Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Chào anh chị,

Trẻ nhỏ từ 2 – 4 tháng tuổi dễ bị ọc sữa sau bú, thường do trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này là do cơ vòng tâm vị giữa dạ dày và thực quản của bé còn yếu, chưa trưởng thành nên sữa dễ trào ngược từ dạ dày lên ống thực quản. Nếu trẻ vẫn bú tốt, tăng cân bình thường, không bị khò khè thì tình trạng trào ngược này không đáng lo ngại và thường sẽ giảm hẳn khi bé được 8 – 9 tháng tuổi.

Trong giai đoạn này, mẹ bé có thể giảm lượng sữa mỗi cữ nhưng tăng số cữ bú trong ngày (nhằm vẫn đảm bảo bé tiếp nhận đủ lượng sữa trong 24 giờ/ngày). Mẹ bé có thể cho con nằm đầu và lưng cao khoảng 30 độ khi cho bú. Và sau mỗi cữ bú, bé cần được bồng hơi đứng và vuốt nhẹ lưng cho ợ hơi trong 10 – 15 phút trước khi được đặt xuống cho ngủ. Nếu bé bú bình thì mẹ cần để ý núm vú khi bú phải đầy sữa tránh nuốt hơi. Và khi trẻ ọc sữa, mẹ nhớ để bé nằm nghiêng bên để tránh hít sặc.

Nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cần được bổ sung vitamin D và mẹ cần uống calci liên tục đến khi ngừng cho bú. Vitamin D có thể được bổ sung qua đường uống 400 UI/ngày. Bé sơ sinh bình thường có thể vặn mình nhiều và giảm hẳn lúc 3 tháng tuổi. Nếu mẹ thấy tình trạng vặn mình của con là bất thường, đáng lo thì mẹ có thể ghi hình bé trong thời gian bé vặn mình. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chẩn đoán tốt hơn.

Nếu bé vẫn còn ọc sữa khi đã áp dụng những cách trên, mẹ đưa bé đến phòng khám sơ sinh của bệnh viện nhi hoặc Bệnh viện đa khoa Tâm Anh để được khám và hướng dẫn nhé.

Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên lại gây ra một số phiền toái và lo lắng cho ba mẹ. Vì sao trẻ nhỏ ọc sữa, ọc sữa rồi có nên cho bú lại? Ngoại trừ nguyên nhân do bệnh lý, tình trạng ọc sữa có thể khắc phục bằng một số chú ý đơn giản mà hiệu quả. Cùng Bibo Mart tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tham khảo ngay 6 bí quyết xử lý tình trạng ọc sữa tại bài viết dưới đây mẹ nhé!
 

Trẻ bị ọc sữa do sinh lý

– Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.
 
– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài
 

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng tình trạng ọc sữa, nôn trớ ở trẻ vẫn cứ tiếp diễn hoặc nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.
 
– Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng…
 
– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
 
– Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm thì là do trẻ bị thiếu canxi.
 

6 cách chữa ọc sữa ở trẻ

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay. Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Đặt bé ngồi trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này suốt 30 phút sau khi ăn. 

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa
Thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, để tránh tình trạng “phun trào”, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Điều này để đảm bảo đủ cữ sữa cho trẻ. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.
Đọc thêm: Những loại sữa mát, dễ tiêu, nhẹ bụng cho con 

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì trẻ nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu bé yêu nhà bạn vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa
Cho bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, sẽ giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên

Tuy nhiên, nếu thấy bé trằn trọc, không yên giấc (hay tỉnh giấc và quấy khóc, đau bụng, ợ trớ và hơi thở có mùi chua), hãy nâng phía đầu nôi hoặc cũi của bé lên theo góc khoảng 30 độ. Độ nghiêng nhẹ của vị trí bé nằm sẽ giúp giảm bớt khả năng bé bị nôn mửa, ọc sữa ban đêm. 
Mặc dù vị trí an toàn nhất là để bé nằm ngửa nhưng nếu bé không thể nằm ngủ ở vị trí này, hãy dỗ bé nằm quay về bên trái, vị trí mà lối vào của dạ dày cao hơn lối ra của dạ dày, giữ cho thức ăn không bị trào ngược lên.
Đọc thêm: Top nôi tốt cho trẻ, nhẹ ví cho mẹ

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Để trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Không thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ.
Đọc thêm: Review top bỉm Nhật siêu êm siêu mềm chống hăm cho bé

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Nếu bé đang uống sữa bột công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa. Lưu ý, không tự tiện thay đổi công thức pha sữa cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
 

Bổ sung canxi cho bé

Ọc sữa đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.
 
Nếu đã thử hết những cách trên, nhưng tình trạng ọc sữa của bé vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên đưa bé đi khám bệnh. Trong một vài trường hợp, ọc sữa đi kèm với một vài dấu hiệu bất thường có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó, như rối loạn tiêu hóa, tắc ruột, lồng ruột… Mẹ nên theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.