Nguyên nhân hư hỏng mái kênh bê tông

Cập nhật lúc 14:57, Thứ bảy, 24/10/2020 (GMT+7)

Nguyên nhân hư hỏng mái kênh bê tông

Công trình thủy lợi Pleikeo chuẩn bị nghiệm thu, bàn giao thì phát hiện có nhiều vị trí hư hỏng và vừa mới được khắc phục xong. Tuy nhiên, đến nay công trình thủy lợi này lại tiếp tục bị đổ sập, tan nát. UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa có báo, nguyên nhân gây ra thiệt hại hư hỏng là do thiên tai.

Ngán ngẩm công trình thủy lợi 119 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã nứt, gãy

Lộ thêm nhiều sai phạm tại công trình thủy lợi 119 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã nứt, gãy

Yêu cầu khắc phục, sửa chữa công trình thủy lợi 119 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã "nát"

Công trình thủy lợi 119 tỉ đồng vừa sửa xong lại tiếp tục đổ sập, tan nát

Theo nội dung báo cáo số 536/UBND-KT do ông Dương Mạnh Mẫn – Phó chủ tịch UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa ký gửi cơ quan cấp trên cho biết, qua phản ánh của báo chí về chất lượng thi công, công trình thủy lợi Pleikeo, UBND huyện Chư Sê tiếp thu chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở ban ngành. Đến nay, đã chỉ đạo sửa chữa khắc phục xong hư hỏng và tiến hành kiểm định chất lượng công trình thủy lợi Pleikeo (tại xã Ayun, huyện Chư Sê).

Tuy nhiên, cơn bão số 7 và áp thấp nhiệt đới gây mưa lũ lớn cộng với xả lũ của công trình thủy điện cùng thời điểm, từ ngày 15/10 đến 18/10/2020 gây thiệt hại: Phần kênh chính, tại vị trí K0+850 nước sông Ayun dâng cao phá vỡ mái hạ lưu cống tiêu số 1 kèm theo đó khoảng 40m kênh bị sạt lở.

Phần kênh N2: Tại vị trí K2+300 (cống tiêu số 6 Ø100), do mưa kéo dài lượng nước đổ về lớn nước không kịp thoát qua cống tiêu làm nước dâng lên tràn trực tiếp qua thành kênh gây xói mái hai bên cống tiêu. Tại vị trí từ K3+642,5 đến K3+ 801m, do mưa đất đá sạt lở gây vùi lấp tuyến kênh.

Tại vị trí K0+ 700m (khoảng 80m kênh), do dân đắp chặn hướng tiêu lượng nước từ sườn đồi về cầu máng ống thép số 1, nên làm nước tràn bờ gây sạt lở mái hạ lưu kênh. Phần kênh N, nước sông dâng cao gây xói chân trụ đỡ (sát mép sông) của cầu máng ống thép số 1.

Nguyên nhân gây ra thiệt hại hư hỏng là do thiên tai. UBND huyện Chư Sê đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, đơn vị thiết kế khẩn trương tham mưu phương án xử lý tránh đợt mưa sau tiếp tục gây thiệt hại cho công trình.

Như Báo Bảo vệ pháp luật đã phản ánh, công trình thủy lợi Pleikeo được đầu tư xây dựng 2 dự án thành phần gồm: Đầu mối và hệ thống kênh dẫn nước, công trình thủy lợi Pleikeo có tổng mức đầu tư là hơn 119 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi công trình vừa hoàn thành, chưa nghiệm thu, bàn giao để đưa vào sử dụng thì công trình này đã xuất hiện hàng loạt hư hỏng nứt, gãy...khiến cho nhân dân địa phương bức xúc, nghi ngờ chất lượng công trình cũng như năng lực của đơn vị nhà thầu thi công.

Trước đó, Sở NN và PTNT tỉnh Gia Lai đã kết luận hàng loạt hư hỏng, bất cập tại công trình thủy lợi Pleikeo như: Tại một số vị trí cửa vào ống thép còn chưa tháo dỡ ván khuôn phục vụ đổ bê tông. Một số cống, phần gia cố bằng bê tông mái ngoài kênh trên cống tiêu còn bị sụt lún, hư hỏng, hở hàm ếch. Cửa vào của các hố bơm chưa được bố trí tấm đan bê tông hoặc lưới thép gây nguy hiểm cho người và gia súc trong quá trình vận hành; chưa có hệ thống biển báo bảo vệ công trình.

Ngoài ra, một số vị trí tiếp giáp giữa thanh giằng kênh và tường kênh chưa đạt yêu cầu về thẩm mỹ và chất lượng; một số thanh giằng bị nứt, vỡ, hư hỏng. Phần cửa vào và cửa ra của một số cầu máng, ống thép bị nứt nẻ, không có tấm nắp. Phần đất đắp phía ngoài phần cửa vào, cửa ra bị xói lở…

Đánh giá về nguyên nhân các sai phạm, hư hỏng, cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai xác định công tác quản lý chất lượng của nhà thầu, tư vấn giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị còn chưa chặt chẽ... dẫn đến các sai phạm, hư hỏng.

Sau đó, cơ quan chức năng đã yêu cầu khắc phục các vị trí hư hỏng tại công trình này, đến ngày 1/10, đại diện đơn vị chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Chư Sê đã có báo cáo đơn vị thi công đã khắc phục xong những hư hỏng của công trình thủy lợi Pleikeo.

Tuy nhiên, khoảng hơn 2 tuần sau đó công trình thủy lợi này lại tiếp tục bị đổ sập, vỡ từng mảng bê tông lớn nhỏ./.

Nguyễn Chính

Nguyên nhân hư hỏng mái kênh bê tông

 

* Kênh thủy lợi bỏ hoang, còn dân thiếu nước sản xuất

Ngày 6-9, Nhân Dân điện tử có bài: “Kênh thủy lợi bỏ hoang, còn dân thiếu nước sản xuất”, phản ảnh về Công trình kênh thủy lợi dẫn nước sau hồ đập Ea Súp thượng thuộc huyện Ea Súp, tỉnh Đác Lắc được khởi công xây dựng năm 2010, năm 2013 thì hoàn thành và bàn giao cho địa phương quản lý và đưa vào sử dụng. Công trình này có tổng mức đầu tư hơn 25,3 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, công trình được xây dựng bằng bê-tông với chiều dài hơn 5 km để lấy nước từ đập hồ Ea Súp thượng về tưới cho khoảng 200 ha cây trồng trên địa bàn thị trấn Ea Súp và xã Cư M’lan, huyện Ea Súp.

Do các kênh nhánh chưa được đầu tư xây dựng nên tuyến kênh chính sau hồ đập Ea Súp thượng được đầu tư hơn 25,3 tỷ đồng bị bỏ hoang nhiều năm nay gây lãng phí lớn.

Ngày 9-9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đác Lắc Mai Trọng Dũng cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, UBND tỉnh Đác Lắc đã chỉ đạo kiểm tra làm rõ các vấn đề mà báo Nhân Dân điện tử và báo chí phản ánh về công trình thủy lợi bị “đắp chiếu” này.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đác Lắc, Sở NN-PTNT đã tổ chức đoàn kiểm tra, làm việc với các bên liên quan và xem xét hồ sơ liên quan đến công trình này.

Kết quả kiểm tra cho thấy: Về dự án đập hồ thủy lợi Ea Súp thượng được khởi công xây dựng từ tháng 5-2001, công trình gồm cụm đầu mối, hệ thống kênh chính đông, kênh chính tây và kênh chính sau đập hồ thượng. Trong đó, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8, Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư cụm đầu mối, hệ thống kênh chính đông, kênh chính tây và kênh chính sau đập hồ thượng và các kênh nhánh có diện tích tưới trên 150 ha. Phần do địa phương quản lý, UBND tỉnh Đác Lắc giao cho UBND huyện Ea Súp làm chủ đầu tư các cấp kênh có diện tích tưới dưới 150 ha.

Công trình có nhiệm vụ đa mục tiêu, trong đó tưới cho tổng diện tích 9.455 ha đất nông nghiệp kết hợp cấp nước sinh hoạt cho gần 20.000 người dân, đồng thời cải thiện môi trường sinh thái, du lịch, thủy sản, giao thông nông thôn. Trong đó, hệ thống kênh chính đông tưới cho 2.478 ha, hệ thống kênh chính tây tưới cho 6.507 ha và khu tưới sau đập chính hồ thượng là 200 ha.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV quản lý công trình thủy lợi Đác Lắc, đơn vị hiện đang quản lý công trình thì hiện nay công trình chỉ mới tưới được 5.692 ha. Nguyên nhân do nhiều tuyến kênh nhánh chưa được đầu tư xây dựng.

Về tuyến kênh chính sau hồ đập Ea Súp thượng bị “đắp chiếu” mà báo chí phản ánh là hoàn toàn chính xác. Qua kiểm tra cho thấy, tuyến kênh này có chiều dài 5,8 km, do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng năm 2010, hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tháng 7-2013, với tổng kinh phí đầu tư là 25,487 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Theo thiết kế được phê duyệt, tuyến kênh này phục vụ tưới cho 200 ha cây trồng. Hiện khu tưới có địa hình đồi núi xen kẹp, diện tích chủ yếu chạy dọc suối xa tuyến kênh chính và không tập trung, người dân canh tác xen kẽ nhiều loại cây trồng.

Qua kiểm tra cho thấy, hiện trạng kênh chính sau đập hồ thượng có bảy vị trí bị hư hỏng. Cụ thể, tại K0+337m: Cống tiêu số 1, bờ và mái bê-tông bờ trái bị hư hỏng dài 1 m; tại Km0+775m: Cửa ra cầu máng ống thép bị hư hỏng toàn bộ dài 6 m; tại K1+289m: Bờ kênh đất phía phải sạt lở, tấm đan kênh phía phải bị hư hỏng dài 12 m; tại K1+850m: Bờ kênh sạt lở, tấm đan kênh phía trái hư hỏng dài 3 m; tại K2+100m: Bờ kênh sạt lở, tấm đan kênh phía phải hư hỏng dài 12 m; tại K2+250m: Bờ kênh sạt lở, đoạn kênh bê tông bị hư hỏng dài 21 m; tại K4+060m, vị trí cống tiêu số 5, bờ kênh sạt lở, đoạn kênh bị hư hỏng dài 8 m...

Hiện tại, tuyến kênh này do mùa mưa nước lũ tràn vào gây bồi lắng lòng kênh, tình trạng cỏ mọc trong lòng kênh và hai bên bờ kênh chiếm hơn 80% chiều dài toàn tuyến.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đác Lắc, nguyên nhân công trình bị “đắp chiếu”, chưa phát huy hiệu quả là do trong quá trình đầu tư xây dựng trải qua nhiều năm, vốn đầu tư lớn, nguồn lực có hạn, do đó ưu tiên đầu tư xây dựng cụm đầu mối, hệ thống kênh chính đông, kênh chính tây và hệ thống các cấp kênh có diện tích tưới dưới 150 ha tại các xã có diện tích canh tác tập trung. Các tuyến kênh còn lại, trong đó có 11 tuyến kênh nhánh thuộc kênh chính sau đập hồ thượng chưa được đầu tư.

Đối với Công ty TNHH MTV quản lý công trình thủy lợi Đác Lắc, đơn vị hiện đang quản lý công trình nhận bàn giao, quản lý, khai thác công trình từ tháng 7-2013 đến nay, tuyến kênh có quy mô thiết kế tưới cho 200 ha, tuy nhiên hệ thống kênh nhánh chưa được đầu tư xây dựng và khu tưới có địa hình đồi núi xen kẹp, diện tích chủ yếu chạy dọc suối xa tuyến kênh chính và không tập trung, người dân canh tác nhiều loại cây trồng có diện tích manh mún, xen kẽ, việc điều tiết nước tưới trên kênh gây lãng phí nước, chưa phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, đến nay chưa có hộ dân nào đăng ký nhu cầu sử dụng nước và kê khai diện tích tưới từ tuyến kênh này, vì vậy công ty không có cơ sở kiểm đếm diện tích tưới để lập kế hoạch trình cấp có thẩm quyền cấp bù thủy lợi phí, do đó không có kinh phí để duy tu bảo dưỡng tuyến kênh này.

Việc hư hỏng một số vị trí trên tuyến kênh là do qua các mùa mưa, nước từ sườn đồi tràn vào lòng kênh với lưu lượng lớn và tràn qua bờ kênh tại một số vị trí xung yếu, gây sạt lở bờ kênh, phá vỡ kết cấu lòng kênh và công trình trên kênh, ảnh hưởng đến một số hộ dân sinh sống ở hạ lưu tuyến kênh nhưng đơn vị quản lý chưa báo cáo cấp thẩm quyền để có biện pháp xử lý...

Qua kiểm tra và tính toán của Sở NN-PTNT tỉnh Đác Lắc, để khắc phục những hư hỏng trên tuyến kênh này, đến thời điểm hiện nay, cần kinh phí khoảng 550 triệu đồng. Tuy nhiên, tỉnh chưa có nguồn kinh phí để sửa chữa.

Nguyên nhân hư hỏng mái kênh bê tông

Người dân địa phương mong muốn UBND tỉnh Đác Lắc sớm đầu tư xây dựng các kênh nhánh để đưa tuyến kênh chính sau hồ đập Ea Súp thượng vào sử dụng phục vụ sản xuất, tránh lãng phí ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở NN-PTNT tỉnh Đác Lắc đề nghị UBND tỉnh báo cáo với Bộ NN-PTNT cho phép được sử dụng vốn kết dư và vốn dự phòng từ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên thuộc tỉnh Đác Lắc để đầu tư xây dựng hoàn thiện các tuyến kênh nhánh của tuyến kênh chính này sớm đưa công trình vào phục vụ sản xuất; chỉ đạo UBND huyện Ea Súp phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc lập thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống kênh nhánh này.

Đề nghị Công ty TNHH MTV quản lý công trình thủy lợi Đác Lắc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ tuyến kênh chính sau đập hồ Ea Súp thượng, không để phát sinh hư hỏng, bồi lắng gây thiệt hại, ảnh hưởng đến chất lượng công trình; đồng thời đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp khắc phục hiện trạng các vị trí hư hỏng và tình trạng bồi lắng lòng kênh, bảo đảm duy tu, bảo dưỡng tuyến kênh theo quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Việc kiểm tra và đề xuất nêu trên của Sở NN-PTNT tỉnh Đác Lắc là kịp thời và cấp thiết. Bởi nếu chậm đầu tư xây dựng các tuyến kênh nhánh của tuyến kênh chính này thì không chỉ gây lãng phí cả tuyến kênh đã đầu tư hơn 25,3 tỷ đồng mà tuyến kênh chính chưa được đưa vào sử dụng khiến ngày càng xuống cấp, hư hỏng lại tốn thêm nguồn kinh phí khắc phục, sửa chữa.