Người hay thức khuya là người như thế nào

Ngủ nhiều, dậy trễ hay thức khuya đều có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh: CNN

Người thông minh là người thức khuya?

Tạp chí Independent số tháng 01-2017, công bố kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Satoshi Kanazawa và Kaja Perina lý giải vì sao "cú đêm" lại thông minh hơn, có tố chất sáng tạo, lanh lợi, tính độc lập cao.

Theo Seattle Times, tỷ phú Bill Gates cho rằng giấc ngủ tối kéo dài 7 tiếng là khá lý tưởng để duy trì tinh thần minh mẫn, phát huy sự sáng tạo cho ngày mới. Ông cho rằng, khi cần đến sự sáng tạo, ông buộc phải ngủ đủ giấc.

Riêng nhà sáng lập hãng xe điện Tesla - Elon Musk bắt đầu ngủ vào lúc 1h và thức dậy lúc 7h. Ổng cho biết ông chỉ ngủ từ 6 đến 6 tiếng rưỡi mỗi ngày.

Đối lập với việc ngủ sớm - dậy sớm, kết quả này dựa trên khái niệm, người thông minh có khả năng thích nghi cuộc sống hiện đại, chấp nhận các giá trị tiến hóa, chẳng hạn như việc thức khuya.

Một nghiên cứu khác về bộ não của những "cú đêm" và những người dậy sớm do nhà tâm lý học Richard D. Roberts từ Đại học Sydney và Patrick C. Kyllonen thuộc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân, thực hiện trên 420 người, ở các lĩnh vực: kiến thức cơ học, kỹ thuật, toán học tổng quát, đọc hiểu, bộ nhớ và tốc độ xử lý.

Kết quả cho thấy, những "cú đêm" vượt trội hơn về bộ nhớ và tốc độ xử lý. 

Nghiên cứu được thực hiện trên 1.229 nam giới và phụ nữ có thói quen ngủ sau 11h đêm và thức dậy sau 8h. Các "cú đêm" đó thường là những người thông minh, có thu nhập cao trong xã hội, uy tín dễ tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.

"Theo nghiên cứu, cựu tổng thống Mỹ Obama, ông Charles Darwin, Winston Churchill, Keith Richards và Elvis Presley đều nổi tiếng là những người thức khuya, có chỉ số IQ cao và thành công trong cuộc sống" - theo Business Insider.

Không ngủ ban đêm, giảm tập trung ban ngày

Ông Howard Murad, giáo sư y khoa tại trường đại học Y khoa Geffen, người sáng lập tập đoàn Murad Skincare cho rằng, giấc ngủ giữ cho chúng ta sắc bén, nhạy cảm, sáng tạo và cải thiện khả năng xử lý thông tin trong tích tắc. Mất ngủ khoảng 1 giờ 30 phút vào ban đêm sẽ giảm bớt 1/3 khả năng tập trung vào ban ngày.

Giải Nobel Y học năm 2017 vinh danh ba nhà khoa học Jeffrey C.Hall, Michael Rosbash và Michael W.Young với công trình nghiên cứu "khám phá cơ chế phân tử điều khiển nhịp sinh học hàng ngày" - hay còn gọi là đồng hồ sinh học.

Bất cứ điều gì con người cố gắng làm để ngủ bù vào cuối tuần, hay những dịp nghỉ ngắn ngày, hoặc sử dụng thuốc ngủ… có thể phá hủy đồng hồ sinh học khỏe mạnh.

Nghiên cứu trên giúp nhân loại hiểu ra, đồng hồ sinh học hoạt động theo cùng cơ chế trong tế bào của các cơ thể đa bào, trong đó có con người. 

Nó điều chỉnh các chức năng quan trọng như: lượng hormone, thân nhiệt, quá trình trao đổi chất, giấc ngủ và hành vi…

Nếu kéo dài sự lệch lạc trong lối sinh hoạt với nhịp sinh học hàng ngày, dẫn đến việc tăng nguy cơ các bệnh nguy hiểm, thậm chí có cả bệnh ung thư. Khi chúng ta tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, điều đó làm giảm mức melatonimn, gây tổn hại tế bào.

Ông Cappuccio, chuyên viên nghiên cứu người Anh về các lợi ích và ảnh hưởng giấc ngủ đối với sức khỏe, thực hiện một nghiên cứu trong vòng 4 năm cho các đối tượng ở độ tuổi 42-81 tuổi, kết luận rằng:

"Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa việc thiếu ngủ, cũng như thay đổi ca làm việc trái với đồng hồ sinh học riêng mỗi người đều liên quan đến các bệnh như: tăng cân, tiểu đường, huyết áp cao, cảm lạnh và đột quỵ"

Các kết quả y khoa mới nhất cho rằng, việc làm trái với đồng hồ sinh học tự nhiên, thức khuya vào ban đêm tiềm tàng nhiều mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người, thậm chí việc ngủ nhiều, không thể nào thức dậy cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe chúng ta.

TRÙNG DƯƠNG

Thực tế, những người hay thức khuya chính là nhóm bạn bè tuyệt vời trong nhất trong cuộc sống. Lifehack đã liệt kê ra 7 lý do để giải thích “hiện tượng” kì lạ đó.

8 kẻ thù thầm lặng của giấc ngủ

Ai cũng biết uống cà phê trước khi nghỉ ngơi là quyết định sai lầm. Tuy nhiên, còn nhiều loại thực phẩm cũng như thói quen tai hại khác đã và đang âm thầm phá hoại giấc ngủ hàng đêm của nhiều bạn trẻ.

Quý trọng thời gian

Hẹn hò vào lúc 6 giờ 30 phút sáng với người có thói quen thức khuya tất nhiên sẽ vô cùng khó khăn. Nhịp sống của họ diễn ra khá chậm rãi nhưng vẫn tràn đầy ý nghĩa.

Họ là những người bạn quý giá vì luôn dành thời gian bên cạnh, lắng nghe bạn bè tâm sự, hơn nữa cũng chẳng phiền lòng khi bị “leo cây”.

Mãi tươi trẻ

Thói quen cho phép bản thân dậy muộn giúp chúng ta không bị cuốn vào quá nhiều cuộc cạnh tranh phiền não, từ đó tạo ảnh hưởng rất tích cực đến dáng vẻ tươi trẻ, khả năng chống lão hóa sớm.

Ngủ muộn giúp bạn tươi trẻ lâu hơn - 

Ảnh: Shutterstock

Chúng ta cần những người thân như thế để giúp kiểm soát, cân bằng cuộc sống. Hơn nữa, bạn đã bao giờ thấy họ có nếp nhăn hoặc sợi tóc bạc nào hay chưa?

Trân trọng bản thân

Người hay ngủ muộn rất quý trọng khoảng không riêng tư, thường dành nhiều thời gian khám phá những điều sâu thẳm trong trí tưởng tượng. Tuyệt vời hơn, họ hoàn toàn đủ khả năng độc lập hoàn thành mọi công việc.

Tình bạn đẹp không đồng nghĩa rằng đi đâu cũng phải có nhau. Tâm thế đó giúp chúng ta thoải mái, độc lập hơn.

Hành xử tốt

\n

Người ngủ muộn thường biết lựa chọn cách cư xử sao cho hợp lý - 

Ảnh: Shutterstock

Người thức khuya thường có nhiều suy tư, trăn trở. Do đó, họ không quá bốc đồng khi phải đưa ra quyết định quan trọng.

Thay vì đổ lỗi, họ thường tự chịu trách nhiệm cho những thiếu sót của mình.

Luôn bình tĩnh

Ai cũng muốn có được một người bạn sở hữu tinh thần “thép”, luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. Chỉ cần vài phút ngắn ngủi bên họ, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng đó và cảm thấy an toàn hơn.

Bản chất trầm tĩnh cũng khiến họ trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe tuyệt vời, có xu hướng yên lặng cảm nhận tâm tư của mọi người hơn là đưa ra lời khuyên vội vàng, sau đó mới lần lượt giúp hóa giải những gút mắc trong cuộc sống.

8 bước chuẩn bị cho ngày mới chất lượng

Phát triển các thói quen tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thông minh

Quy chụp người ngủ nhiều lười biếng là không chính xác. Thực tế, họ lao động rất hiệu quả vì luôn tràn đầy năng lượng sau khi đã chợp mắt đủ giấc, biết cách tổ chức công việc theo tiêu chí thật thông minh chứ không phụ thuộc vào sự chăm chỉ.

Vô lo

Người ngủ qua 7 giờ 30 phút sáng thường không quan tâm mọi người nghĩ gì về bản thân. Thay vì lo ngại bởi định kiến, họ thích tự do làm điều mình muốn hơn.

Chúng ta cần học “cách thức khuya” để giúp bản thân trở nên điềm tĩnh, biết cách cân bằng cuộc sống.

Tin liên quan

Nhiều người có thói quen thường xuyên thức khuya, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những tác hại của thức khuya tới cơ thể và làn da của như thế nào.

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, thì ban đêm là thời gian mà cơ thể nghỉ ngơi phục hồi lại sức khỏe và cân bằng các yếu tố trong cơ thể, nhưng vì một nguyên nhân hoặc một thói quen nào đó mà chúng ta thường xuyên thức đêm ngủ không đủ giấc. Việc thức khuya thường xuyên có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và còn ảnh hưởng tới sắc đẹp đặc biệt với chị em phụ nữ.

  • Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.

Thiếu ngủ gây đau đầu

  • Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Khi thức khuya cơ thể dễ bị thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... hơn so với người ngủ đủ giấc.

Trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung...

  • Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi. Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.

Đau bụng do viêm loét dạ dày vì thức khuya

  • Thức khuya làm giảm thị lực

Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.

Ngoài ra, ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh. Khi chúng ta làm việc vào ban đêm mức độ tập trung càng cao thì mắt bạn sẽ tập trung vào lượng ánh sáng này nhiều hơn. Bản chất ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong các loại ánh sáng nhìn thấy được, chúng có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc. Tổn thương do ánh sáng xanh gây ra là những tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích lũy dần theo thời gian, cuối cùng có thể gây các bệnh mắt, đặc biệt hay gặp nhất là bệnh thoái hóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Ngày nay căn bệnh thoái hóa điểm vàng đang dần trẻ hóa và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh là một tác nhân thúc đẩy bệnh phát triển sớm.

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo, mức độ tái tạo vào ban đêm nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của da. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm, xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, khô da, mụn trứng cá...

Quầng thâm và bọng mắt: Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ, thức khuya sẽ dẫn đến lưu thông máu quanh mắt kém, sẽ xuất hiện quầng thâm quanh mắt, vệt máu trong lòng trắng của mắt và bọng mắt.

Thức khuya gây nổi mụn trứng cá

Để tránh những tác hại do thức khuya gây ra chúng ta nên hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 12 giờ và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng là biện pháp giúp làm giảm tác dụng do việc thức khuya gây nên.

XEM THÊM

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề