Mưa đến đâu mát mặt đến đó nghĩa là gì

[Baonghean] - 1. Trước ngày diễn ra lễ bốc thăm mùa giải 2015, V.League nhận “hung tin” khi nhà tài trợ chính - Ngân hàng Eximbank quyết định không gia hạn hợp đồng tài trợ với VFF.

Điều này đồng nghĩa với việc giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam là V.League 2015 sắp khởi tranh nhưng chưa biết lấy đâu ra 30 tỷ đồng [số tiền mà Eximbank từng tài trợ hàng năm]  để trang trải cho bộ máy điều hành giải. Đây quả là điều bất ngờ, vì chính ông Lê Hùng Dũng, tân Chủ tịch VFF cũng là Chủ tịch HĐQT Eximbank. Ông vừa là người gắn kết lương duyên giữa Eximbank và V.League, nhưng giờ đây ông cũng là người chấp nhận cho Eximbank “dứt tình”.  Nhiều người quả quyết rằng, nếu trước đây ông Dũng không tham gia Ban Chấp hành VFF, thì Eximbank cũng đã theo chân các ngân hàng Navibank, KiênLongBank hay Tài chính dầu khí… bỏ bóng đá cách đây mấy năm chứ không phải đợi đến bây giờ. Bởi nhận làm nhà tài trợ cho bóng đá Việt trong mấy năm gần đây không khác gì “ném tiền qua cửa sổ”, không những không mang lại lợi ích gì mà đôi khi lại dính phải những điều thị phi do chính môi trường bóng đá đem lại. Có lẽ hơn ai hết, chính “nhà tài phiệt” Lê Hùng Dũng quá hiểu điều đó, nên mặc dù vừa chân ướt chân ráo lên làm Chủ tịch VFF, ông vẫn chấp nhận để Eximbank “chia tay” bóng đá Việt, cho dù ông và các cộng sự ở VFF vẫn đang phải vò đầu bứt tai vì chưa tìm ra “kẻ đóng thế” để “chịu trận” thay cho Eximbank, khi mà mùa giải đã sắp khởi tranh. Sau những sự cố ông bầu bỏ giải, đội bóng giải tán, đến bây giờ, nhà tài trợ chính của giải đấu bất ngờ rút lui, có vẻ như cuộc khủng hoảng của bóng đá Việt vẫn chưa dừng lại ở đây. Cho nên sắp tới V.League tồn tại như thế nào và liệu có bao nhiêu đội bóng nữa sẽ giải tán chúng ta vẫn chưa thể biết trước.

2. Trước khi diễn ra giải vô địch Đông Nam Á [AFF Cup] năm nay, do thành tích của đội tuyển bóng đá nam chúng ta quá bết bát nên VFF lo ngại khán giả sẽ quay lưng lại với các trận đấu có đội tuyển. Thực tế cho thấy, nỗi lo này là có cơ sở khi ở vòng đấu bảng, những trận đấu của tuyển Việt Nam trên sân nhà vẫn còn rất nhiều chỗ trống trên các khán đài. May thay, gió đã đổi chiều khi các cầu thủ chúng ta đã “bùng nổ” ở trận cuối gặp Philipines để đoạt luôn ngôi đầu bảng A. Nắm bắt được tâm lý các cổ động viên đang phấn khích, sẽ kéo đến sân xem và cổ vũ cho đội tuyển khi chúng ta đã vượt qua vòng bảng, nên VFF đã tăng giá vé lên mỗi chiếc thêm 50.000 nghìn đồng. Cụ thể, có 4 loại vé với các mệnh giá 150 nghìn đồng, 250 nghìn đồng, 300 nghìn đồng, 400 nghìn đồng, bất chấp việc người hâm mộ phản đối. Cùng lúc đó, Liên đoàn bóng đá Malaysia đã chính thức công bố giá vé trận Malaysia gặp Việt Nam ở trận lượt đi. Theo đó, giá vé cao nhất trận này là 250.000 đồng [40RM] và 10 RM đối với trẻ em dưới 12 tuổi và họ đã bán ra được trên 70.000 vé ngay ngày đầu.  Theo ông Hamidin Mohd Amin - Tổng Thư ký Liên đoàn bóng đá Malaysia [FAM], thì mục đích của FAM là muốn có đông khán giả tới sân để tiếp lửa cho đội tuyển Malaysia đánh bại đội tuyển Việt Nam!  Còn ở Việt Nam, trước sự phản ứng của các CĐV, ông Chủ tịch VFF lại nói: “Chúng tôi rất vui khi người hâm mộ tới sân cổ vũ cho đội tuyển, nhưng nếu cứ chê vé đắt thì xin mời ở nhà xem ti vi”. Lúc nói câu này, không biết ông chủ tịch có nhớ đến những lúc khán đài trống vắng, đội tuyển chơi đì đẹt, VFF phải “nài nỉ”: mong khán giả đến sân tiếp sức cho đội tuyển. 

Cho nên, nhiều người nói, bóng đá Việt bây giờ mọi chuyện “mưa lúc nào thì mát mặt lúc đó”! 

Đức Dũng

Nhiều phụ nữ vẫn còn đang lênh đênh trên con thuyền hạnh phúc thường than thân trách phận, tủi thân này nọ, hoặc "Tôi cũng có công mà sau chồng vẫn phụ"... Hạnh phúc là sự lựa chọn, là một quá trình không phải là điểm đến.

Ông bà nói "Ruồi chết hũ đường, ít chết hũ mắm". Con gái thích cái mã, đàn bà yêu cái nết. Khi đủ thâm niên và kinh nghiệm rồi và phải lăn lộn với đời rồi người con gái mới thật sự trưởng thành đàn bà và lúc đó họ mới nhìn nhận mọi vấn đề nhất là tình cảm bằng lý trí thay vì dùng mắt để lựa chọn. Có bao nhiêu phụ nữ đủ sáng suốt để chọn người đồng hành, người cha cho những đứa con của mình dựa theo những điều mình cần hơn những điều mình muốn. Khi chúng ta muốn đồng nghĩa chúng ta phải trả giá cho sự ham muốn đó và chúng ta đã tự làm khổ bản thân.

Thay vì mua chiếc xe mình cần và trong tầm tay của mình như Toyota hoặc Honda thì chúng ta lại sống theo dư luận, thỏa mãn ham muốn nên mua Mercedes, BMW và phải còng lưng trả tiền để rồi tạo thêm áp lực cho đời sống của mình. Áp lực tài chính làm ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, đời sống gia đình và ngày qua ngày tước đi hạnh phúc đưa đến đổ vỡ. Hầu như tất cả vợ chồng ly dị vì một trong hai lý do: tài chính và tình dục.

Áp lực tài chính ảnh hưởng đến tâm sinh lý và giảm chất kích thích tình dục trong đàn ông, cũng tài chính mang đến áp lực đời sống, cảm giác bất ổn, cướp đi sự lãng mạn trong người đàn bà tước đi sự ham muốn và bào mòn sức lực cả hai vợ chồng. Khi chúng ta không còn thấy sự ham muốn thì lúc đó chúng ta chỉ tồn tại trong hôn nhân, điểm bắt đầu của sự rạn nứt, khi vết nứt đủ lớn thì đổ vỡ chỉ sớm muộn mà thôi và chính lúc đó hình ảnh kẻ thứ ba, thứ tư bước vào. Tất cả bắt đầu từ tài chính và tình dục.

Khi mới bước vào hôn nhân và quan hệ, chúng ta đã yêu và cháy hết mình vì lúc đó chưa bị áp lực đời sống, nhưng ngọn lửa ái tình chết dần khi chúng ta kết hôn và tạo áp lực cho nhau từ những điều chúng ta muốn thay vì tập trung vào những điều bình dị thiết thực cho đời sống để chúng ta tiếp tục tận hưởng hạnh phúc. "Mưa đến đâu mát mặt đến đó", có thể không đủ và chúng ta phải cầu mưa, cầu nắng để rồi đến lúc đó mới ngộ rằng mình là loại người nắng ông ưa, mưa không chịu.

Cây cao bóng mát không ngồi.

Đi ra đứng nắng trách trời không râm.

Muốn thật sự có hạnh phúc chúng ta phải đủ nghị lực để sống trên dư luận thay vì sống trong dư luận.

Dũng Taylor

  • Cất nhà quay cửa về nam
    Quay lưng về bắc không làm có ăn.

  • Làm sui một nhà, làm gia cả họ

  • Muốn ăn cá cả, phải thả câu dài

  • Giường bốn thước hai,
    Quan tài bốn thước bảy

  • Một con một của chẳng ai từ

  • Một hóa long, hai xong máu

  • Nhẹ bằng lông quăng không đi
    Nặng bằng chì quăng xa lắc

Thứ sáu, 14/08/2020 21:05

Dù đang có một tổ ấm hạnh phúc, chồng cưng chiều nhưng Đan Lê vẫn cực kì thực tế cho rằng: Mưa lúc nào mát mặt lúc đó!

Chuyện tình yêu của Đan Lê và Khải Anh từng nhận được rất nhiều quan tâm của khán giả. Đan Lê và Khải Anh yêu nhau từ thời còn là học sinh THPT Thăng Long, Hà Nội. Chàng đẹp trai, nàng xinh gái, lại đều giỏi giang nên cặp đôi khá nổi tiếng và được chú ý.

Tuy nhiên, chuyện tình của họ cũng trải qua vô vàn sóng gió. Khải Anh đi du học. Sau đó có những biến cố đến với Đan Lê. Họ chia tay và tưởng như sẽ không bao giờ còn tiếp tục cùng nhau đi tiếp chặng đường còn lại. Mỗi người theo đuổi những mối tình khác, thậm chí Đan Lê đã có một cuộc hôn nhân khác. Nhưng duyên nợ vẫn còn. Năm 2011 cặp đôi kết hôn trong sự ủng hộ, chúc phúc của gia đình.

Hiện tại, Đan Lê đang tận hưởng cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên Khải Anh và 2 con là Khải Minh và Khải Nguyên. Ngoài công việc ở Đài truyền hình, Đan Lê thường xuyên đi du lịch cùng chồng con, tận hưởng cuộc sống vui vẻ ít ai sánh bằng. Hạnh phúc là thế, chồng yêu chiều là thế nhưng mới đây  khi biết sự việc tố chồng ngoại tình của Âu Hà My, người đẹp có chia sẻ suy nghĩ của mình được chị em rất ủng hộ.

Đan Lê viết: "Các mẹ ạ! Tình yêu là khoảnh khắc. Mà khoảnh khắc lãng mạn với ngoại tình là 2 phạm trù không liên quan đến nhau. Thành ra tụi thiếu lãng mạn, thô lỗ, khô khan vẫn hoàn toàn có thể ngoại tình như thường. Chúng mình cứ dè bỉu lãng mạn với ngôn tình thì đến khoảnh khắc cũng chẳng có ấy chứ. Nên được cái gì tận hưởng cái ấy, mưa ngày nào mát mặt ngày đấy thôi các mẹ ơi".

Sau khi clip cầu hôn cạnh tháp Eiffel nước Pháp của Âu Hà My và Trọng Hưng lan truyền, dân tình cũng thi nhau đăng tải hình ảnh mình chụp ở đây.

Dòng chia sẻ của Đan Lê nhanh chóng nhận được đồng tình của chị em và giới nghệ sỹ.
 

Trong cuộc trò chuyện của Đan Lê với nam diễn viên Nhan Phúc Vinh anh cho biết mình không thấy màn cầu hôn đó lãng mạn chút nào: "Sao em thấy nhiều người bảo là cái đoạn cầu hôn kia lãng mạn, còn em không cảm được cái sự lãng mạn khi xem cái clip kia. Chắc lãng mạn được định nghĩa gắn kèm cái tháp. Nhưng mà khổ thân cô bé kia quá".

Đáp lại bạn bè và fans, Đan Lê cũng bày tỏ quan điểm rất thực tế của mình về lãng mạn: "Lãng mạn hay không chị nghĩ là do người trong cuộc cảm nhận. Như mình yêu nhau, có khi trời mưa chồng mua cho cái bánh rán mật cũng thấy lãng mạn, còn hết yêu rồi có tặng nhẫn kim cương chưa chắc đã ý nghĩa".

Tâm An - Theo Vietnamnet

Gửi bài viết

Chủ đề:

Đan Lê

  • Nữ sinh viên đại học lập tức tỉnh giấc, vừa mở mắt ra đã thấy bố của bạn trai đang ngồi xổm bên cạnh ghế sofa nhìn cô.

Gửi bài tâm sự

Video liên quan

Chủ Đề