Mục tiêu cuối độ tuổi nhà trẻ trong chương trình giáo dục mầm non bảo gồm mấy lĩnh vực

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển đạt chuẩn theo lứa tuổi.

Trẻ thực hiện tốt các kỹ năng vận động cơ bản của độ tuổi theo chương trình Giáo dục Mầm non và các tố chất trong vận động:

+ Trẻ kiểm soát được và phối hợp tốt việc vận động các nhóm cơ lớn, cơ nhỏ.

+ Trẻ phối hợp tốt các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động.

+ Trẻ định hướng tốt trong không gian và kiểm soát được vận động khi thay đổi hướng.

+ Trẻ thể hiện sức mạnh, sự dẻo dai của cơ thể và vận động nhanh nhẹn khéo léo trong các bài tập tổng hợp và các vận động chạy.

+ Trẻ biết xem trọng sự tham gia và hợp tác với nhóm bạn trong hoạt động. Biết tuân thủ luật chơi.

Trẻ thể hiện sự tự tin khi tham gia vào các hoạt động thể chất.

Trẻ có tâm lý mạnh dạn khi chơi các trò chơi dưới nước.

Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

Trẻ có hiểu biết về thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng.

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ một số việc.

Trẻ nhận thức được các thói quen có lợi cho sức khoẻ và thực hiện các thói quen này trong sinh hoạt.

Trẻ nhận biết được một số nguy cơ không an toàn và thực hành an toàn cá nhân.

Biết phòng tránh để đảm bảo an toàn của bản thân.

Trẻ biết thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Trẻ tò mò, thích tìm hiểu, khám phá và trao đổi với người lớn, với bạn về các sự vật hiện tượng xung quanh.

Trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng như quan sát, so sánh, phán đoán trong hoạt động nhận thức về môi trường.

Trẻ có khả năng phát hiện mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và biết cách giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.

Trẻ có khả năng thể hiện sự hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau.

Trẻ thể hiện một số hiểu biết về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Trẻ thể hiện khả năng suy luận và sáng tạo.

Trẻ có hiểu biết một số khái niệm sơ đẳng về toán học:

+ Trẻ nhận biết được số đếm, số lượng, hình dạng [hình hình học, hình khối] và đo lường.

+ Trẻ có biểu tượng về số, thực hiện cộng trừ trong phạm vi 10...

+ Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và biết thực hiện theo quy tắc.

+ Trẻ xác định được các vị trí trong không gian.

+ Trẻ cảm nhận tốt về thời gian.

3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Trẻ có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói của người khác:

+ Biết lắng nghe chăm chú, tập trung và đáp lại các yêu cầu một cách phù hợp.

+ Nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói.

+ Hiểu nghĩa một số từ khái quát.

+ Hiểu và thích những cuốn sách, câu chuyện, bài thơ phù hợp theo độ tuổi.

Trẻ có khả năng sử dụng tốt lời nói để biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ và giao tiếp hiệu quả, có văn hoá trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ tự tin khi nói, kể lại một sự kiện, câu chuyện trước đám đông.

Trẻ thể hiện một số hành vi ban đầu của việc đọc.

+ Trẻ thể hiện sự hứng thú đối với việc đọc.

+ Trẻ thể hiện những hành vi đọc phù hợp với độ tuổi.

Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết.

Trẻ có khả năng nhận diện âm, phát đúng âm, ghép vần chữ cái và biết cách đọc sách.

Trẻ biết tập đồ chữ, số, sao chép.

Trẻ viết được chữ cái, từ đã học.

Trẻ học cách cầm bút và rèn tư thế đúng khi ngồi viết.

4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI

Trẻ có thể nhận thức được về:

+ Bản thân.

+ Sự khác biệt giữa trẻ và các bạn khác.

Cảm xúc riêng của bản thân.

Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân .

Trẻ chủ động và độc lập thể hiện sự vui thích khi thực hiện các hoạt động.

Trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

Trẻ biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực và có khả năng điều chỉnh hành vi phù hợp với hoàn cảnh.

Trẻ biết cách thiết lập tình bạn với những người khác và có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn.

Trẻ hiểu được tầm quan trọng của sự hợp tác và chia sẻ và thể hiện được sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh.

Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội, các qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình,trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.

Trẻ biết thể hiện sự tôn trọng với người khác.

Trẻ biết quan tâm bảo vệ môi trường.

5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

Trẻ có khả năng cảm nhận ,thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.

Trẻ thể hiện sự yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.

Trẻ có một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc [nghe, hát, vận động theo nhạc] và hoạt động tạo hình [vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình].

Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình;

Trẻ biểu lộ được cảm xúc và khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc và tạo hình.

Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

Trẻ được mở rộng cách nhìn nhận thế giới thông qua việc thưởng thức các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi itếng.

Trẻ được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật của các nền văn hoá khác nhau.

Trường thường xuyên tổ chức các chương trình âm nhạc bằng tiếng Anh và vận động dành cho tất cả các khối lớp từ 18 tháng đến 5 tuổi.

Hệ thống trường mầm non song ngữ Bầu Trời Xanh - Blue Sky Kindergarten

Văn Phòng : Lô 02, Tầng 7, Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại : [028] 628 711 76

admin May 25, 2020

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước vì thế cần đặc biệt chú trọng trong việc nuôi dạy ngay từ khi còn nhỏ. Nắm bắt được điều này, Nhà nước đã đưa ra rất là nhiều những thông tư, nghị định về vấn đề Giáo dục ở lứa tuổi mầm non. Việc này không chỉ giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm mà còn giúp các cháu hình thành được nhân cách, trí tuệ ngay từ khi còn nhỏ. Vậy cùng VAS xem mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non như thế nào nhé!

Sự phổ biến của giáo dục mầm non hiện nay

Giáo dục mầm non ngày nay phổ biến hơn trước rất nhiều, bằng chứng là không chỉ trẻ em ở thành thị được hưởng nền giáo dục mà giờ đây trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng xa cũng đã được hưởng những thành tựu giáo dục đáng kể. Trẻ mầm non hiện nay được giáo dục, nuôi dưỡng, phát triển về ngôn ngữ, nhận thức và các kỹ năng mầm non cơ bản cần thiết để làm tiền đề cho giai đoạn phát triển quan trọng  sau này. 

Có thể nói, mầm non đang là giai đoạn vàng cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự hoàn thiện của não bộ. Đây là giai đoạn mà trẻ cần được chăm sóc trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ phù hợp, có phương pháp giáo dục hiện đại và môi trường rèn luyện thể chất. Chính những yếu tố này sẽ giúp hình thành  nên nhân cách tốt, lối sống lành mạnh và trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.

Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là bộ phận quan trọng và là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với mục tiêu nuôi dưỡng, dạy dỗ giúp  cho trẻ có thể phát triển về mọi mặt như: thể chất, trí tuệ, đời sống tinh thần,… Từ đó hình thành nên nhân cách tốt, nền tảng kiến thức sơ khai để trẻ đủ hành trang để bước vào lớp một.

Mỗi lứa tuổi mầm non lại có một cách giáo dục riêng để phù hợp với thể chất, ngôn ngữ và nhận thức của trẻ. Từ đó các chương trình giáo dục mầm non cũng cần có sự thay đổi để hài hòa và mang lại hiệu quả. Trẻ được học tập ở trong môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện chắc chắn sẽ phát triển rất tốt.

Phát triển nhận thức

Trước khi bước chân vào ngôi trường mầm non, trẻ hoàn toàn sống trong giới hạn môi trường gia đình. Mặc dù bố mẹ có quan tâm và dạy dỗ trẻ nhiều điều nhưng sự phát triển về nhận thức thì vẫn sẽ không có sự đột phá. Thế giới xung quanh bị giới hạn, trong khi đó một đứa trẻ lại muốn một môi trường để thỏa sự tò mò, thích khám phá của chúng. Do đó nếu cho trẻ được tiếp xúc với môi trường giáo dục mầm non hiện đại, trẻ dần hình thành các kỹ năng như là: quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại,… Và những hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường và xã hội xung quanh dần hình thành.

Phát triển ngôn ngữ

Chương trình giáo dục mầm non còn giúp cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh chóng. Đó là lý do vì sao mà hầu hết trẻ được đi lớp học hoạt ngôn và biết cách diễn đạt rõ ràng ý muốn của mình hơn so với các trẻ khác.  Khả năng tiếp thu ngôn ngữ nhanh giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với những ngôn ngữ mới, phát triển kỹ năng đọc và viết khi vào lớp một.

>>>Xem thêm: Chia sẻ của phụ huynh khi có con học tại các trường mầm non song ngữ

Phát triển thể chất

Trẻ mầm non được vui chơi và trải nghiệm các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm non mới giúp cho chúng phát triển khỏe mạnh về thể chất. Thay vì trẻ quanh quẩn ở nhà, trẻ được hòa mình vào môi trường xung quanh, tham gia các hoạt động ngoại khóa thú vị. Cải thiện chiều cao cân nặng, linh hoạt di chuyển và hoạt động các cơ quan một cách khéo léo. Đồng thời tạo một dựng thói quen chăm sóc sức khỏe, vệ sinh các nhân và giữ an toàn cho bản thân của mình.

Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

  • Có được ý thức về bản thân
  • Có thể nhận biết và thể hiện tình cảm của mình đối với người khác, với sự vật, hiện tượng,…
  • Có được một số kĩ năng sống: tự tin, mạnh dạn, tự lực, hợp tác,…
  • Có một số phẩm chất tốt như: tự giác, tôn trọng, thận thiện, quan tâm, chia sẻ,…
  • Chấp hành một số nguyên tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, cộng đồng và trường mầm non.

Phát triển thẩm mỹ

  • Cảm nhận được những vẻ đẹp của đời sống thiên nhiên, con người và cả trong tác phẩm nghệ thuật.
  • Có khả năng biểu lộ được cảm xúc, sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, tạo hình,…
  • Có hào hứng để tham gia và yêu thích các hoạt động nghệ thuật
  • Có được ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

Trên đây là mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ trong những năm trở lại đây. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến những thông tin thú vị dành cho các bậc phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi vàng này. Nếu bạn có con em đang trong độ tuổi mầm non thì trường quốc tế Việt Úc [VAS] là sự lựa chọn lý tưởng, được nhiều phụ huynh đánh giá cao.

Video liên quan

Chủ Đề