Nghĩa thực là gì

Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.

Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.

Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.


Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.

Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.

Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.

Bởi Venerable Sayadaw U Sīlānanda - Pháp Triều dịch

Giới thiệu về cuốn sách này

Nguyễn Đình Đăng

Thực tại chỉ là ảo giác, cho dù là ảo giác rất dai dẳng.

Albert Einstein

Tuyên bố về “Hiện thực mù” của hoạ sĩ Lê Quảng Hà vừa qua đã khơi mào cho một cuộc thảo luận thú vị trên Soi về “thực tại” [reality] và “hiện thực” [realism]. Ít nhất, nó đã cho [một số] độc giả của Soi nói riêng, và [một số] độc giả Việt ngữ nói chung thấy được rằng khái niệm “thực tại” và “hiện thực”, mà xưa nay đa số nghiễm nhiên chấp nhận, thật ra không hiển nhiên tí nào.

Gõ “Reality” [Thực tại] bạn dễ dàng tìm thấy định nghĩa của Wikipedia: “Trong triết học, thực tại là trạng thái sự vật như chúng thật sự tồn tại, chứ không phải là chúng có vẻ như thế hoặc được hình dung như thế. Theo định nghĩa rộng hơn, thực tại bao gồm mọi thứ đã và đang hiện hữu, bất kể ta có thể có thể quan sát hoặc lĩnh hội được chúng hay không. Một định nghĩa rộng hơn nữa [của thực tại] bao gồm mọi thứ đã, đang, và sẽ tồn tại.”  Đây chính là định nghĩa mà Đinh Hải Bằng đã sử dụng trong bài “Tìm ra hiện thực mù bằng chính phương pháp của con nghiện” để phê phán Lê Quảng Hà.

Nhưng định nghĩa này của Wikipedia có đúng không? Có phải tất cả những gì chúng ta có thể quan sát và lĩnh hội được là thực tại hay hiện thực không?

Nếu định nghĩa trên là đúng thì rõ ràng thực tại phụ thuộc vào người quan sát và lĩnh hội được nó. Như vậy cái thực tại mà tôi thấy được và hiểu được chưa chắc đã giống, thậm chí có thể rất khác, cái thực tại mà bạn thấy và hiểu được, hay cái thực tại một người thứ ba thấy và hiểu được.

Chúng ta nhận biết được thế giới nhờ ngũ quan. Nhưng mọi thông tin từ ngũ quan phải được xử lý bằng cái đầu tức bộ não của chúng ta. Chức năng của hai bán cầu đại não không đối xứng. Não trái thiên về tư duy logic, theo trật tự trước sau, tuyến tính, trong khi não phải thiên về tư duy hình ảnh, trực giác, hỗn độn. Nếu toàn bộ nào người chỉ có chức năng của một bên não [phải hoặc trái], hình dung của chúng ta vế thế giới này sẽ hoàn toàn khác. Liệu đó có phải là một hình dung kém chính xác hay chính xác hơn về thực tại?

Và rốt cuộc thực tại là cái gì?

Trong thế giới của các kích thước rất nhỏ, gọi là kích thước lượng tử, các “hạt vật chất” thể hiện bản chất kép của cả hạt [tương tự hòn bi] lẫn sóng [tương tự sóng nước]. Nguyên lý bất định của cơ học lượng tử vô hiệu hoá thuyết nhân quả cổ điển, thay thế nó bằng lý thuyết xác suất. Trong thế giới của các vật thể chuyển động với vận tốc rất lớn [gần bằng vận tốc ánh sáng], các định luật cơ học cổ điển [cơ học Newton] được thay thế bằng các định luật trong thuyết tương đối của Einstein, theo đó vật chuyển động càng nhanh thì càng co ngắn lại và nặng hơn, không thời gian bao quanh các vật rất nặng bị méo đi, v.v. Một quả cam trên một phi thuyền bay nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng trong mắt phi hành gia trên phi thuyền vẫn là một quả cam hình cầu, nhưng trong mắt người quan sát trên mặt đất sẽ bẹp dí như một chiếc bánh dầy.

Như vậy đủ thấy cái mà ta gọi là thực tại phụ thuộc rất nhiều vào quan sát viên và điều kiện quan sát. Chỉ riêng điều đó cũng đã có thể cung cấp cho ta vài quan niệm về thực tại. Nếu thực tại là tất cả những gì ta quan sát được thì thế giới ta thấy khi thức và thế giới trong mơ đều là những thực tại dài ngắn khác nhau. Nếu thực tại là những gì không chỉ riêng ta, mà nhiều người khác cùng quan sát được, thì một nhóm người sẽ có cách quan sát và diễn giải về một hiện tượng, một sự kiện, rồi truyền bá điều đó ra toàn xã hội, và xã hội có thể chấp nhận điều đó như một chân lý có được do đồng thuận [ví dụ một tôn giáo, hay một học thuyết được dùng làm nền tảng để vận hành một thể chế, hay thậm chí việc “dân chủ hoá” khái niệm “thực tại” trong định nghĩa của Wikipedia]. Trong khi đó, ví dụ thượng dẫn về thế giới lượng tử và thế giới của vận tốc lớn lại cho ta thấy không tồn tại một thứ gọi là thực tại khách quan bởi mọi thứ ta quan sát và lĩnh hội được có thể thay đổi tùy theo hệ quy chiếu của người quan sát. Theo cơ học lượng tử, thực tại mà ta quan sát được chỉ là một trong vô số các cấu thành của hàm sóng [wave function] biểu diễn xác suất hiện hữu của một hạt vật chất ở một vị trí nào đó tại một thời điểm nào đó. Khi ta quan sát một hiện tượng, hàm sóng đã “suy sụp” vào chỉ còn một cấu thành mà ta đo được và tuyên bố đó là thực tại.

Đó là chưa kể giả thuyết về sự tồn tại một đa vũ trụ gồm vô số vũ trụ song song trong đó các khả năng khác nhau của quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện hữu. Những điều không xảy ra trong thế giới của chúng ta hoàn toàn có thể xảy ra trong một thế giới khác song song tồn tại với thế giới của chúng ta.

Các bạn thấy đấy, thực tại hoàn toàn không đơn giản như định nghĩa “Reality” kiểu Wikipedia.

Nikolai Ge [1831 – 1894]
“Chân lý là gì?” Christ và Pilate [1890]
sơn dầu, 233 x 171 cm

Gần hai ngàn năm trước, Jesus Christ bị bắt giải đến trước thống chế La Mã Pontius Pilate. –    Họ nói mi là vua. Mi là vua ư? – Pilate hỏi.

–    Ông vừa nói ta là vua. Thật ra lý do ta sinh ra và đến với thế giới này là để làm nhân chứng cho chân lý. Bất cứ người nào đứng về phía chân lý đều nghe theo lời ta. – Jesus trả lời.


–    Chân lý là gì?  – Pilate vặn.

Chân lý là gì? Nếu lại gõ “Truth” [Chân lý], ta được “định nghĩa kiểu Wiki” như sau: “Chân lý trong cách hiểu thông dụng nhất là những gì phù hợp với sự thật hay thực tại” [Truth is most often used to mean in accord with fact or reality]. Như thế ta lại quay về cái vòng luẩn quẩn: Vậy thực tại [reality] là gì?

Câu hỏi “Quid est veritas?” [Chân lý là gì?] của Pilate đến nay vẫn chưa có câu trả lời bởi nếu trả lời được thì cũng xem như tận cùng của toàn bộ triết học.

 16/10/2012

Ý nghĩa của từ thực tế là gì:

thực tế nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 7 ý nghĩa của từ thực tế. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa thực tế mình


8

  2


Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại, chứ không phải là có thể xuất hiện hay tưởng tượng. Trong một định nghĩa rộng hơn, thực tế [..]


8

  5


tổng thể nói chung những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, về mặt có quan hệ đến đời sống con ngư� [..]


3

  4


I.t. 1. Có một cách cụ thể, có quan hệ hoặc giá trị rõ rệ đối với con người : Tiền lương thực tế. 2. Có khả năng chuyển biến mọi mối liên quan với mình thành lợi ích : Tôi là một người thực tế, không hề có những hoài bão viển vông. 3. Được thích ứng đúng vào mụ [..]

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de

Video liên quan

Chủ Đề