Nếu những ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật lấy Ví dụ

độ ẩm không khí

 Thực vật, tảo,… có màu là những loài có khả năng hấp thụ ánh sáng cho quang hợp. Không có ánh sáng, cây cối không thể tồn tại được. Ánh sáng chi phối đến mọi hoạt động của đời sống thông qua những biến đổi thích nghi về các đặc điểm cấu tạo, sinh lí và sinh thái của chúng.

- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm chính:

+ Nhóm cây ưa sáng [nhiều loài cỏ, cây tếch, phi lao, bồ đề…] mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. Trên tầng ưa sáng của rừng ẩm thường xanh ở nhiệt đới còn có tầng cây vượt tán với những thân cây cao 40-50m hay cao hơn nữa.

+ Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống dưới tán cây khác [phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng…] có lá mỏng, màu xanh đậm.

+ Giữa 2 nhóm cây sáng và ưa bóng là nhóm cây chịu bóng, gồm những loài phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng.

1. Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến đời sống động vật

- Ở động vật, ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.

Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư.

- Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.

Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

- Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.

Ví dụ: Ở chim: Các loài chim ăn sâu, ăn hạt thường bắt đầu hoạt động vào mờ sáng; các loài chim ăn thịt như cò, vạc, cú mèo... thường kiếm ăn vào ban đêm.

Ví dụ: Ở thú: Trâu, bò, nai, ngựa.... hoạt động vào ban ngày. Ngược lại cáo, chồn, sóc... lại thường hoạt động vào ban đêm.

- Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Hoạt động ban ngày.

+ Nhóm động vật ưa tối: Hoạt động ban đêm.

2. Ánh hưởng của nhân tố ánh sáng đến đời sống thực vật

- Ánh sáng là nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến trao đổi chất, năng lượng và các quá trình sinh lí trong cơ thể sống.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, không khí, đất... Do vậy, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh vật.

- Các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật: Thực vật mọc cong về phía có ánh sáng. Cùng một loài khi mọc ớ nơi nhiều ánh sáng sẽ có vỏ dày, nhạt, cây thấp, tán rộng nhưng ở nơi thiếu ánh sáng sẽ có vỏ mỏng, thẫm, cây cao, lá tập trung ở ngọn.

- Nhu cầu ánh sáng của các loại thực vật không giông nhau nên có những loài ưa sáng như bạch đàn, phi lao, thông, lúa, đậu .... có những loài ưa bóng như me, vừng, tầm gửi...

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

– Cây có tính hướng sáng. Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây:

+ Về hình thái: những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở ngọn cây. Những cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng.

+ Về hoạt động sinh lí: ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp và khả năng hút nước của cây.

– Tùy theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Những đặc điểm của cây

Cây ưa sáng

Cây ưa bóng

Đặc điểm hình thái

+ Thân cây nếu mọc riêng lẻ thường thấp, phân cành nhiều, tán rộng ; cây mọc ở nơi nhiều cây thân cây cao, mọc thẳng, cành tập trung phần ngọn, lá và cành phía dưới sớm rụng.

+ Lá nhỏ, tầng cutin dày, màu nhạt, phiến lá dày, mô dậu phát triển, lá thường xếp xiên góc.

+ Lục lạp có kích thước nhỏ.

+ Thân cây nhỏ ở dưới tán các cây khác.

+ Lá to, tầng cutin mỏng, màu đậm, phiến lá mỏng, mô dậu kém phát triển, lá thường xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.

+ Lục lạp có kích thước lớn.

Đặc điểm sinh lí

+ Cây ưa sáng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh.

+ Cây ưa bóng có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới  ánh sáng yếu.

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

– Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật:

+ Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian. Ví dụ: ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa, giúp chim di cư.

Ong sử dụng mặt trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn

+ Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật. Ví dụ: vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.

+ Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật. Ví dụ: trâu, bò, nai, ngựa,… hoạt động vào ban ngày. Ngược lại, cáo, chồn, sóc,… lại thường hoạt động vào ban đêm.

– Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

+ Nhóm động vật ưa sáng: Cơ quan thị giác phát triển, từ cơ quan cảm quang của động vật bậc thấp đến mắt có cấu tạo phức tạp ở động vật bậc cao. Thân con vật thường có màu sắc, nhiều trường hợp rất sặc sỡ.

+ Nhóm động vật ưa tối: Thân có màu sẫm. Mắt có thể phát triển [cú, chim lợn…] hoặc nhỏ lại [lươn], phát triển xúc giác, có cơ quan phát sáng.

Câu hỏi: Nêu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Lời giải:

1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

 Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.

Những đặc điểm của cây

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…

Đặc điểm hình thái

- Lá

- Thân

Lá nhỏ, màu nhạt, thường xếp xiên

Thân cao, thẳng

Lá lớn, màu đậm, thường xếp ngang

Thân thấp, nhỏ

Đặc điểm sinh lí

- Quang hợp

- Thoát hơi nước

Quang hợp mạnh

Thoát hơi nước mạnh

Quang hợp vừa

Thoát hơi nước vừa

+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém → tổng hợp được ít chất hữu cơ, không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng → hiện tượng tự tỉa thưa.

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

- Thực vật được chia thành 2 nhóm:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng: cây ngô, phi lao, lúa…

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu …

- Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô: tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức…

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.

2. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ánh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

- Ở thí nghiệm như sau: Vào đêm có trăng sáng, tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ đế phán chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Có 3 khả năng có thể xảy ra:

+ Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ.

+ Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau.

+ Kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu

- Nhờ có khả năng trên mà động vật có thể đi rất xa nơi ở: Ong có thể bay cách xa tổ hàng chục kilômet để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng nghìn kilômet đến nơi ấm áp để tránh mùa đông giá lạnh.

- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật:

- Giúp động vật định hướng được trong không gian: chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet

- Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: nhiều loài thú hoạt động ban ngày: bò, trâu, dê, cừu … nhiều loài hoạt động ban đêm: chồn, cáo, sóc… Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh.

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … 1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe …

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: 1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo … 1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo …

- Ứng dụng trong chăn nuôi:

+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng.

Câu hỏi trắc nghiệm Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Câu 1: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.

C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.

D. Không thể sống được.

Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?

A. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.

B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.

C. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.

D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

Câu 3: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?

A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành.

B. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng.

C. Cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới.

D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng.

Câu 4: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.

C. Nơi quang đãng.

D. Nơi khô hạn.

Câu 5: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có độ ẩm cao.

C. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

D. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.

Câu 6: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.

B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.

C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

Câu 7: Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán rộng hơn cây thông mọc xen nhau trong rừng vì

A. Ánh sáng mặt trời tập trung chiếu vào cành cây phía trên.

B. Ánh sáng mặt trời chiếu được đến các phía của cây.

C. Cây có nhiều chất dinh dưỡng.

D. Cây có nhiều chất dinh dưỡng và phần ngọn của cây nhận nhiều ánh sáng.

Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là

A. Định hướng di chuyển trong không gian.

B. Nhận biết các vật.

C. Kiếm mồi.

D. Sinh sản.

Câu 9: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

A. Cây vẫn mọc thẳng.

B. Cây luôn quay về phía mặt trời.

C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.

D. Ngọn cây rũ xuống. 

Câu 10: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?

A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.

B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.

C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.

D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.

Câu 11: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?

A. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.

B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.

C. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.

D. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.

Câu 12: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

C. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 13: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.

B. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

C. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

D. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.

Câu 14: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

A. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.

B. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.

C. Do tác động của gió từ một phía.

D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Câu 15: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau:

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.

B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.

C. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

D. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.

Đáp án:

1C6D11D
2A7B12B
3B8A13B
4C9C14A
5D10C15D

Video liên quan

Chủ Đề