Mức tạm ứng hợp đồng xây dựng năm 2022

Tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng có quy định: Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép.

Theo phản ánh của ông Nguyễn Thế Ngọc Châu [tỉnh Đồng Tháp], thực tế có nhiều hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư chỉ cho tạm ứng trước 48% đến 49% giá hợp đồng. Ông Châu hỏi: Tạm ứng 50% giá trị hợp đồng đã được gọi là trường hợp đặc biệt chưa? Hay tạm ứng trên 50% giá trị mới là trường hợp đặc biệt?

Vấn đề ông Châu hỏi, Bộ Xây dựng giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì mức tạm ứng tối đa 50% giá trị hợp đồng là giới hạn giá trị tạm ứng mà chủ đầu tư được phép tạm ứng cho nhà thầu.

Nếu mức tạm ứng vượt quá 50% giá trị hợp đồng thì được coi là trường hợp đặc biệt và phải được Người quyết định đầu tư cho phép.

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.

Ban Bạn đọc


Tác giả: Nguyệt Minh 06/09/2022 14:00

[BĐT] - Bộ Xây dựng đang xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Trong đó, đề xuất sửa đổi quy định về mức tạm ứng hợp đồng.

Bộ Xây dựng đề xuất mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Ảnh: Lê Tiên

Theo Khoản 5 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng [đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 50/2021/NĐ-CP], mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có; trường hợp đặc biệt thì phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh; chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ. Nghị định 37 cũng quy định các mức tạm ứng tối thiểu tương ứng giá trị hợp đồng trong từng lĩnh vực tư vấn, thi công xây dựng công trình, cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC...

Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Xây dựng đề xuất sửa quy định này, theo hướng: “Mức tạm ứng hợp đồng không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có]. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định”. Mức tạm ứng tối thiểu vẫn giữ nguyên như Nghị định 37.

Lý do sửa đổi theo Bộ Xây dựng vì Nghị định 37 quy định về mức tạm ứng hợp đồng là không quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết. Tuy nhiên, Điều 10 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công lại quy định mức vốn tạm ứng hợp đồng không vượt quá 30% giá trị hợp đồng. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định 37 để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi góp ý vào Dự thảo Nghị định cũng đề nghị sửa đổi theo hướng trên để thống nhất với Nghị định 99/2021/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Bộ Xây dựng đề nghị bổ sung thêm trường hợp mua sắm, cung cấp thiết bị thì được thỏa thuận mức tạm ứng [không bị khống chế bởi mức tạm ứng tối đa 30% giá trị hợp đồng].

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhà thầu bày tỏ sự băn khoăn về quy định này trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội [Viettel] đề nghị xem xét giữ nguyên mức tạm ứng hợp đồng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng hoặc điều chỉnh thành 40% giá trị hợp đồng. Theo Viettel, việc triển khai mua sắm nguyên vật liệu xây dựng, chuẩn bị lực lượng nhân công, máy móc và các hoạt động tiền thi công, xây dựng khác trên thực tế đòi hỏi nguồn lực lớn. Sau thời kỳ dịch bệnh, các doanh nghiệp xây dựng cần thời gian và nguồn lực để vực lại hoạt động kinh doanh, việc hạ mức tạm ứng hợp đồng là không phù hợp.

Bên cạnh đó, theo ông Trần Phước Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam [VACC] chi nhánh miền Trung, chủ trương của Chính phủ đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công để tạo đà tăng trưởng kinh tế, nhưng các hợp đồng xây dựng hiện nay, chủ đầu tư thường áp dụng tỷ lệ tạm ứng ở mức tối thiểu, thường tạm ứng không quá 15% giá trị hợp đồng, trong khi quy định cho phép tạm ứng tối đa lên đến 50% giá trị hợp đồng. Với mức tạm ứng tối thiểu này thì không đủ kinh phí để mua dự trữ vật tư, thiết bị thi công, huy động nhân công… Đại diện VACC đề nghị tăng tỷ lệ tạm ứng tối thiểu lên 30% đối với công trình có giá trị dưới 50 tỷ đồng.

Đây cũng là chia sẻ của nhiều nhà thầu khi chủ đầu tư thường áp mức tạm ứng tối thiểu và đề xuất tăng tỷ lệ tạm ứng, linh hoạt với các mốc thanh toán để nhà thầu chủ động nguồn vật tư, vật liệu và nhân công, đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là trong bối cảnh giá cả biến động khó lường như hiện nay.

Ở góc độ khác, cũng có nhiều trường hợp sử dụng không đúng mục đích vốn tạm ứng, số dư tạm ứng lớn… Một số ý kiến lưu ý, chủ đầu tư cần tăng cường quản lý, giám sát thực hiện hợp đồng, bảo đảm việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, nhất là đối với hợp đồng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thu hồi kịp thời vốn đã tạm ứng sử dụng sai mục đích...

1. Quy định mức tạm ứng hợp đồng mới nhất theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP

Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Trong có rất nhiều nội dung quy định mới, một trong đó là quy định về mức tạm ứng hợp đồng tối đa, cụ thể tại khoản 3 Điều 10 như sau:

a] Đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng [bao gồm hợp đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng]:

- Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng [bao gồm cả dự phòng nếu có]. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.

b] Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:

- Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không vượt quá 30% dự toán chi phí cho khối lượng công việc thực hiện được duyệt. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.

- Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.

- Mức vốn tạm ứng đối với chi phí quản lý dự án không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án và dự toán chi phí quản lý dự án năm kế hoạch [trường hợp chủ đầu tư, ban quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án hàng năm] được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hồ sơ tạm ứng vốn [gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng vốn]:

a] Giấy đề nghị thanh toán vốn [Mẫu số 04.a/TT-Kèm theo phụ lục Nghị định 99/2021/NĐ-CP ];

b] Chứng từ chuyển tiền [Mẫu số 05/TT- Kèm theo phụ lục Nghị định 99/2021/NĐ-CP];

c] Văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng [bản chính hoặc sao y bản chính theo quy định] đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP như sau.

- Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng:

Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp.

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng. Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.

- Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng:

Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng, hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ thì thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và xây dựng.

Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia.

Hợp đồng ủy thác quản lý dự án.

Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình].

Các trường hợp tạm ứng chi phí ban quản lý dự án cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Nội dung liên quan:

ĐẤU THẦU KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 99/2021/NĐ-CP, QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN

HƯỚNG DẪN LÀM HỒ SƠ THANH TOÁN THEO MẪU 3A VÀ MẪU 3C CỦA NGHỊ ĐỊNH 99 VÀ CÁC ĐIỂM CẦN LƯU Ý 2022

Các bạn nào cần mua hoặc hỗ trợ phần mềm nghiệm thu - thanh toán - dự toán có thể liên hệ 0903367479 - 0787646568 - 0377101345

Để tải file mẫu của Nghị định 99 thì các bạn tải phần mềm miễn phí này: //nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c

Video liên quan

Chủ Đề