuổi việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế ngoài châu Mỹ. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ Latin và đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đối với ngành năng lượng của Mỹ Latin và đã ký những hiệp định xuất khẩu trong ngành quốc phòng. Iran đang tăng cường các mối quan hệ kinh tế và quân sự của họ tại khu vực này, nhất là tại Venezuela. Tương tự, năm 2008, Tổng thống Nga lúc đó là Dmitry Medvedev đã xác định cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ là cơ hội để Nga tạo dựng quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc đang nổi như Brazil và với Liên minh Bolivar vì châu Mỹ [ALBA] - một khối do tại Venezuela truyền cảm hứng, phản đối những thiết kế của Mỹ trong khu vực.

Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu Washington tiếp tục theo đuổi một chính sách đối đầu và bế quan tỏa cảng đối với Mỹ Latin đã trở nên lỗi thời trong thế kỷ này. Đoạn tuyệt với Học thuyết Monroe là bước đi tất yếu.

Video liên quan

Chủ Đề