Bộ môn Cầu Đường Đại học Bách khoa

Với đội ngũ cán bộ tiền thân của Khoa Xây Dựng được thành lập từ niên học 1958 – 1959 trực thuộc trường Đại Học Bách Khoa, cho đến khi Khoa Xây Dựng tách khỏi Đại học Bách Khoa thành lập Trường Đại học Xây dựng niên học 1965 – 1966, Bộ môn Địa chất công trình đã được thành lập và trực thuộc khoa Cầu Đường. Đến nay Bộ môn đã có bề dày hơn 60 năm giảng dạy và phát triển với 09 giảng viên cơ hữu. Trong số các Thầy giáo đang tham gia công tác giảng dạy có 02 Phó giáo sư, 07 Thạc sỹ và 01 Kỹ sư.

Danh sách các môn học mà Bộ môn Địa chất công trình phụ trách với cấp đại học:

  1. Địa chất công trình;
  2. Địa chất công trình & Địa chất thủy văn công trình;
  3. Khoáng vật & Thạch học;
  4. Thực tập Địa chất công trình;
  5. Thực tập Địa chất công trình & Địa chất thủy văn công trình.

Ngoài ra từ năm 1990 Trường Đại Học Xây Dựng đã mở chuyên ngành đào tạo Thạc sỹ Địa kỹ thuật xây dựng. Danh sách các môn học mà Bộ môn Địa chất công trình phụ trách đào tạo với cấp cao học:

  1. Địa chất công trình nâng cao;
  2. Các vấn đề về nước dưới đất;
  3. Hướng dẫn Luận văn cao học.

Bộ môn Địa chất công trình đã tham gia nghiên cứu khoa học 4 đề tài cấp Nhà nước, 05 đề tài cấp Bộ, nhiều đề tài cấp trường và bài báo khoa học.

Tập thể và cá nhân của Bộ môn Địa chất công trình đã đạt được nhiều danh hiệu thi đua và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, cấp Bộ và cấp Trường.

Khoa Xây dựng Cầu đường là một trong 6 khoa đầu tiên thành lập nên trường Đại học Xây dựng vào năm 1966.

Ngành Cầu đường bắt đầu đào tạo từ tháng 9 năm 1956, đây là một trong ba ngành đào tạo sớm nhất của Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Vào năm 1966, khoa Cầu đường được tách ra khỏi Đại học Bách Khoa và trở thành một trong 6 khoa đầu tiên thành lập nên trường Đại học Xây dựng. Chủ nhiệm khoa đầu tiên là thầy Đặng Hữu. Thầy cũng là người đầu tiên của khoa được nhà nước phong hàm Giáo sư năm 1980 và được Viện hàn lâm khoa học giao thông Liên bang Nga phong hàm Viện sỹ năm 1993.

Trải qua 60 đào tạo, 50 năm hình thành và phát triển, khoa Cầu đường đã có nhiều đóng góp quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài cho đất nước. Theo dòng chảy của thời gian, bảng thành tích của khoa Cầu đường càng được tô đậm thêm bằng những danh hiệu Huân, Huy chương và các danh hiệu Thi đua. Để đạt được những thành tích đáng tự hào đó, phần lớn có công đóng góp của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể cùng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên của khoa qua nhiều thế hệ.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ thầy và trò Khoa Cầu Đường đã xếp bút nghiên, khởi đầu cho phong trào xuống đường của Đại học Xây Dựng, tham gia mở tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử và trực tiếp cầm súng ra trận. Nhiều chiến trường ác liệt nhất, hào hùng nhất như Quảng Trị cũng đều có dấu ấn của thày và trò khoa Cầu Đường, trong đó phải kể đến anh hùng Bùi Ngọc Dương [khoá 7], liệt sĩ Lê Văn Huỳnh [khóa 13] với lá thư thiêng “viết từ lòng đất”.

Thống nhất đất nước, các thầy cô giáo của Khoa tập trung cho công tác Đạo tạo và nghiên cứu Khoa học. Thời kỳ này cùng với Nhà trường, Khoa đã đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư ,thạc sỹ, tiến sỹ ,hàng trăm công trình nghiên cứu được thể hiện dưới hình thức ấn phẩm, tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quy phạm ,và đặc biệt tham gia làm chuyên gia, tư vấn, cố vấn vào các hội đồng nhà nước hay các hội đồng nghề nghiệp khác.

Tới nay, có trên 200 cán bộ đã và đang công tác tại khoa, trong đó có 18 Giáo sư, 25 Phó giáo sư, 70 Tiến sỹ. Trải qua 50 năm thành lập, 60 năm đào tạo, Khoa Cầu Đường đã có những bước phát triển đáng tự hào.

Nhiều sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã trở thành các nhà quản lý, các chuyên gia giỏi, góp sức vào công cuộc xây dựng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Nhiều danh hiệu cao quý đã được trao cho các cá nhân, tập thể thuộc khoa Cầu Đường, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng lao động của bộ môn Đường ô tô và Đường Đô thị [1986] và cao quý hơn là sự đánh giá của xã hội về Một địa chỉ đào tạo và nghiên cứu đã được tin cậy và nhất định mãi mãi sẽ được tin cậy!

Lãnh đạo khoa Cầu đường nhiệm kỳ 2019-2024

Trưởng khoa

PGS.TS Bùi Phú Doanh

Phó trưởng khoa

TS. Cù Việt Hưng

Phó trưởng khoa

TS.Trần Đình Trọng

Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, khoa Cầu đường có 5 Bộ môn và 3 Viện trực thuộc trường:

Đội ngũ cán bộ:

+ Giảng viên: Toàn khoa có 79 giảng viên cơ hữu thuộc 5 bộ môn chuyên ngành.

  • Bộ môn Cầu và Công trình ngầm: 20 giảng viên
  • Bộ môn Đường ô tô và đường đô thị: 16 giảng viên
  • Bộ môn Cơ đất nền móng: 19 giảng viên
  • Bộ môn Địa chất công trình: 09 giảng viên
  • Bộ môn Trắc địa: 15 giảng viên

+ Giáo sư, Phó giáo sư, Giảng viên chính

Bộ môn

Giáo sư

Phó giáo sư

Giảng viên chính

Cầu và Công trình ngầm

0

03

02

Đường ô tô và đường thành phố 0 05
Cơ đất nền móng

0

02

03

Địa chất công trình

0

0

0

Trắc địa

0

01

02

+ Tiến sỹ, Thạc sỹ

Bộ môn

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Kỹ sư

Cầu và Công trình ngầm

12

04

04

Đường ô tô và đường thành phố

09

06

01

Cơ đất nền móng

06

12

01

Địa chất công trình

0

08

01

Trắc địa

03

11

01

Thành viên Hội đồng Khoa[Nhiệm kì 2014-2019]

01. PGS. TS. Phạm Duy Hòa [Chủ tịch Hội đồng Khoa]

02. PGS. TS. Hoàng Tùng

03. TS. Nguyễn Ngọc Tuyển

04. TS. Trần Đình Trọng

05. TS. Lê Thiết Trung

06. ThS. Nguyễn Viết Minh

07. PGS. TS. Vũ Hoài Nam

08. PGS. TS. Nguyễn Quang Đạo

10. PGS. TS. Nguyễn Hồng Đức

11. PGS. TS. Nguyễn Phi Lân

12. PGS. TS Đào Văn Toại

Video liên quan

Chủ Đề