Nếu em được chọn là đại sứ văn hóa đọc

Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em. Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn? Đề 2 Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân. Câu 2: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn?

2. Quy định về bài dự thi: - Thí sinh trình bày bằng một trong ba hình thức: viết, chụp ảnh, quay clip. - Ngôn ngữ trình bày: Tiếng Việt. - Thí sinh cần trích dẫn nguồn đầy đủ khi sử dụng nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh... của người khác trong bài dự thi. - Bài dự thi khi được lựa chọn tham dự vòng trung kết phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất cứ kí hiệu nào khác ghi trên bài. - Bài dự thi phải chưa từng được công bố, đăng tải dưới bất kì hình thức nào. - Ban Tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm tham dự để phục vụ mục đích quảng bá cuộc thi và các hoạt động khuyến đọc.

3. Phạm vi, thời gian tổ chức, địa chỉ nhận bài dự thi. + Phạm vi tổ chức: Cuộc thi được diễn ra qua 02 vòng: - Vòng sơ khảo: Tổ chức tại Trường Đại học Hà Nội - Vòng chung kết: Tổ chức tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. + Thời gian tổ chức: Vòng sơ khảo: Từ ngày 01/04/2020 đến ngày 30/06/2020 - Thí sinh nộp bài dự thi kèm theo thông tin đầy đủ [theo biểu mẫu gửi kèm] trực tuyến về Thư viện trường Đại học Hà Nội - Tiêu đề thư cần ghi rõ: Bài dự thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020” Vòng chung kết: Từ ngày 20/7/2020 đến đầu tháng 9 năm 2020 - 10 bài xuất sắc nhất tại Trường Đại học Hà Nội sẽ gửi tiếp đi thi vòng chung kết tại Hà Nội + Địa chỉ nhận bài dự thi: - Nộp bài qua email Thư viện Trường Đại học Hà Nội : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

4. Công bố Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020, trao thưởng và tổng kết cuộc thi

Ban Tổ chức tổng kết, công bố danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 và trao thưởng cho các cá nhân, tập thể tại Hà Nội dự kiến vào đầu tháng 9 năm 2020.

Chia sẻ cảm nhận của em về một cuốn sách đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có ý thức xây dựng môi trường sống văn hóa lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước.

Ảnh bìa sách: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Có những câu chuyện đọc xong rồi lại quên. Nhưng có những cuốn sách đã để lại những dấu ấn đặc biệt không thể phai mờ, đưa ta tới rừng cung bậc cảm xúc khó quên. Nó có thể là lí tưởng, mục đích sống hay là kim chỉ nam hướng con người ta tới chân trời mới trong tương lai.

Tôi đã từng đọc qua rất nhiều cuốn sách hay. Nhưng trong số đó tôi vẫn ấn tượng nhất với cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mỗi khi nhắc đến tuổi thơ, ta sẽ nghĩ ngay đến những ngày tháng thơ dại xung quanh xóm làng thân thuộc và lũ trẻ chăn trâu thời ấy. Không phải tuổi thơ của ai cũng đẹp như bạn bè cùng trang lứa. Mà mỗi người sẽ tự tạo ra những hồi ức đẹp đẽ ở quá khứ để hiện tại ta có thể ngồi nhớ lại nó bất cứ lúc nào. Và Nguyễn Nhật Ánh đã gửi tặng những độc giả tấm vé tàu đặc biệt ấy. Vì vậy mỗi chúng ta hãy lật giở những trang sách màu quá khứ này để trở lại dòng sông của tuổi thơ và gột rửa mọi bụi bặm, lo lắng, phù phiếm của thế giới người lớn.

Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được xuất bản năm 2021, được in bìa cứng, khổ lớn kích thước 19 x 24 cm, sách dày 200 trang được in màu hoàn ...

Đừng nôn nóng nghĩ rằng đây là tác pẩm sáo rỗng, nhàm chán chỉ dành cho trẻ con mà bỏ lỡ cơ hội được quay về tuổi thơ, được một lần nữa là chính mình. Như chính tác giả đã từng chia sẻ: “Tôi không viết cuốn sách này cho trẻ em, tôi viết cuốn sách này cho những ai đã từng là trẻ em”.

Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Xuyên suốt câu chuyện, cuốn sách xoay quanh 4 nhân vật Hải cò, Tí sún, Tủn và cu Mùi. Từng câu chữ, từng trang viết đều thấm đẫm dư vị ngọt ngào của những ngày tấm bé, phảng phất hương thơm dịu ngọt của tuổi thơ khó phai mờ khiến người đọc không khỏi bật cười thích thú. Với nhân vật thằng Cu Mùi - chính là tác giả, như một điểm tựa để ông có thể thả hồn vào những triết lý, những suy ngẫm về cuộc đời.

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã gợi lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, một chút hồn nhiên ngây thơ của trẻ con cho độc giả. Đây chính là một tấm vé dành cho những ai có mong muốn quay trở lại thời thơ ấu của chính mình.

Từng lời văn, câu chữ trong tác phẩm đã đưa tôi đi ngược dòng chảy của thời gian, để trở về cái thời tuổi thơ đầy hoài niệm ấy. Chỉ là những câu chuyện nhỏ nhặt của Cu Mùi cùng lũ bạn, nhưng Nguyễn Nhật Ánh đã đưa độc giả đi hết từ cảm xúc này qua cảm xúc khác với những bồi hồi thương nhớ khôn nguôi. Với lời văn hồn nhiên, trong sáng, Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn dắt độc giả đi theo dòng hồi ức của mình, trở về cái thời khi cậu mới chỉ 8 tuổi.

Cuốn sách như một cuốn hồi ký đáng nhớ về những trò chơi, những suy tư đáng yêu của trẻ con. Không riêng gì tác giả, mà những ai đọc cuốn sách này chắc hẳn sẽ bắt gặp chính bản thân mình ở đâu đó thời còn nhỏ. Đan xen vào những câu chuyện con nít là những chiêm nghiệm về cuộc sống của tác giả.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng chia sẻ triết lí: “Muốn sống đẹp hơn đôi khi phải học từ nhỏ mới trở thành người lớn”. Thực tế tác giả đã làm bừng sáng tâm trạng bằng những câu chuyện thẳng thắn về quá khứ của mình. Qua cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nó như một lời nhắn dành cho tất cả chúng ta khi còn nhỏ thì hãy chơi hết mình, hồn nhiên với đúng lứa tuổi và tạo thật nhiều kỉ niệm để tương lai còn có thứ nhớ lại.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng? [Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, kết quả đạt được].

* Nếu được chọn là đại sứ văn hoá đọc em sẽ:

  • Tích cực tham gia những hoạt động, phong trào đọc sách, báo ở trong nhà trường và ngoài xã hội cộng đồng.
  • Giới thiệu cho mọi người những cuốn sách em đã và đang đọc để cùng nhau bàn luận trao đổi về chủ đề của cuốn sách.
  • Tìm và đọc thêm những cuốn sách mới để kể và mời các bạn cùng đọc.
  • Sẽ cùng các bạn trao đổi, mượn sách lẫn nhau để mở mang kiến thức. - Cùng gia đình làm thẻ thư viện để có thể mượn và đọc sách trong thư viện khi rảnh rỗi
  • Tham gia sắp xếp để quản lý thư viện của lớp.
  • Tuyên truyền với các bạn lợi ích về việc đọc sách.
  • Giúp thư viện nhà trường trưng bày sách giới thiệu thêm sách mới trang trí thư viện để thu hút học sinh đến đọc sách.

* Kết quả đạt được:

Trong năm học 2021 – 2012, toàn Liên đội THCS Khai Quang hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ sách, xây dựng tủ sách thư viện ở trên các lớp học. Toàn Liên đội THCS Khai Quang đã ủng hộ được hàng nghìn cuốn sách [5.942] vào tủ sách thư viện ở các lớp. Riêng lớp 7A nơi em học các bạn đội viên ủng hộ được 393 cuốn sách, báo, truyện… Có thể nói đây là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa. Qua đó có thể giáo dục học sinh biết chia sẻ, sự tìm tòi, khám phá và ham đọc sách mỗi ngày ở trường, ở lớp…

* Lợi ích của việc đọc sách, một số phương pháp đọc sách đúng cách

- Hãy đọc sách mỗi ngày: khi rảnh rỗi hay vào một thời gian cố định khi ta nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc, học tập.

- Khi đọc sách cần xác định rõ mục tiêu của việc đọc sách để làm gì, để hướng tới những mục đích mà ta cần đạt.

- Khi đọc 1 cuốn sách cần tìm hiểu trang đầu, trang cuối để biết thông tin cơ bản về cuốn sách: tên sách, tác giả, nhà xuất bản, lời giới thiệu…

- Cần tập trung khi đọc sách, tích cực suy ngẫm, tư duy về nội dung, những tình tiết trong cuốn sách. Cần thiết có thể ghi chép lại những điều thú vị hay những chi tiết mình cần có…

Chủ Đề