Mua giống cam xã đoài ở đâu

Dù giá cam Xã Đoài được cho là “không tưởng”, nhiều người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chi tiền triệu mua cam về thưởng thức. Giá bán mỗi quả từ 70.000 - 80.000 đồng/quả tại vườn, cá biệt có vườn bán được 100.000 đồng/quả, khách vẫn giành nhau mua.

Ông Phan Cao Dương, Chủ tịch UBND xã Nghi Diên cho biết, toàn xã Nghi Diên còn khoảng 40 hộ trồng cam Xã Đoài với hơn 10.000 gốc, trên diện tích 17 ha. Trong đó, hơn 8ha là các hộ dân trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà. Đây là giống cam quý, giá trị kinh tế cao, gấp 5-8 lần so với các loại cây trồng khác tại địa phương. Dịp Tết 2021 năm nay, mỗi quả cam Xã Đoài giá 80.000 - 100.000 đồng mà vẫn không đủ bán.

Cam Xã Đoài ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc [Nghệ An] ra hoa vào mùa đông. Mùa chính bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 12 Âm lịch

Theo người dân Nghi Diên - cho hay cam Xã Đoài là giống cam đặc biệt thơm ngon, ngọt, được coi là cây ăn quả đặc sản "tiến vua" nức tiếng ở xứ Nghệ lưu truyền hơn 150 năm và chỉ trồng được một nơi duy nhất tại vùng đất xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc mới cho ra quả ngon ngọt đúng vị.

Thời điểm cận Tết, khi những vườn cam nơi đây nổi bật với từng chùm quả vàng óng, ẩn hiện sau lớp lá xanh. Thực khách và cả thương lái luôn tới tấp điện thoại đến các nhà vườn đặt mua cam. Không bán theo kilogam như những loại cam khác, cam Xã Đoài được bán theo quả, cam chín người mua đến tận vườn hái. Theo những hộ trồng cam, hầu như tết năm nào cam Xã Đoài cũng đều được bán tại vườn chứ không có cam đề bán ra thị trường. Thực khách hoặc thương lái đến ngày thu hoạch sẽ đến vườn giao tiền và tự tay hái.

Cam Xã Đoài có vỏ ngoài mịn màng, căng mọng, thơm ngon

"Hiện nay, một số địa phương có lấy giống cam Xã Đoài về để trồng nhưng chất lượng thì không thơm ngon như cam được trồng ở vùng đất Nghi Diên. Giá cam Xã Đoài ở các vùng khác chỉ từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, nhưng cam Xã Đoài tại đất Nghi Diên chúng tôi có giá từ 70.000 - 80.000 đồng/quả, khoảng 5-6 quả mới được 1kg. Khách mua chủ yếu dùng để làm quà biếu ngày tết hoặc ngâm rượu cam…", Chị Nguyễn Thị Hoa – thôn Quyết Thắng [Nghi Diên] nói.

Ông Nguyễn Văn Thọ - xã Nghi Diên cho hay, năm nay cam được mùa hơn, mỗi cây cho gần 500 quả, hiện gia đình ông còn khoảng 8.000 quả cam ‘treo’ trên cây chờ tết. Mỗi quả cam được bán với giá từ 70.000 - 80.000 đồng, thời điểm này, vẫn còn khá nhiều người đã liên hệ đặt trước nhưng ông không nhận vì lo không đủ hàng cung ứng.

Nhờ vườn cam nhà ông Nguyễn Văn Thọ [Nghi Diên] còn 71 gốc, mỗi mùa cam gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng

Lý giải về mức giá “chát” của cam Xã Đoài, ông Thọ cho rằng, vì diện tích trồng và sản lượng cam Xã Đoài ở địa phương ngày càng bị thu hẹp, nên không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, cam Xã Đoài xưa nay nổi tiếng nhờ vị ngọt dịu, thơm ngon lạ thường, từng trở thành sản vật ‘tiến vua’. Cam có vỏ ngoài mịn màng, căng mọng, có mùi thơm dịu. Múi cam màu vàng óng, vị ngọt thanh nên rất được ưu chuộng. Vì quý hiếm mà cam thường được khách hàng đặt mua từ trước Tết vài tháng, chủ yếu là dân buôn hoặc người có điều kiện mua về để làm quà biếu.

Theo ông Thọ, không chỉ bán quả tươi, những quả cam nhỏ, có sẹo còn được dùng để ngâm rượu. Một lít rượu cam Xã Đoài có giá bán khoảng 100.000 đồng. Thường giống Cam có hai vụ nhưng người dân Nghi Diên chỉ ưu tiên một vụ để cây sinh trưởng tốt, khỏe và cho trái ngon nhất. Nhiều năm nay, có nhiều người ở các địa phương khác cũng tìm về nghiên cứu và mua cành chiết để nhân giống cam quý này…", ông Thọ cho biết thêm.

Vì sợ lẫn với các loại cam khác mà khi cam chín, khách thường đến tận vườn tự tay cắt cam.

Ngoài việc bán quả, sản xuất rượu cam, và nhân giống bằng phương pháp chiết cành, chọn nhánh nhỏ ở cây cam lớn khỏe mạnh để chiết. Mỗi bầu cam khi được chiết như thế này được bán giá 250.000 - 500.000 đồng.

Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20 - 25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ lên gấp đôi, cây cam trồng sang tuổi thứ hai thì bắt đầu cho quả. Tuy nhiên, theo ông Phan Cao Dương các vườn cam trong xã đang bị thu hẹp dần vì thiếu đất và vì hiện tượng thoái hóa giống.

Trước đây, ở Nghi Diên hầu như nhà nào cũng trồng cam Xã Đoài. Tuy nhiên, đến nay, diện tích cam dần bị thu hẹp. Nguyên dân là do diện tích đất ở trong dân ngày càng tăng lên. Nhiều hộ phải phá bỏ vườn cam để chia đất làm nhà ở cho con cái. Trong khi đó, chính quyền xã vẫn không thể đứng ra quy hoạch được khu trồng cam quý này.” ông Dương cho biết.

Theo cuốn Lịch sử xã Nghi Diên [huyện Nghi Lộc, Nghệ An], cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Phi, được các cố đạo người Pháp mang đến Xã Đoài cách đây cả 100 năm. Sau thời gian ngắn, nó tạo nên một thương hiệu cam nổi tiếng mang tên ngôi làng mà nó hợp duyên, làng Xã Đoài.

Các vị cao niên trong làng cho rằng, Cam Xã Đoài còn được người dân địa phương gọi là cam 'tiến vua', do thời trước loại cam này chỉ có tầng lớp vua quan mới có điều kiện thưởng thức. Quả bổ ra có màu vàng như mật ong, khi thưởng thức thấy vị ngọt nhẹ xen dịu mát, tan nhanh trong miệng. Nước cam có độ dính tay, khác hẳn các loại thông thường. Điều đặc biệt hơn là chỉ có đất ở vùng Xã Đoài mới trồng được loại cam cho vị ngon ngọt đặc trưng, nếu đưa giống đi nơi khác trồng sẽ không còn hương vị này.

Mục lục
1.
Giới thiệu giống cam Vinh, cam Xã Đoài.
2 Kĩ thuật trồng cam Vinh
3 Mua giống cây cam vinh ở đâu?

  • Giống Cam Vinh là tên của một loại trái cây thuộc chi Cam chanh được gắn chỉ dẫn địa lý với địa danh Vinh [Nghệ An, Việt Nam].
  • Trái Cam Vinh quả tròn đều, mọng nước, vàng đều. Màu vàng của cam Vinh là màu vàng tươi chanh pha với màu xanh, chứ không phải màu vàng da cam.
  • Kể cả phần tép cam cũng vàng nhẹ chứ không phải màu vàng cam.Cam chỉ thu hoạch từ tháng 9 âm tới tết.
  • Cam Vinh bán vào mùa khác không phải cam trái mùa mà là cam Trung Quốc giả dạng cam Vinh. Cam Vinh thường được dùng để ăn miếng bổ cau, ép lấy nước cam, xay lấy sinh tố. Phần vỏ cam ép lấy tinh dầu.
  • Phần hạt cam cũng được dùng để làm nước gội đầu..
  • Giống cam vinh hiện tại có nhiều dòng như : Cam Xã Đoài, Cam Vân Du, Cam Sông Con, Cam V2...
  • Giống Cam Xã Đoài rất đặc biệt, nhìn vỏ rất dày tuy nhiên nó có mùi thơm thoang thoảng ngay khi bóc. Cam càng chín lại càng ngọt, sau khi ăn nó còn để lại mùi thơm trên miệng

Cho trái rất mỏng vỏ, nhiều nước nhưng ngọt đậm và cũng rất thơm. Người dân nơi đây cho biết cam Sông Con sau 3 – 4 năm là bắt đầu cho thu hoạch, năng suất cao, chống chịu tốt sâu bệnh, rất hợp với nhiều vùng đất trung du miền núi.

Giống cam Vân Du

 Đây là cây khỏe, tán rộng, lá to xanh đậm, Giống cam này cho quả tròn vừa, nhiều nước nhưng cũng nhiều hạt. Hương vị của giống cam này cũng đặc biệt, ngọt đậm và hơi cảm thấy một vị đắng nhẹ tan nhanh sau khi ăn. Giống Cam Vân Du đang là giống chủ lực của nước ta, cây cho năng suất tốt, chịu được nhiều loại sâu bệnh và cũng có khả năng thích ứng với nhiều địa hình, thời tiết.

Giống cam Valencia

Còn gọi là cam V2 có màu sắc hấp dẫn, tuy giống cam chín muộn nhưng nó không có hạt đặc biệt nước rất ngọt chất lượng rất tốt

2 Kĩ thuật trồng cam Vinh,cam xã Đoài

Cách chọn giống cam Vinh

Chọn giống là yếu tố cơ bản và then chốt quyết định tới sự thành công của người trồng. Do đó, ngoài yếu tố sạch bệnh, cây giống cần phải đảm bảo bộ rễ khỏe, mập, xanh tốt, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.

 

Thời vụ và mật độ trồng

Trồng cam Vinh không hẳn được áp dụng theo vùng mà có thể trồng ở khắp nơi. Đối với các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam quýt là mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc mùa Thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa Xuân hoặc đầu mùa mưa giúp cây nhanh phát triển.

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh có thể áp dụng bằng cách trồng bầu cây, ghép, giâm cành...

Trước khi tiến hành trồng, hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Cần vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.

Sau khi đã trồng xong cần dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới. Có thể tận dụng trồng xen kẽ các loại đậu, rau...

Cách chăm sóc cây cam Vinh

Kỹ thuật trồng cây cam Vinh mới chỉ là bước đầu tiên, việc chăm sóc cây cam sao cho luôn khỏe mạnh và cho trái quanh năm, quả lại ngon ngọt thì cần phải đảm bảo được lượng nước tưới, phân bón, phòng bệnh hiệu quả.

Trước tiên việc tưới nước cần chăm chỉ mỗi ngày 2 lần để tạo điều kiện cho cây phát triển ngay từ thời gian đầu trồng. Những nơi có hệ thống tưới cần chú ý tưới cho cây ở thời kỳ phát lộc hoặc sau các đợt bón phân.

Việc làm cỏ cũng khá quan trọng bởi nếu cứ để cỏ tốt xung quanh gốc chúng sẽ hút hết dinh dưỡng của cây cam.

Nếu trồng cam với diện tích rộng cần tiến hành bón phân theo định kỳ bằng phân chuồng hoai mục, đạm, phân lân, xỉ than trộn lẫn. Hàng năm cần bón bổ sung 30- 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ/cây kết hợp với bón phân hoá học. Kỹ thuật bón phân cho cây cam bằng cách đào rãnh sâu 25-30cm theo tán cây, bón rồi lấp đất lại và tưới nước. 

Kỹ thuật cắt tỉa cây cam Vinh

Sau khi trồng cây đã ổn định tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển thành 3-4 cành cấp I theo 4 hướng.  Từ mỗi cành cấp I lại để 3-4 cành cấp II… Các cành vượt cũng thường xuyên cắt tỉa [chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo]. Cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển đồng đều.

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Trồng cây cam Vinh rất hay mắc các bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ...

Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Để giảm thiểu thiệt hại cần phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha trong thời điểm cây có lộc non là hiệu quả nhất. Trong quá trình chăm sóc cần phát hiện sớm để bắt những con sâu ra khỏi cây sau đó quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

Đối với nhện đỏ cần dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% [10- 20 ml thuốc/10l nước], thuốc Methamidophos 600 dạng nước p7ha nồng độ 1- 2% hoặc dùng Kentan pha nồng độ 1- 2/1000 phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.

Ngoài ra còn rất nhiều loại bệnh hại cây cam cần phải can thiệp ngay nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây trồng.

Thu hoạch và bảo quản

Nếu chăm sóc tốt cam Vinh rất nhanh cho thu hoạch. Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường. Hiện nay giá trị kinh tế của cam Vinh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

- Cây giống cam vinh được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt.
- Cây giống cam vinh đủ tiêu chuẩn đem trồng khi cây đạt chiều cao 40 cm, Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm- Cây giống đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh

- Hiện tại trung tâm có cây giống cây cam vinh 1 , 2 năm tuổi với số lượng lớn.- Quí vị có thể tham khảo một số giống cam khác như : Cam Cara , Cam Xoàn , Cam V2 , Cam Bù Hương Sơn , Cam Sành , Cam Đường , Cam Chanh …

Video liên quan

Chủ Đề