Ngữ văn 10 khái quát văn học dân gian việt nam

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này.

- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

1. Kiến thức:

- Khái niệm văn học dân gian.

- Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

- Những thể loại chính của văn học dân gian.

- Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian.

2. Kỹ năng:

- Nhận thức khái quát về văn học dân gian.

- Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam.

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 10 - Khái quát văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần: 02 Tiết PPCT: 4 Ngày soạn: 21-08-10 Ngày dạy: 23-08-10 ĐỌC VĂN: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm được những nét khái quát về văn học dân gian cùng với những giá trị to lớn, nhiều mặt của bộ phận văn học này. - Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy văn học dân gian. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Khái niệm văn học dân gian. - Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. - Những thể loại chính của văn học dân gian. - Những giá trị chủ yếu của văn học dân gian. 2. Kỹ năng: - Nhận thức khái quát về văn học dân gian. - Có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian Việt Nam. 3. Thái độ: Biết trân trọng đối với các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. C. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, thuyết giảng kết hợp với thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp: 10A4 Sĩ số: Vắng: [P: / KP: ] 10A7 Sĩ số: Vắng: [P: / KP: ] 10A8 Sĩ số: Vắng: [P: / KP: ] 2. Bài cũ: Con người Việt Nam được thể hiện qua văn học như thế nào? 3. Bài mới: Ngay từ lúc còn thơ bé, bên chiếc võng đong đưa, chúng ta đã được những người bà, người mẹ, người chị vỗ về ru ta vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ, những khúc hát ru, những bài hát dân ca mộc mạc. Truyện cổ tích, ca dao-dân ca, chèo, tuồng tất cả là biểu hiện của VHDG. Và để hiểu rõ hơn kho tàng VHDG phong phú của Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu văn bản “Khái quát VHDG Việt Nam”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC - Thế nào là văn học dân gian? Cho ví dụ? - GV giải thích: tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. - Truyền miệng là phương thức như thế nào?Tại sao VHDG còn gọi là văn học truyền miệng? - Em hiểu như thế nào là sáng tác tập thể? - Tại sao nói: các tác phẩm VHDG có tính dị bản? - GV liên hệ tính dị bản trong ca dao [Tháp Mười đẹp nhất hoa sen] - Các tác phẩm VHDG thường được gắn bó với những hình thức sinh hoạt nào của nhân dân lao động? Lấy ví dụ minh hoạ. - GV yêu cầu HS đọc và lần lượt trình bày khái niệm về các thể loại VHDG. - Lấy ví dụ minh hoạ và mở rộng cho từng thể loại. - GV liên hệ: Con rồng cháu tiên [TT] Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước [ST] Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm [TrT] Thạch Sanh, Sọ Dừa, Tám Cám [CT] Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi[NN] - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: [3 nhóm - 6 phút] + Nhóm 1: Tại sao có thể nói: VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú của nhân dân? VD: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. + Nhóm 2: Tính giáo dục của VHDG được thể hiện như thế nào? Em hãy lấy một số ví dụ để minh họa. - GV liên hệ và giáo dục: Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Trầu cau, + Nhóm 3: VHDG có giá trị nghệ thuật như thế nào? Nhà thơ đã học được gì qua ca dao? - GV liên hệ: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, - GV chốt lại nội dung chính của bài. - GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Gv hướng dẫn HS tự học. I. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VHDG. 1. Tính truyền miệng. - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. - VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng. 2. Tính tập thể. - Tập thể: nhóm người, cộng đồng dân cư. - Tác phẩm VHDG ban đầu do một người sáng tác sau đó những người khác sửa chữa, bổ sung cho hay hơn, hoàn thiện hơnàTạo ra các dị bản. =>Ngoài hai đặc trưng cơ bản trên VHDG còn có một số đặc trưng sau: Tính biểu diễn, tính dị bản, tính địa phương. III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VHDGVN 1. Thần thoại 2. Sử thi 3. Truyền thuyết 4. Cổ tích 5. Truyện ngụ ngôn 6. Truyện cười 7. Tục ngữ 8. Câu đố 9. Ca dao 10. Vè 11. Truyện thơ 12. Chèo. IV. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDGVN. 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. - Tri thức trong văn học dân gian bao gồm: tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức về con người - Tri thức trong văn học dân gian được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, được trình bày hấp dẫn à sức truyền bá sâu rộng, sức sống dài lâu 2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Những đạo lý làm người được đúc kết trong văn học dân gian: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần bất khuất kiên cường, cần kiệm, óc thực tiễn... 3. VHDGVN có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. - VHDG được chắt lọc, mài giũa qua không gian, thời gian, là “viên ngọc sáng”. - VHDG đóng vai trò chủ đạo và là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở cho văn học viết. IV. TỔNG KẾT: v Ghi nhớ: SGK/19 V. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC. - Học bài cần nắm được: + Khái niệm, đặc trưng, hệ thống thể loại và giá trị cơ bản của VHDG VN. + Tìm một số ví dụ cho mỗi thể loại VHDG. - Chuẩn bị bài mới: “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [tt]”: + Ôn lại khái niệm, quá trình và các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. + Làm BT1,2,3,5/SGK/20,11. E. RÚT KINH NGHIỆM.

 KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm văn học dân gian

   Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những học sinh khác nhau trong đòi sống cộng đồng. Bất cứ một văn bản nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ.

2. Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian

a. Văn học dân gian là những sản phẩm truyền miệng [Tính truyền miệng].

b. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể [Tính tập thể].

c. Văn học dân gian luôn gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt tinh thần của quần chúng [Tính thực hành].

3. Thể loại văn học dân gian

   Gồm 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Các thể loại gắn bó với nhau trong tổng thể văn hóa dân gian.

4. Giá trị của văn học dân gian 

   Có giá trị nhiều mặt:

- Là một pho tri thức bách khoa, là những bài học giáo dục đạo đức, lối sống.

- Đặc biệt là kho lưu trữ nghệ thuật truyền thông, của dân tộc, có thế mạnh trong hội nhập quốc tế.

5. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

   Có vị trí là nền tảng cho văn học viết, làm cơ sở cho sự phát triển của văn học dân tộc.

HƯỚNG DẨN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

   Ba đặc trưng cơ bản của văn học dân gian là:

a. Tính truyền miệng

-  Đây là đặc trưng của quá trình sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác, đời này qua đòi khác không bằng chữ viết mà bằng lòi qua sự nhập tâm ghi nhớ.

-  Nhân dân lao động sáng tác bằng ngôn ngữ nói, ngay từ khi chưa có chữ viết. Quá trình lưu truyền tiếp tục bổ sung bằng ngôn ngữ nói. về
sau, người ta sưu tầm và ghi chép lại, ấy là khi tác phẩm đã hoàn thành và lưu hành, thậm chí qua hàng trăm năm.

-  Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian [Ca hát chèo, tuồng, cải lương...] Tính truyền miệng làm nên sự phong phú, đa dạng nhiều vẻ của văn học dân gian. Tính truyền miệng làm lên nhiều bản kể gọi là dị bản.

b. Tính tập thể

-  Quá trình sáng tác lúc đầu do một cá nhân khởi xướng, nhưng được nhiều người tham gia sửa chữa, thêm bớt, cuối cùng đã trở thành sản phẩm chung, có tính tập thể.

-  Mọi người có quyền tham gia bổ sung sửa chữa sáng tác dân gian.

a. Tính thực hành

- Văn học dân gian không tồn tại đơn lẻ, trên lí thuyết, mà bao giờ cũng gắn với một loại hình hoạt động nhất định của nhân dân lao động. Ví dụ: hát ru, hò đi cấy, hát ví, hát đôi...

- Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc dù ở đâu làm gì, hãy nghe người nông dân tâm sự:

   Ra đi anh đã dặn dò

   Ruộng sâu cấy trước, ruộng gò cấy sau

   Ruộng sâu cấy trước để lúa lên cao, cứng cáp, tránh được ngập lụt. Ta nhận ra đó là lời ca của người nông dân trồng lúa nước

   Hoặc:

   Lá này là lá xoan đào

   Tương tư thì gọi thế nào hỡi em?

   Là lời chàng trai nông thôn tế nhị và duyên dáng mượn hình ảnh lá xoan đào để thể hiện hình ảnh của mình.

Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại.

1. Truyện thần thoại

- Thần thoại là hình tự sự dân gian, thường kể về các vị thần xuất hiện chủ yếu ở thòi công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, quá trình sáng tạo văn hóa của người Việt cổ.

- Do quan niệm của người Việt cổ, mỗi hiện tượng tự nhiên là một vị thần cai quản như thần sông, thần núi, thần biển.... nhân vật trong thần thoại là thần khác hẳn những vị thần trong thần tích, thần phả.

VD: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thần trụ trời...

2. Sử thi dân gian

- Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào

hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sông cộng đồng của nhân dân thời cô đại.

Ví dụ: sử thi "Đẻ đất đẻ nước" của người Mường dài 8530 câu thơ tả lại sự việc trần gian từ khi hình thành vũ trụ đên khi bản Mường được ổn định.

-   Nhân vật sử thi mang cốt cách của cộng đồng [tượng trưng cho sức khỏe, niềm tin của cộng đồng]. Ví dụ: Đăm Săn chiến đấu với mọi thế lực bình yên cho muôn làng. Uylitxơ cùng đồng đội lênh đênh ngoài biển khơi gắn liền vối thòi đại người Hi Lạp cổ đại chinh phục biển cả...

3. Truyền thuyết

- Dòng tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật cụ thể theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư của một vùng.

- Nhân vật trong truyền thuyết là nửa thần, nửa người như: Sơn Tinh, Thủy Tinh [Thần vẫn mang tính người] hoặc An Dương Vương [biết cầm sừng tê bẩy tấc rẽ nước về thủy phủ]. Như vậy nhân vật có liên quan tới lịch sử nhưng không phải là lịch sử.

- Xu huống lí tưởng hóa: Nhân dân gửi vào đó những ước mơ khát vọng của mình. Khi có lũ lụt họ ước có một vị thần trị thủy. Khi có giặc họ mơ có một Thánh Gióng.  Trong hòa bình, họ mơ có một hoàng tử Lang Liêu làm ra nhiều thứ bánh ngày tết. Đó là người anh hùng sáng tạo văn hóa.

   Ví dụ: truyền thuyết Hùng Vương, An Dương Vương và Mi Châu, Trọng Thủy, Bánh chưng bánh dày....

4. Cổ tích

- Dòng tự sự dân gian mà cốt truyện kể về những con người bình thường trong xã hội có phân chia đẳng cấp, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.

- Nội dung truyện cổ tích thường đề cập tới hai vấn đề cơ bản: kể về số phận bất hạnh của người nghèo khổ, phản ánh cuộc đấu tranh xã hội và ước mơ khát vọng đổi đòi của nhân dân...[nhân đạo, lạc quan].

-  Nhân vật thường là em út, con riêng, thân phận mồ côi như: Sọ dừa, Tấm Cám, Thạch Sạch...

Ví dụ: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...

5. Truyện cười

- Truyện cười thuộc dòng tự sự dân gian rất ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. Truyện xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán xã hội.

- Các mâu thuẫn trong truyện cười

+ Cái bình thường với không bình thường.

+ Mâu thuẫn giữa lòi nói với việc làm.

+ Mâu thuẫn trong nhận thức lí tưởng.

   Từ những mâu thuẫn ấy làm bật lên tiếng cười.

   Ví dụ: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày

6. Truyện ngụ ngôn

- Truyện viết theo phương thức tự sự dân gian rất ngắn gọn, kết cấu rất chặt chẽ, nhân vật là người, bộ phận của con người, là vật [phần lớn là các con vật] biết nói, có tính cách như người. Từ đó rút ra những kinh nghiệm và triết lí sâu sắc.

- Nhân vật truyện ngụ ngôn rất rộng rãi có thể là vật, các con vật hoặc người. Truyện có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

   Ví dụ: Treo biển, Trí khôn...

7. Tục ngữ

- Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân.

8. Câu đố

   Là những bài văn vần, hoặc câu nói có vần mô tả vật đó bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về cuộc sống.

9. Ca dao

   Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần có điệu đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy nhằm diễn tả thê giới nội tâm con người.

10. Vè

Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.

11. Truyện thơ

   Là những tác phẩm dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng của xã hội bị cưỡng đoạt.

12. Chèo

- Tác phẩm sân khấu dân gian kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức phê phán đả kích mặt trái của xã hội.

- Ngoài chèo còn có những thể loại sân khấu khác cũng thuộc về dân gian như tuồng, cải lương, múa rối.

Ví dụ: Chèo Quan Ảm Thị Kính, Suý Vân giả dại.

Câu 3.  Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

1. Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chứa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc - là kho tri thức phong phú về đời sông của dân tộc.

2. Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công.

3. Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc.

Câu 4. [Nâng cao]

So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các thể loại văn học dân gian

12 thể loại văn học dân gian dựa trên các tiêu chí sau đây:

-   Về mặt loại văn: các thể loại trên khác nhau ở chỗ chúng là văn bản, văn xuôi hay sân khấu?

+ Văn xuôi gồm: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn

+ Văn vần gồm: sử thi, ca dao, tục ngữ, câu đó, vè, truyện thơ...

+ Sân khấu có chèo [và một số loại sân khấu khác]

- Trong văn xuôi dân gian, các thể loại khác nhau về thòi điểm ra đời, thời kì thịnh hành và đặc trưng nội dung, nghệ thuật, cụ thể:

+ Thần thoại ra đời sớm nhất, khi con người chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên, nội dung chủ yếu đề cập đến đặc trưng tính cách, cuộc sống của các vị thần, nghệ thuật mang tính kì ảo, hoang đường.

+ Truyền thuyết ra đời muộn hơn, khi xã hội đã xuất hiện cuộc chiến giữa các dân tộc. Nội dung truyện đề cập chủ yếu đến số phận các nhân vật lịch sử, đời sống thần linh bị lu mờ nhưng vẫn còn chi phôi sâu sắc tới cuộc sông của con người.

+ Cổ tích ra đời trong xã hội đã phát triển, nội dung đề cập đến các vấn đề đấu tranh xã hội giữa chính - tà, thiện - ác. về nghệ thuật, tuy còn nhiều yếu tố hoang đường nhưng đó chỉ là nhân tố phù trợ cho nhân vật chính diện.

+ Truyện cười và ngôn ngữ ra đời trong xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội đã bộc lộ mặt trái mâu thuẫn đáng cưới hoặc để rút ra kinh nghiệm.

- Trong văn học dân gian, các thể loại khác nhau về đặc điểm nội dung và nghệ thuật.

+ Sử thi có cốt truyện gần giống với truyền thuyết nhưng được làm bằng thơ.

+ Ca dao thường là phần lời của các bài hát dân ca đã lược bỏ đi phần nhạc. Nội dung đề cập đến mọi nơi của cuộc sông xã hội, trong đó chủ yếu là đời sống tình cảm của nhân dân lao động...

+ Truyện thơ có thể coi như những truyện cổ tích bằng thơ hoặc những bài ca dao dài bộc lộ tình cảm qua một cốt truyện. Chẳng hạn truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái.

+ Tục ngữ là những câu nói có vần, dùng để đúc kết kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm ứng xử cuộc sông... về nghệ thuật, tục ngữ có đặc trưng là khái quát hóa cao độ.

+ Vè là những câu hỏi có vần, ghép lại với nhau theo hình thức của nó [thường là loại ba, bồi chữ], nhưng nội dung rất cụ thể, rõ ràng, không hàm ý, gợi ý như thơ. Nội dung thường phê phán, chế giễu một loại thói hư tật xấu nào đấy hay quảng cáo tuyên truyền cho một chủ trương, chính sách...

Video liên quan

Chủ Đề