Ngô bảo châu giải bài toán khó nhất thế giới năm 2024

Chiều 1/4, Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu giao lưu với sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM tại "Ươm mầm tài năng Toán và Trí tuệ nhân tạo". Tại đây, sinh viên đã đặt nhiều câu hỏi trong nghiên cứu Toán học cũng các lĩnh vực trong đời sống với ông.

Một sinh viên đến từ Gia Lai đặt câu hỏi: "Phu nhân ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp của Giáo sư? Giữa việc giải một bài toán khó và giải mã một người phụ nữ, cái nào dễ hơn?"

Ngô bảo châu giải bài toán khó nhất thế giới năm 2024

GS Ngô Bảo Châu trả lời sinh viên câu hỏi "giải toán và giải mã người phụ nữ" (Ảnh: T.M).

GS Ngô Bảo Châu cười lớn và cho rằng đây là một câu hỏi rất thú vị. Ông chia sẻ, mình may mắn có một người vợ luôn chăm sóc và tôn trọng công việc của chồng. Đó là việc không hề dễ dàng khi ông là người nghiên cứu Toán, có những năm tháng luôn sống khép kín không giao tiếp hay nói chuyện với ai.

"Nhiều năm liền mặt tôi thường xuyên xị xuống, nhìn không có sự vui vẻ. Không phải là có chuyện gì đó mà chỉ là tôi luôn nghĩ về Toán, nghĩ những bài toán chưa giải được.

Có một ông chồng cứ mặt nặng mặt nhẹ là gánh nặng tâm lý rất lớn trong gia đình. Vợ tôi không phải là người học Toán nhưng thật may, bà rất thông cảm và các con cũng rất hiểu cho bố. Đây chính là chỗ dựa vững chắc cho tôi", GS Ngô Bảo Châu bày tỏ.

So sánh giải Toán và giải mã người phụ nữ - cả hai đều khó. Khác nhau ở chỗ với một bài toán, giải hôm nay chúng ta hiểu, ngày mai cũng sẽ hiểu nhưng người phụ nữ, hôm nay ta hiểu nhưng ngày mai có thể ta không hiểu họ nữa.

Một sinh viên khác hỏi: Người như GS liệu có những khoảnh khắc lười và làm thế nào để vượt qua cơn lười?

Ông Châu bày tỏ, ngoài Toán, ông quan tâm đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như khoa học, triết học, văn học, mỹ thuật... Chính những điều này làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn, giúp chúng ta có khả năng tập trung cao khi làm việc.

"Đừng nghĩ mình quan tâm nhiều thứ thì mất thời gian. Chúng ta không thiếu thời gian, chúng ta chỉ thiếu sự tập trung", ông nhấn mạnh.

Vị GS trải lòng, ông cũng như mọi người, có những lúc lười chỉ muốn gác hết mọi thứ. Nhưng khi lớn tuổi thì càng phải có trách nhiệm, phải cố gắng để hoàn thành công việc. Trong đó, có những việc ông chẳng thích thú gì nhưng phải nỗ lực để đảm bảo thời gian hoàn thành.

Trước lo lắng của một số người bị mất phương hướng trong học tập, hoang mang trong nghiên cứu, ông Châu trải lòng, khi mới sang Pháp, bản thân cũng từng gặp khủng hoảng nghiêm trọng vì không hiểu đang học gì. Các bài toán ông giải được nhưng không hiểu bản chất các khái niệm, định lý. Qua giá trình học tập, ông vượt qua được khủng hoảng khi hiểu được giá trị của việc nắm bắt những vấn đề trừu tượng để giải quyết các vấn đề cụ thể.

Ngô bảo châu giải bài toán khó nhất thế giới năm 2024

Sinh viên đặt câu hỏi trong buổi giao lưu (Ảnh: T.M).

Từ kinh nghiệm của mình, theo GS Ngô Bảo Châu nhận định, hơn 90% thời gian trong quá trình nghiên cứu, người thực hiện sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Xuất phát từ một số lý do như người nghiên cứu chưa hiểu tường tận về đề họ đang làm, sử dụng lại phương pháp của những người đi trước...

Những điều này đòi hỏi người làm nghiên cứu cần tố chất siêng năng, nghiên túc và đặc biệt không ngừng làm mới mình, tìm cách để có tư duy mới.

'Trong cuộc đời nghiên cứu, tôi nghĩ chúng ta chỉ độ vài ba khám phá đã hạnh phúc và thấy cuộc sống có ý nghĩa" - ông nói.

Báo chí đưa tin Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị GS. Ngô Bảo Châu giải bài toán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục với tăng trưởng kinh tế.

Thật ra đã có hàng ngàn nghiên cứu về đề tài này từ hàng chục năm nay, từ các nghiên cứu của các đại học như Harvard rồi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới đến nghiên cứu của từng nước riêng lẻ. Dù kết quả khác nhau nhưng nổi lên là một số kết luận: có mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư cho giáo dục và cải thiện vốn con người nhất là năng suất lao động cá nhân nhưng với phát triển kinh tế thì mối quan hệ lại không rõ ràng. Đó là bởi để phát triển kinh tế, ngoài yếu tố con người, cái đóng vai trò quan trọng hơn là chính sách kinh tế đúng đắn, là môi trường cạnh tranh bình đẳng, nền hành chính không tham nhũng, nguồn vốn dồi dào, tài nguyên được sử dụng một cách khôn ngoan... Phần lớn không liên quan trực tiếp đến giáo dục.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ giáo dục, cái bài toán quan trọng hơn nhiều lần là phát triển kinh tế ngày nay có gì khác trước và vì thế giáo dục phải tự thay đổi như thế nào để thích ứng với các yêu cầu của mô hình kinh tế mới.

Nếu như chúng ta tự bằng lòng với vai trò một nền kinh tế gia công, chủ yếu đi may quần áo, đóng giày dép, lắp ráp điện thoại thì có lẽ nền giáo dục cũng không cần nỗ lực gì nhiều cũng đào tạo ra những người thợ lành nghề.

Nếu như chúng ta tự bằng lòng với vai trò một nền kinh tế gia công, chủ yếu đi may quần áo, đóng giày dép, lắp ráp điện thoại thì có lẽ nền giáo dục cũng không cần nỗ lực gì nhiều cũng đào tạo ra những người thợ lành nghề.

Nhưng chỉ cần bước thêm một nấc trên bậc thang giá trị, như gia công phần mềm hay đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Intel, chúng ta đã thấy thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, có kiến thức cập nhật, biết ngoại ngữ, biết chủ động tổ chức công việc - nguồn nhân lực mà rõ ràng nền giáo dục trong nước chưa đào tạo ra được. Ngay cả ở giai đoạn gia công, chúng ta vẫn đang còn thiếu giới quản trị cấp trung làm việc với năng suất cao, hiệu quả cao. Những nỗ lực làm nhà cung ứng nội địa để tham gia vào các dây chuyền sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đang lắp ráp thành phẩm ở Việt Nam ít đem lại kết quả, một phần cũng do thiếu những con người có những kỹ năng cần thiết.

Huống gì thế giới đang đi vào giai đoạn bùng nổ các mô hình sản xuất kinh doanh mới, trong đó các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao nhất không còn là sản xuất nữa mà là tìm ý tưởng, thiết kế, cải tiến, lựa chọn mô hình, rồi các kỹ năng mềm để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất. Dĩ nhiên không trường học nào có thể dạy kịp các kiến thức công nghệ đang được áp dụng để làm ra ứng dụng mới, không trường nào đủ nguồn lực để dạy các đề tài mới tinh như trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu lớn...

Cái các trường có thể làm là đào tạo ra những con người biết sáng tạo, luôn tiếp nhận được cái mới, biết hoài nghi các mô hình cũ đã định hình, biết đặt câu hỏi và tìm lời giải cho các vấn đề mà cuộc sống luôn đặt ra.

Để làm được điều đó, các nhà giáo dục phải dày công suy nghĩ để thiết kế lại toàn bộ hoạt động giáo dục, từ dạy gì đến dạy như thế nào, từ nuôi dưỡng tinh thần gì ở môi trường đại học đến khích lệ một thái độ học tập ra sao, học vẹt hay học thực chất. Những điều đó chưa chắc đã cần một mức độ đầu tư cao hơn trước, chưa hẳn quá chú trọng đến quy mô đầu tư nhưng chắc chắn nó đòi hỏi phải thay đổi cách suy nghĩ đến tận gốc rễ và một đam mê bắt tay vào cuộc.

Ai là người giỏi toán nhất Việt Nam?

Ngô Bảo Châu.

Bài toán khó nhất thế giới chưa ai giải được?

7. Những bài toán chưa có lời giải: The Riemann Hypothesis. Được công bố lần đầu tiên bởi nhà Toán học số học người Đức Bernhard Riemann vào năm 1859, The Riemann Hypothesis đến nay vẫn là một trong những vấn đề lớn và khó nhất trong Toán học, chưa có bằng chứng nào chứng minh hay phủ nhận nó một cách chính xác.

Nhà toán học Việt Nam nhận giải Fields đầu tiên là ai?

RẠNG DANH NƯỚC VIỆT: Trưa 19-8, giải thưởng Fields - được xem là giải "Nobel Toán học" - đã chính thức được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao cho giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam.

Ai đã giải được 7 bài toán thiên niên kỷ?

Grigori Perelman - "kẻ lập di" được mệnh danh là thiên tài toán học, người thông minh nhất hành tinh với công lao giải được bài toán Thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải thưởng triệu đô danh giá và quay về "ở ẩn".