Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Gai cột sống là bệnh xương khớp khá phổ biến, không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn dễ để lại nhiều di chứng về sau. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, từ đó áp dụng các cách chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

  • Gai cột sống lưng và cổ: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách khắc phục
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị?
  • Vẹo cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

1. Gai cột sống là gì?

Bệnh thường gây ra cảm giác đau ở vùng thắt lưng, vai hay cổ do gai chèn ép vào dây thần kinh, thậm chí có thể làm hạn chế vận động những vùng bị ảnh hưởng. Gai xương có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường nhất là ở cổ và lưng.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Gai cột sống cổ:

Triệu chứng của gai cột sống cổ thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Người bệnh cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh (chụp x-quang) để phát hiện các bất thường trong xương như: chiều cao đĩa đệm thay đổi, xuất hiện gai ở đốt sống, các mấu xương thừa ra ngoài…

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Gai cột sống thắt lưng:

Biểu hiện dễ nhận thấy của gai cột sống thắt lưng là các cơn đau khi vận động, đặc biệt là khi xoay hông. Giai đoạn bệnh nặng, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ngứa, tê ở mông và bàn chân.

2. Gai cột sống có nguy hiểm không?

Gai cột sống không nằm trong nhóm bệnh có thể dẫn đến tử vong nhưng gây đau đớn, tê bì, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí bệnh nặng còn khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Đau thần kinh tọa
  • Rối loạn tiền đình
  • Huyết áp tăng giảm đột ngột, rối loạn hô hấp
  • Đau thần kinh liên sườn
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Cong vẹo cột sống
  • Bại liệt cột sống, mất khả năng vận động…

3. Triệu chứng gai cột sống

Thời gian đầu, người bệnh rất khó nhận biết hoặc dễ nhầm lẫn với đau lưng, đau vai thông thường. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng sau đây, cần phải đặc biệt lưu ý, không nên loại trừ nguy cơ bị gai cột sống.

CƠ QUAN

TRIỆU CHỨNG

Cổ, thắt lưng ⭐ Đau nhức, tê bì đặc biệt là khi vận động. Dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi.
Cột sống ⭐ Mất hoặc giảm cảm giác khu vực cột sống bị tổn thương.
2 tay ⭐ Cơn đau tê lan từ vùng cổ xuống hai tay.
2 chân ⭐ Cơn đau kéo từ lưng xuống 2 bàn chân.
Cơ bắp tay chân ⭐ Yếu đi, đau nhức.
Hệ tiêu hóa, hệ bài tiết ⭐ Rối loạn gây mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện.
Các triệu chứng khác ⭐Tăng tiết mồ hôi, tăng huyết áp, suy hô hấp, mệt mỏi, mất cân bằng cơ thể…

4. Nguyên nhân gai cột sống

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gai cột sống, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

Viêm xương khớp: Khi bị viêm xương khớp sẽ dẫn đến hiện tượng kích thích tế bào tạo thêm xương, từ đó dẫn tới việc xương thừa làm cho bề mặt xương nhô ra và hình thành gai.

Lắng đọng canxi: Nguyên nhân này thường xảy ra ở người cao tuổi, khi bị thoái hóa cột sống dẫn đến tích tụ canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% thành phần tạo nên sụn) và biến đổi một số chất khiến sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Nhiều trường hợp bị chấn thương như va chạm, cọ xát, sức ép, trong quá trình hồi phục xương tự tu bổ.

Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra gai cột sống. Sự biến đổi hình thái về cột sống cùng các tổ chức xung quanh đĩa đệm có thể khiến gai xương hình thành và phát triển không loại bỏ được gai xương.

5. Chẩn đoán

Với các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể nhận biết bản thân có bị gai cột sống hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn về bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên nhờ đến sự can thiệp y khoa với một số phương pháp chẩn đoán sau:

Chụp X-quang: khi chụp X-quang sẽ giúp xác định được vị trí, tình trạng và mức độ ảnh hưởng của xương bị tổn thương, mất sụn hoặc thoát vị đĩa đệm, mức độ thay đổi khớp và sự hình thành gai xương.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này chủ yếu để xác định đĩa sụn có tổn thương không và thần kinh cột sống có bị chèn ép không.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): cung cấp hình ảnh chi tiết về sự thay đổi trong cấu trúc xương sống, mức độ chèn ép thần kinh để đưa ra phương án điều trị tối ưu.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

6. Những ai có nguy cơ cao gai cột sống?

  • Người cao tuổi do lão hóa của cột sống và lắng đọng canxi
  • Người hay bốc vác nặng, thói quen đi đứng, vận động mạnh
  • Người nằm, học, làm việc sai tư thế
  • Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp
  • Người bị viêm cột sống mãn tính
  • Người thừa cân, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích…

7. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Gai cột sống ảnh hưởng nhiều tới cột sống. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên tiến hành thăm khám kịp thời:

  • Các cơn đau kéo dài quá một tuần
  • Các triệu chứng không thuyên giảm khi đã sử dụng thuốc
  • Xuất hiện những cơn đau lưng, cổ, các cơn đau lan rộng xuống tay, chân
  • Đi lại, vận động khó khăn
  • Rối loạn đại tiện, xuất hiện mất cảm giác

8. Các phương pháp điều trị gai đốt sống hiệu quả nhất

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng – nguyên Phó Giám đốc bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh cho biết: Gai cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, dù muốn hay không, còn người cũng không thể đảo ngược lại nguyên tắc này. Đến thời điểm hiện tại, điều trị gai đốt sống chỉ tập trung vào 3 phương pháp chính là: làm giảm cơn đau, trị liệu thần kinh cột sống và phẫu thuật cắt bỏ gai.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

8.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh gai cột sống. Các biện pháp không gây hại có thể áp dụng như:

  • Mát-xa
  • Vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn
  • Điện xung
  • Tập phục hồi chức năng cũng đem lại hiệu quả tích cực.

Các biện pháp như chườm lạnh, căng cơ, xoa bóp cũng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ cũng giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Ngoài ra, tập thể dục với các bài tập phù hợp cũng giúp cải thiện chuyển động và tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng.

8.2. Sử dụng thuốc tây

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau nhức, tê bì chân tay, căng cứng cơ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau kháng viêm (nhóm không hoặc có steroid), thuốc giãn cơ để hạn chế và kiểm soát những cơn đau. Việc dùng thuốc đem lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số thuốc thường được các bác sĩ kê đơn như:

– Thuốc giảm đau, kháng viêm:

  • Paracetamol
  • Ibuprofen
  • Diclofenac
  • Nhóm Corticoid

– Thuốc giãn cơ:

  • Cyclobenzaprine
  • Tizanidine

Nếu kích thích xương gây đau và viêm, bác sĩ có thể tiêm cortisone vào khớp bị tổn thương. Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ bởi dù ít hay nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

8.3. Phẫu thuật

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định mổ gai cột sống, nhất là khi đã có sự chèn ép vào tủy làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép thần kinh gây ra tê tay, chân, rối loạn đại tiểu tiện.

Tuy nhiên, phẫu thuật cũng không phải giải pháp hoàn toàn khả thi vì gai cột sống là một đáp ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Kể cả khi đã được phẫu thuật cắt bỏ, gai cột sống vẫn có khả năng mọc lại. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để phát hiện và xử trí diễn tiến xấu kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa gai cột sống tại nhà bằng ngải cứu, xấu hổ, chìa vôi,… để hỗ trợ giảm đau trong trường hợp bệnh nhẹ.

Cách chữa gai cột sống tại nhà đơn giản, hiệu quả 

9. Lối sống, sinh hoạt cho người bị gai cột sống

Gai cột sống ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động thậm chí gây nên những biến chứng khó lường như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, tê liệt cột sống, mất khả năng vận động.

Do vậy, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cũng như ngăn ngừa bệnh, mỗi người nên thiết lập cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp như:

9.1 Về chế độ ăn uống                                                

  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa Omega-3, vitamin K và tăng hàm lượng chất xơ
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bảo vệ xương khớp, phòng ngừa sự tái phát của gai xương.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Chế độ ăn uống

9.2 Trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng; nằm, ngồi đúng tư thế.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn các bài tập phù họpw dành cho người gai cột sống.
  • Hạn chế mang vác vật nặng ảnh hưởng tới cột sống
  • Trường hợp bị cong vẹo cột sống do gai cột sống có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai lưng bảo vệ cột sống.
  • Nên thăm khám định kỳ, nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào cần tới các cơ sở y tế kiểm tra để được điều trị kịp thời.

9.3 Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Đối với những người mắc các bệnh lý về xương khớp, các cơn đau liên tục hành hạ làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt. Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng không chỉ hỗ trợ bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng sụn khớp mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh đi lại, vận động dễ dàng hơn.

Hỗ trợ giảm triệu chứng gai cột sống với TPBVSK Thấp Diệu Nang Tâm Bình

Thấp Diệu Nang Tâm Bình được bào chế từ 11 loại thảo dược, tiêu biểu là độc hoạt, đương quy, tục đoan, cốt toái bổ…

Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng của gai cột sống, đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy, đau nhức mỏi xương khớp, tê buồn chân tay, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.

Nguyên nhân gây ra gai cột sống

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

>>> Liên hệ tư vấn, đặt hàng: 0343.44.66.99.

>>> XEM THÊM:

  • 5 bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa nhất định phải thử một lần
  • Đau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Viêm dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì?