Ngành khoa học tự nhiên cuối thế kỉ xvii XIX đã đạt được những thành tựu nào

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu khoảng 1750/1760 đến khoảng 1820/1840.[1] tại nước Anh. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc [chạy bằng hơi nước và sức nước] ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng.[2]

Dấu mốc và thành tựu nổi bậtSửa đổi

Ngành dệt may: Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

Máy se sợi của Edmund Cartwright

Ngành luyện kim: Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép, khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.

Ngành giao thông vận tải: Chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở Châu Âu và Mỹ. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Xem thêmSửa đổi

  • Cách mạng công nghiệp
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ hai [1870-1914]
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ ba [1969 – nay] hay còn gọi cách mạng kỹ thuật số
  • Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
  • Cách mạng khoa học [Thế kỷ 16-17]
  • Cách mạng khoa học kỹ thuật [1940-1970]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Kashyap, Vyas. “How the First and Second Industrial Revolutions Changed Our World”. interestingengineering.com.
  2. ^ “The First Industrial Revolution - How manufacturing changed in XVII-XVIII centuries” [PDF]. itcdeganutti.org. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2016.


Bài tập Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi in nghiêng

[trang 52 sgk Lịch Sử 8]: - Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

Trả lời:

Sự tiến bộ về kĩ thuật: lò luyện kim, ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất, sự chuyển biến mạnh từ công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí trong đó sắt, máy móc và động cơ hơi nước được sản xuất và sử dụng phổ biến.

[trang 52 sgk Lịch Sử 8]: - Nêu những tiến bộ về kĩ thuật trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự.

Trả lời:

Lĩnh vựcTác giảThành tựu
Công nghiệpCác nhà khoa học Anh và các nước Âu, MĩKĩ thuật luyện kim, chế tạo máy móc, máy chế tạo công cụ
Giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Phơn-tơn [Mĩ]

Xti-phen-xơn [Anh]

Người Nga, Mĩ

Mooc-xơ [Mĩ]

Đóng tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước

Chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt

Phát minh máy điện tín

Sáng chế bảng chữ cái cho máy điện tín

Nông nghiệpCác nhà khoa học Âu MĩSử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày
Quân sựCác nhà khoa học Âu MĩNhiều vũ khí: đại bác, súng trường, chiến hạm, ngư lôi

[trang 53 sgk Lịch Sử 8]: - Nêu những phát minh lớn về khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

- Toán học:

+ Niu-tơn: phép tính vi phân, tích phân.

+ Lô-ba-sép-xki: hình học phi Ơ-cờ-lít.

+ Lép-ních: phép tính vi phân, tích phân.

- Hóa học: Men-đê-lê-ép: bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Vật lí:

+ Lô-mô-nô-xốp: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

+ Niu-tơn: thuyết vạn vật hấp dẫn, ba định luật Niu-tơn.

- Sinh vật:

+ Đác -uyn: thuyết tiến hóa di truyền.

+ Puốc-kin-giơ : thuyết tế bào.

[trang 53 sgk Lịch Sử 8]: - Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

- Đã phá ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ.

- Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.

[trang 55 sgk Lịch Sử 8]: - Nêu tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Trả lời:

- Ban -dắc: Tấn trò đời, Ơ-giê-ni Gơ-răng -đê, Vỡ mộng, Trời không có mắt.

- Vích-to Huy-gô: Những người khốn khổ

- Pu-skin: Thơ

Bài 1 [trang 55 sgk Lịch sử 8]:

Lời giải:

Khoa học tự nhiên

Tác giảThành tựu
Niu-tơnThuyết vạn vật hấp dẫn
Lô-mô-nô-xốpĐịnh luật bảo toàn vật chất năng lượng
Puốc-kin-giơ [Séc]Bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống mô động vật
Đác-uyn [Anh]Thuyết tiến hóa và di truyền

Khoa học xã hội

Tác giảThành tựu
Phoi-ơ-bách, Hê-ghen [Đức]Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Xmit và Ri-cac-đô [Anh]Kinh tế chính trị học tư sản
Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê[Pháp], Ơ-oen [Anh]Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Mác, Ăng-ghenHọc thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 2 [trang 55 sgk Lịch sử 8]: Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân.

Lời giải:

Các tác phẩm đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản và lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động.

Bài 3 [trang 55 sgk Lịch sử 8]: Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Lời giải:

Lép Tôn-xtôi [1828-1910], nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.

Bài tập Sách bài tập

Bài 1 trang 34 VBT Lịch Sử 8: Những thành tựu về khoa học, kĩ thuật được áp dụng như thế nào trong các lĩnh vực sau:

Lời giải:

   - Công nghiệp:

   + Cải tiến kĩ thuật luyện kim → tăng nhanh sản lượng sắt, thép.

   + Máy móc thay thế cho lao động thủ công → năng suất lao động tăng nhanh.

   + Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

   - Giao thông vận tải:

   + Mạng lưới đường sắt phát triển.

   + Nhiều phương tiện vận tải mới ra đời: ví dụ: Xe lửa chạy trên đường sắt, tàu thủy chạy bằng hơi nước...

   - Nông nghiệp:

   + Sử dụng phân bón hóa học.

   + Sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất. Ví dụ: Máy cày, máy gặt,...

Bài 2 trang 34 VBT Lịch Sử 8: Em hãy nối ô bên trái [tên các nhà bác học] với ô bên phải [những phát minh] sao cho phù hợp.

Lời giải:

Bài 3 trang 35 VBT Lịch Sử 8: Em hãy kể tên các ngành khoa học xã hội được ra đời trong các thế kỉ XVIII – XIX ở Đức, Anh và Pháp.

Lời giải:

  - Ở Đức: Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; chủ nghĩa xã hội khoa học.

  - Ở Anh: chính trị kinh tế học tư sản.

  - Ở Pháp: chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Bài 4 trang 35 VBT Lịch Sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người?

Lời giải:

   - Chủ nghĩa xã hội khoa học phân tích và luận giải một cách khoa học các vấn đề về: tự nhiên, xã hội và con người dựa trên 3 góc độ: triết học, kinh tế học và chính trị - xã hội học.

   - Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học đã trang bị cho con người một hệ thống các quan điểm nhằm giải thích thế giới tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội và cải tạo xã hội loài người theo hướng tiến bộ, văn minh.

Bài 5 trang 35 VBT Lịch Sử 8: Đánh dấu X vào các ô trống trước nội dung đúng về vai trò và ý nghĩa của những phát minh khoa học trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Lời giải:

   Các câu trả lời đúng là:

       [X] Giải thích quy luật vận động của thế giới.

       [X] Làm tăng năng xuất lao động trong các ngành kinh tế.

       [X] Thúc đẩy xã hội phát triển.

       [X] Khẳng định sự tiến bộ của con người.

Bài 6 trang 36 VBT Lịch Sử 8: Sự phát triển của văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX được biểu hiện qua những thành tựu nổi bật nào?

Lời giải:

   - Về tư tưởng:

   + Phép duy vật và phép biện chứng.

   + Học thuyết kinh tế - chính trị học tư sản.

   + Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

   + Chủ nghĩa xã hội khoa học.

   - Về Văn học: Xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn với các nhiều phẩm nổi tiếng. Ví dụ:

   + Lép Tôn- xtôi – Chiến tranh và hòa bình; Anna Karenina....

    + Bai-rơn – Giấc mơ, bóng tối.....

   - Về Âm nhạc: Xuất hiện nhiều nhạc sĩ nổi tiếng và các tác phẩm kinh điển. ví dụ như:

   +Bét-tô-ven – Bản sô nát Ánh trăng....

   + Trai-cốp-xki: Hồ Thiên Nga, chiếc kẹp hạt dẻ....

   - Về hội họa: Xuất hiện nhiều danh họa nổi tiếng.

   + Cuốc-bê: [tác phẩm] Cội nguồn của sự sống....

Bài 7 trang 36 VBT Lịch Sử 8: Điền chữ Đ [đúng] hoặc S [sai] vào các ô trống trước ý trả lời đúng về tác dụng của văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Lời giải:

     [Đ] Là cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.

       [Đ] Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

       [S] Ca ngợi giai cấp công nhân.

       [Đ] Ca ngợi cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột và sự bất công trong xã hội.

       [Đ] Phản ánh hiện thực xã hội.

       [S] Giúp mọi người quên đi thực tại xã hội và cuộc sống khổ cực của mình.

Video liên quan

Chủ Đề