Năng lực đặc thù môn Sinh học THCS

Phát triển năng lực trong môn Sinh học - Lớp 6

Phát triển năng lực trong môn Sinh học - Lớp 7

Phát triển năng lực trong môn Sinh học - Lớp 8

Phát triển năng lực trong môn Sinh học - Lớp 9

Ngày 03 tháng 10 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 - 2018.

Trên tinh thần này, bộ sách Phát triển nâng lực trong môn Sinh học là sự cụ thể hoá các bước xây dựng các bài học trong môn Sinh học theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả trong lớp học và ngoài lớp học.

Đặc biệt, bộ sách chú trọng đến các hoạt động giúp học sinh rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu dựa trên các nội dung trong Chương trình Sinh học THCS để học sinh tiếp nhận, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra trong từng bài học đồng thời đảm bảo cho học sinh được dành nhiều thời gian trên lớp để thực nghiệm, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình thông qua các bước hướng dẫn thực nghiệm, các dự án học tập gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh.

Xuyên suốt các bài học trong cuốn sách đều được thiết kế theo tiến trình tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh dựa trên các dạng hoạt động học tập đặc thù trong môn Sinh học mang tính trải nghiệm: quan sát mẫu vật thật, quan sát trên mô hình, tổng hợp, tìm tòi, khám phá, thảo luận, rèn luyện các kĩ năng phù hợp với các hoạt động dạy học theo chủ đề.

Các bài học đều mang tính tích hợp, liên môn và góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Các hoạt động học tập trong các bài đều rất đa dạng, phong phú được đánh số liên tục từ đầu bài học. Từng hoạt động học được thiết kế rõ ràng theo con đường hình thành kiến thức, định hướng sản phẩm để phát triển năng lực chung và đặc thù trong môn Sinh học cho học sinh.

Từ VLOS

Theo Đại học Victoria [Úc][sửa]

Theo nghiên cứu đề xuất của trường Đại học Victoria [Úc][1] thì hệ thống các năng lực sinh học bao gồm 4 nhóm năng lực chính như sau:

Tri thức về sinh học [Biology knowledge][sửa]

Kiến thức và kĩ năng cần thiết để có thể đảm nhận một công việc trong lĩnh vực sinh học [GV sinh học, nhà nghiên cứu sinh học] hoặc có thể tiếp tục học sau đại học về lĩnh vực sinh học.

- Kiến thức về sự đa dạng sinh học ở mọi cấp độ từ gen, tế bào, cơ quan, cơ thể, sự tương tác giữa các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

- Hiểu biết về các nguyên lý di truyền và cơ chế dẫn đến sự đa dạng đó [quy luật di truyền của Menđen, di truyền phân tử, di truyền quần thể...].

- Áp dụng các nguyên lý của học thuyết và cơ chế tiến hoá để giải thích được sự đa dạng sinh học.

- Hiểu biết về cấu trúc và chức năng của thực vật, động vật.

- Sử dụng được những kiến thức về các lĩnh vực như toán học, vật lí, hóa học để giải quyết các vấn đề liên quan trong sinh học.

- Hiểu biết về lịch sử nghiên cứu sinh học và vai trò to lớn của sinh học đối với xã hội.

Năng lực nghiên cứu[sửa]

Hiểu biết và sử dụng được các nguyên lý của phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng được các phương pháp thực nghiệm để giải quyết các vấn đề khoa học.

- Nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh giá được các tài liệu khoa học.

- Thu thập số liệu, các bằng chứng khoa học thông qua việc quan sát và thực nghiệm, đề xuất được vấn đề nghiên cứu.

- Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dự đoán được kết quả nghiên cứu.

- Thiết kế được các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.

- Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng được toán xác suất thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu thu được, từ đó đưa ra được các kết luận phù hợp.

- Rút ra được kết luận.

- Truyền đạt kết quả và những ý tưởng rõ ràng và có hiệu quả vào báo cáo khoa học, văn bản và thuyết trình.

- Thể hiện một mức độ hiểu biết sâu sắc về các nghiên cứu bằng cách đề xuất các bước trong tương lai cần thiết để tiếp tục các mục tiêu của thí nghiệm.

Năng lực thực địa[sửa]

Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong môi trường.

- Dự đoán, lập kế hoạch thực địa.

- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để thực địa.

- Sử dụng được bản đồ thực địa và xác định được đúng những vị trí cần nghiên cứu trong môi trường.

- Sử dụng được các thiết bị thực địa để quan sát, xác định các thông số, thu thập và xử lý mẫu...

Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm[sửa]

Sử dụng được các quy tắc và kĩ thuật an toàn để thực hiện các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

- Thực hiện các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm.

- Vận hành máy móc trong phòng thí nghiệm theo đúng quy trình.

- Sử dụng được thành thạo các thiết bị thí nghiệm thích hợp.

- Tìm lỗi và tối ưu hóa các phương pháp và kỹ thuật.

- Thực hiện các kỹ năng cơ bản liên quan các thí nghiệm theo các phương pháp và thủ tục tiêu chuẩn.

Theo chuẩn năng lực của CHLB Đức[sửa]

Theo chuẩn năng lực của CHLB Đức[2], các năng lực người học cần đạt khi học Sinh học bao gồm:

- Kiến thức môn học: hiện tượng sinh học, khái niệm, nguyên tắc, các sự kiện và khái niệm cơ bản liên quan.

- Nghiên cứu khoa học: Quan sát, so sánh, thử nghiệm, sử dụng các mô hình và áp dụng các kỹ thuật làm việc.

- Truyền thông: Thiết lập và trao đổi thông tin đề cập đến môn học.

- Đánh giá các quy chuẩn: Công nhận và đánh giá hiện trạng sinh học trong các bối cảnh khác nhau.

Ở trường THPT[sửa]

Ở trường THPT các năng lực chuyên ngành Sinh học HS cần đạt được đó là: Năng lực kiến thức Sinh học; Năng lực nghiên cứu khoa học [Năng lực quan sát, Năng lực thực nghiệm] và Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm.

- Năng lực kiến thức sinh học bao gồm các kiến thức về các cấp độ tổ chức sống từ phân tử - tế bào – cơ thể - quần thể - quần xã – hệ sinh thái; kiến thức về cơ sở vật chất của các hiện tượng di truyền và biến dị; kiến thức về tính quy luật của hiện tượng di truyền và ứng dụng di truyền học; các kiến thức về tiến hoá và sinh thái học.

- Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực tiễn hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng chính như: kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an toàn phòng thí nghiệm; kĩ năng làm một số tiêu bản đõn giản; kĩ năng bảo quản một số mẫu vật thật...

Chú thích[sửa]

  1. Program-specific competencies for BIOLOGY. The University of Victoria's Department of Biology and UVic Co-op and Career.
  2. KMK [Kultusministerkonferenz] [2004c]. Bildungsstandards im Fach Biologie für den Mittleren Schulabschluss. Beschlussvom16.12.2004

Nguồn[sửa]

Video liên quan

Chủ Đề