Ngành Luật Thương mại quốc tế Đại học Quốc gia Hà Nội

Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN cho biết, việc mở và triển khai thực hiện Chương trình đào tạo ngành Luật Thương mại quốc tế nằm trong chiến lược phát triển quy mô và năng lực đào tạo của Khoa, theo định hướng nâng cấp Khoa thành Trường đại học Luật thành viên của ĐHQGHN - một trong ba trung tâm đào tạo luật lớn, uy tín nhất hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, mục tiêu của chương trình là trang bị cho người học những kiến thức pháp lí nền tảng và kiến thức thức, tư duy pháp lí mang hệ thống về ngành Luật Thương mại quốc tế bao gồm cả lĩnh vực thương mại chính sách công giữa các chủ thể là các quốc gia, vùng lãnh thổ thuế quan độc lập và những quan hệ, giao dịch kinh doanh, thương mại mang tính xuyên biên giới, giữa các thương nhân của các nước khác nhau.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH QGHN cho hay, chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Luật thương mại quốc tế đã được chuẩn bị, xây dựng và thông qua một cách hết sức nghiêm túc, tuân thủ tốt các yêu cầu của ĐHQGHN, của Bộ GD&ĐT.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu phát triển của Khoa Luật nói riêng và của ĐHQGHN nói chung, cũng như đáp ứng nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này của Việt Nam.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH QGHN

“Chương trình xứng đáng được đầu tư, phát triển thành một trong những chương trình chất lượng cao của ĐHQGHN” – GS Đức nhấn mạnh.

Với tư cách là đối tác hỗ trợ Khoa Luật triển khai thực hiện Chương trình Luật Thương mại quốc tế, TS. Luật sư Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty luật Vietthink cho rằng, việc đào tạo đội ngũ cử nhân luật có kiến thức chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế đang là một nhu cầu cấp thiết, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và lợi ích quốc gia của Việt Nam trong sân chơi toàn cầu hóa.

Ngay tại lễ ra mắt ngành Luật Thương mại quốc tế, khoa Luật đã ký kết với nhiều công ty, đơn vị, doanh nghiệp... để hỗ trợ đào tạo, việc làm khi sinh viên tốt nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh, Chủ nhiệm Bộ môn Luật quốc tế, phụ trách trực tiếp công tác chuyên môn của Chương trình đào tạo cử nhân Luật Thương mại quốc tế cho hay, chương trình đào tạo bậc đại học ngành Luật Thương mại quốc tế là một chương trình mới, đáp ứng những đòi hỏi của một thị trường lao động năng động, chất lượng cao và quốc tế hóa, do vậy đương nhiên đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực của người học.

Chương trình cũng được thiết kế để mở cho sự tham gia của các giảng viên, chuyên gia và đối tác nước ngoài.

Theo đó, tổng số thời lượng đào tạo của chương trình là 135 tín chỉ. Đặc biệt, ngoài những học phần ngoại ngữ cơ sở [hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp], chương trình còn thiết kế riêng 2 học phần tiếng Anh pháp lý trong thương mại quốc tế.

Lãnh đạo khoa Luật và các đại biểu trong lễ ra mắt ngành Luật Thương mại quốc tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh, để tổ chức triển khai, chương trình đào tạo Luật thương mại quốc tế đã có sự thỏa thuận, cam kết của một số nhà tuyển dụng, các cơ quan, doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn là đối tác, hỗ trợ chương trình thông qua các hoạt động: tham gia nghiên cứu, đào tạo… tiếp nhận sinh viên kiến tập, thực tập, thực tế, cung cấp học bổng, hướng dẫn tốt nghiệp, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp chương trình, ngoài cơ hội lớn tiếp tục học ở bậc học cao hơn, sinh viên có một sự lựa chọn lớn, đa dạng cho các vị trí nghề nghiệp như: làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại, kinh doanh, đầu tư, tài chính quốc tế; Hành nghề luật sư độc lập hoặc làm việc cho các công ty, hãng luật, các trung tâm tư vấn pháp lí trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh quốc tế; Làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thuộc bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương...

Ngành Luật Thương mại quốc tế và giao Khoa Luật ĐHQGHN tổ chức tuyển sinh, đào tạo từ năm học 2019-2020.

Chỉ tiêu tuyến sinh năm 2019-2020 dự kiến là 60 sinh viên. Đối tượng tuyển sinh trong phạm vi cả nước, thuộc các khối A00; A01; D01; D78 và D82, ngưỡng điểm để xét tuyển là 17 điểm.

Dự kiến 2 đợt trong tháng 8 [đợt 1] và đến tháng 9 [đợt bổ sung] năm 2019.

Hồng Hạnh

Đăng vào 07/04/2021 09:34

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI [HLU]

Năm học 2021 - 2025

---------------------

Ngành: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ [International Trade and Business Law]

Mã: 7380109

Khối: D01 [Toán - Văn - Tiếng Anh] và A01 [Toán - Lý - Tiếng Anh]

Số lượng: 120 [2 lớp]

1. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH: 4 phương thức

1.1. Phương thức 1 - tuyển thẳng

     Trường tuyển thẳng thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.

1.2. Phương thức 2 - xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam kết hợp với kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

1.3. Phương thức 3 - xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT dành cho thí sinh đăng ký dự tuyển và theo học tại trụ sở chính của Trường:

       Trường thực hiện việc xét tuyển [theo ngành] dựa trên kết quả học tập bậc THPT của thí sinh:

   - Trường xét tuyển thí sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia, trường THPT chuyên/năng khiếu cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương, học sinh của các trường THPT trọng điểm quốc gia chất lượng cao có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 - trong đó kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7,5 điểm.

    - Trường xét tuyển thí sinh các trường THPT khác có hạnh kiểm loại Tốt, có học lực loại Giỏi trở lên cả năm lớp 10, năm lớp 11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 - trong đó kết quả học tập Học kỳ 1 lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển ≥ 7,5 điểm.

1.4. Phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, NỘI DUNG ĐÀO TẠO VÀ CÁC THẾ MẠNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.1. Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo

      HLU tuyển sinh đại học Ngành Luật Thương mại quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội và thị trường Việt Nam về đào tạo dài hạn và cơ bản nguồn nhân lực có chuyên môn cao về pháp luật thương mại quốc tế cho đất nước trong thời kỳ hội nhập.

     Chương trình dạy học Ngành Luật Thương mại quốc tế của HLU được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo tiên tiến ở các nước trên thế giới [Hoa Kỳ, Anh Quốc, Australia, Singapore], theo hướng đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo trang bị kiến thức có hệ thống và chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế trên nền tảng kiến thức pháp luật Việt Nam; có kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế; có năng lực thực hành tiếng Anh chuyên ngành cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến pháp luật thương mại quốc tế; có kỹ năng luật gia cơ bản, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Một số môn học, giờ học được giảng dạy bằng tiếng Anh.

      Thời gian đào tạo theo kế hoạch là 4 năm. Sinh viên có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian đào tạo của mình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng cử nhân ngành Luật Thương mại quốc tế.

      Do chương trình đào tạo đại học ngành Luật Thương mại quốc tế của HLU có tính liên thông cao, nên sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có nhiều cơ hội tiếp tục theo học trình độ cao hơn ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam hoặc theo học các ngành/chuyên ngành khác, như ngành Luật, ngành Kinh doanh quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, chuyên ngành Thương mại quốc tế.

2.2. Giảng viên

     Bên cạnh lực lượng giảng viên cơ hữu của HLU, các giáo sư người nước ngoài, các luật sư chuyên nghiệp, trọng tài viên, các nhà thực hành luật sẽ được mời tham gia giảng dạy các môn học về kỹ năng luật gia, môn học chuyên ngành và các môn học ngoại khoá. Đối với các môn học tiếng Anh chuyên ngành và các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh, giảng viên cơ hữu của nhà trường và giảng viên thỉnh giảng trong nước và nước ngoài sẽ cùng phối hợp giảng dạy.

 

2.3. Cơ hội việc làm

     Sau khi tốt nghiệp và sau khi được đào tạo/bồi dưỡng các nghề đặc thù [nếu có], cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm:

     Thực hiện các công việc lập pháp, hành pháp tư pháp tại các cơ quan nhà nước, các công việc liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về thương mại quốc tế gồm thực hiện các công việc mang tính pháp lý theo chức năng tại các cơ quan đại diện [Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp], cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước khác; tham gia thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các cơ quan tư pháp khác; thực hiện các công việc mang tính pháp lý tại các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao và tham tán thương mại ở nước ngoài.

     Thực hiện các công việc bổ trợ tư pháp về các vấn đề liên quan đến luật thương mại quốc tế và tư vấn pháp lý gồm trọng tài thương mại quốc tế; tranh tụng thương mại quốc tế; tư vấn cho khách hàng trong nước và nước ngoài về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, các doanh nghiệp và các tổ chức trong nước và nước ngoài về các vấn đề pháp lý liên quan.

     Giảng dạy, nghiên cứu pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia nghiên cứu khoa học với tư cách là nghiên cứu viên tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu,…

2.4. Một số kết quả đào tạo nổi bật

     Trong thời gian đào tạo, Sinh viên ngành Luật Thương mại quốc tế đã liên tục tham gia các cuộc thi tranh tụng trong nước và quốc tế bằng tiếng Anh và đạt nhiều giải cao như:

     i] Sinh viên Khoá 36 ngành LTMQT đã tham gia cuộc thi diễn án quốc tế thường niên [Moot Court Competition] về trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh tại Hong Kong năm 2014 và đạt một trong 6 giải thưởng chính thức của Ban tổ chức [dành cho đội thi có bản lĩnh nhất];

     ii] Sinh viên Khóa 40 đạt giải nhất cuộc thi tranh tụng trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh [CAM Moot năm 2019];

     iii] Sinh viên Khóa 40 đã tham dự Cuộc thi tranh tụng trọng tài về Luật đầu tư quốc tế [FDI Moot] vòng thi Quốc gia năm 2019 và đã đạt giải nhất; đồng thời đội chơi đã được chọn làm đại diện của Việt Nam tham dự vòng thi cấp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của FDI Moot tổ chức tại Hàn Quốc và 01 sinh viên của Khoa đã lọt vào Top 10 thí sinh có phần tranh tụng tốt nhất [Top 10 Advocates];

     iv] Sinh viên Khóa 41 đã tham gia Cuộc thi Hòa giải quốc tế tại Singapore năm 2019 [IMSG] và đạt Huy chương vàng hạng mục Hòa giải viên [Mediator], Huy chương bạc cho hạng mục Luật sư biện hộ [Mediation Advocacy];

     v] Sinh viên của K42 của Khoa tham gia và đạt giải nhất cuộc thi tranh tụng trọng tài thương mại quốc tế bằng tiếng Anh CISG Pre-Moot 2020;

    vi] Sinh viên tham gia Cuộc thi Hòa giải quốc tế tại Singapore năm 2020 [IMSG] và đạt Huy chương bạc cho hạng mục Hòa giải viên [Mediator] và Huy chương đồng cho hạng mục Luật sư biện hộ [Mediation Advocacy];

    vii] Năm 2020 vô địch quốc gia lần thứ 2 liên tiếp cuộc thi tranh tụng trọng tài về Luật đầu tư quốc tế [FDI Moot].

     Một bộ phận không nhỏ sinh viên khi vừa tốt nghiệp đã tìm được việc làm, trong đó có những sinh viên đã được tuyển dụng tại các công ty luật danh tiếng của nước ngoài và Việt Nam [như Baker McKenzie của Hoa Kỳ, Nishimura & Asahi của Nhật Bản, Allen Arthur Robinson [AAR] của Australia, Bizlink, Vilaf, Leadco,...], các dự án quốc tế [như Dự án Phát triển lập pháp quốc gia [NLD] do Canada tài trợ,...], Viện nghiên cứu về pháp luật [như Việt Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp], cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại uy tín [như Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam [VIAC]], với mức lương tốt.

     Một khảo sát năm 2019 của Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế đã phản ánh tích cực về kết quả đào tạo của phần lớn sinh viên các Khoá 36, 37, 38, 39 ngành Luật Thương mại quốc tế tốt nghiệp đều có mức thu nhập khá so với những sinh viên tốt nghiệp cùng năm.

Lớp 3625

[2011 - 2015]

Lớp 3721

[2012 - 2016]

Lớp 3822

[2013 - 2017]

Lớp 3930

[2014 - 2018]

Liên hệ: Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế

Địa chỉ: Số 87 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Nhà A, Tầng 3, Phòng A307

Tel: [00] [84] [24] 3.7731787

Email:

Website: //pltmqt.hlu.edu.vn/     

Video liên quan

Chủ Đề