Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

Môi trường bên trong ( the internal environment ) cơ thể được nhà sinh lý học người Pháp Claude Bernard đặt ra để chỉ dịch ngoại bào hay dịch ngoài tế bào

Khoảng 60 % khối lượng cơ thể người là dịch, chủ yếu là nước trong đó hòa tan các ion cùng nhiều chất khác. 2/3 lượng dịch này ở bên trong các tế bào – gọi là dịch nội bào, 1/3 còn lại bên ngoài các tế bào gọi là dịch ngoại bào trong đó mô  đệm chứa 19% còn huyết tương khoảng 4,5% dịch cơ thể .  Dịch ngoại bào luân chuyển thường xuyên khắp cơ thể. Chúng từ mô kẽ vào dòng máu tuần hoàn rồi lại được thẩm thấu vào dịch mô qua vách mao mạch.

Dịch ngoại bào chứa các ion và các dưỡng chất cần thiết cho sự sống của tế bào. Do vậy, có thể nói tất cả mọi tế bào cùng sống trong một môi trường có tên gọi dịch ngoại bào. Đây chính là lý do để Claude Bernard – ông tổ của sinh lý học hiện đại – từ thế kỷ 19 đã gọi dịch ngoại bào là môi trường bên trong của cơ thể.

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

Huyết tương là một phần của máu nó có thể tách các tế bào máu bằng phương pháp ly tâm , có khối lượng khoảng 5% trong lượng cơ thể người trưởng thành ( người có trọng lượng 70 kg , nam giới , khối lượng huyết tương khoảng 3,5 lít ) . Khối lượng huyết tương có thể tăng hoặc giảm nhưng nó chỉ ở trong một giới hạn sinh lý tối thiểu .

Khi giới hạn  này thay đổi , tình trạng quá  thừa nước hay thiếu nước bệnh lý chắc chắn sẽ xảy ra , các rối loạn đó dẫn đến : phân phối lại dịch trong cơ thể ; mất dịch thứ phát do chảy máu , ra mồ hôi hay đi ngoài : ứ dịch do mất cân bằng chế tiết của thận và rối loạn tuần hoàn dịch trong tổ chức và mạch máu .

Các rối loạn đó thể hiện bằng các tổn thương bệnh lý :

Phù ( Edema )

Xung huyết ( Hyperemia )

Xuất huyết ( Hemorrhage )

Huyết khối  ( Nghẽn mạch – Thrombosis)

Tắc mạch ( Embolisme )

Nhồi máu ( Infarction )

Sốc ( Shock)

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

Phù

(Edema )

 

 

1 Định nghĩa : Phù là hiện tượng quá nhiều dịch trong tổ chức đệm và trong các hốc tự nhiên của cơ thể . Nói một cách khác phù chỉ tình trạng tăng lượng dịch ngoài tế bào và ngoài mạch máu .

Phù có thể khu trú hay toàn thân .

Phù khu trú có thể ở một vài tổ chức hoặc cơ quan như phù não , phù phổi , phù quanh hốc mắt . Dịch phù tích tụ trong hố màng  bụng được gọi là cổ chướng ( ascite ) hay tràn dịch ổ bụng , ở phổi gọi là tràn dịch màng phổi ( hydrothorax ) , tràn dịch màng tim ( hydropericardium ) .

Phù toàn bộ cơ thể gọi là phù toàn thân (anasarca ) .

2 Đặc tính của dịch phù .

Dịch phù là một thứ dịch nhớt mầu vàng nhạt, trong suốt giống như huyết tương  nhưng ít albumin hơn.

Dịch phù được chia làm 2 loại dịch rỉ (exudate ) và dịch thấm (transudate ).

+  Dịch rỉ chứa nhiều protein và tế bào máu , dịch này có thể gặp trong viêm , các tổn thương nôi mô lớn, khiến các phần tử albumin lớn thoát ra được. có khi các hồng cầu cũng chui qua . Nước phù có nhiều albumin, có khi cả sợi tơ huyết, gọi là dịch rỉ ( exsudat ).

+  Dịch thấm là dịch chứa ít protein và tế bào hơn dịch ri , loại dịch phù này bản chất là  sự siêu lọc (ultrafiltrate ) của huyết tương do tổn thương nội mô rất nhỏ. Vì vậy các phần tử albumin to không qua được, nước phù ít albumin, gọi là dịch thấm( transsudat ), dịch này thường nằm trong  tổ chức .

3 –  Cơ chế gây phù , nguyên nhân gây phù .

+ Tăng áp lực thuỷ tĩnh trong mao mạch ( capillary hydrostatic pressure ).

+ Giảm áp lực keo của huyết tương  (plasma oncotic pressure ).

+ Tắc nghẽn dòng chảy của dòng bạch huyết ( Lymphatic obstru-ction ).

+ Tăng giữ nước trong tổ chức do ứ natri( increased tissue hydration ).

Bình thường dịch trong hệ tuần hoàn được ngăn cách với mô đệm bởi vách thành mạch , chúng được coi như một màng lọc bán thấm . Di chuyển của dịch qua thành mao mạch được xác định bởi hàng loạt các yếu tố nhằm duy trì gradient nồng độ , giữ dịch trong tuần hoàn hay thúc đẩy nó di chuyển qua thành mạch vào trong tổ chức đệm .

Các thay đổi về dịch thường xẩy ra trong các mao mạch . albumin của huyết tương có vai trò trong duy trì sự cân bằng của áp lực keo trong  mạch máu . Trong các tiểu động mạch và mao mạch , áp lực thuỷ tĩnh thường cao hơn áp lực keo của huyết tương , còn ở tiểu tĩnh mạch áp lực keo cao hơn áp lực thuỷ tĩnh ,  do dó dịch lại được chảy vào ( tái hấp thu ) trong lòng mạch từ tổ chức đệm . Trong mô đệm khi đường dẫn lưu bạch huyết bị cản trở , sẽ dẫn đến tình trạng ứ dịch quá mức và gây nên phù . Phù xẩy ra khi mất sự cân bằng giữa áp lực giữ dịch trong mạch máu và  lực đẩy dịch  trong mạch máu vào tổ chức đệm .

3- 1  Phù do tăng áp lực thuỷ tĩnh (hydrostatic edema ) :

Trong phù viêm dịch rò rỉ qua thành mạch là do tăng tính thấm thành mạch . tính thấm thành mạch tăng do nhiều yếu tố : tác động của các chất trung gian hoá học, thiếu oxy do dòng máu chảy chậm làm tổn thương tế bào nội mô , sự kết dính của tế bào bạch cầu và tiểu cầu vào thành mạch ,trong đó yếu tố tăng áp lực thuỷ tĩnh của mạch máu  ngoại vi là quan trọng nhất làm cho tăng vận chuyển dịch từ trong mạch ra ngoài mô đệm .

Phù trong cao huyết áp làm tăng áp lực trong động mạch kết quả làm dịch vận chuyển ra ngoài nhiều hơn  .

Phù trong suy tim gọi là phù do ứ máu giật lùi “ backward heart failure “ làm tăng áp lực của tĩnh mạch chủ đến các tĩnh mạch ngoại biên , tổn thương thành mạch dẫn đến tăng tính thấm thành mạch gây phù  được gọi là  phù do xung huyết thụ động .

3-2  Phù do giảm áp lực keo ( oncotic edema )  thường là do giảm albumin trong huyết tương . Albumin là loại protein huyết tương phổ biến nhất và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure)của máu.

– Phù gan do thiếu albumin do giảm quá trình tổng hợp protein . Gặp trong các bệnh về gan như xơ gan .

– Phù thận thiếu albumin do bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều protein (proteinuria ) gặp trong các bệnh lý thận mạn tính .

*  Phù do giảm áp lực keo thường là phù toàn thân nhưng có thể thấy ở rõ ở những chỗ tổ chức liên kết thưa như ở mặt , đặc biệt xung quanh hố mắt .

3-3  Phù do tắc nghẽn đường bạch huyết ( obstruction edema)

Dịch ngoại bào được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Đa số dịch quay trở lại mao mạch với áp suất thấp hơn còn một số lại được gom lại vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. Chúng sẽ đem dịch  trở lại vòng tuần hoàn với áp lực thấp hơn áp lực của dịch ngoại bào . Phù do tắc nghẽn đường bạch huyết thường hiếm xảy ra do đường dẫn lưu bạch huyết dẫn các dịch không hấp thu vào mạch máu bị tắc nghẽn . Loại phù này hay gặp tắc mạch lympho  do khối u hoặc viêm mạn tính , ở các nước Châu Phi  thường do nhiễm kí sinh trùng như giun chỉ , tắc nghẽn đường bạch huyết ở chi dưới làm chân bệnh nhân phù to như chân voi .

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

3-4   Phù do tăng khối lượng máu ( hypervolemic edema) nguyên nhân do ứ  muối và nước . Bình thường muối và nước được bài tiết ra ngoài phụ thuộc vào hệ thống điều chỉnh phức tạp và cấu trúc chức năng hoàn chỉnh của thận , trên cơ sở tác động của rennin , angiotensin và aldosterone  . Bệnh thận làm  tăng cường chế tiết rennin , kích thích hình thành angiotensin ,  angiotensin  tác động lên vỏ thượng thận giải phóng aldosterone làm tăng cường  giữ muối và nước  gây nên phù .

Trong thực tế phù thường do nhiều yếu tố kết hợp :

Ví dụ như phù trong suy tim mạn tính thường phối hợp của tăng áp lực thuỷ tĩnh và tăng khối lượng máu . Do suy tim thận thường thiếu máu làm cho chúng tăng tiết rennin và  cuối cùng dẫn đến tình trạng giữ nước làm  tăng khối lượng máu gây phù , đồng thời lại làm tăng áp lực thuỷ tĩnh làm cho suy tim và phù càng nặng thêm . Phù tim thường ở hai chi dưới do phụ thuộc vào trọng lực . có dấu hiệu  ấn lõm ngón tay ở trên da do tổ chức dưới da phù nề phản hồi lại chậm .

4  Hình ảnh mô bệnh học của phù . Hình ảnh phù viêm sẽ nói kỹ ở phần viêm .

Dưới đây là hình ảnh phù của tổ chức dưới da không phải do viêm .

4-1 . Hình ảnh đại thể :

– Chỗ phù sưng to, ấn lõm.

– Da mát lạnh, nhẵn, bóng, căng, mầu trắng nhạt ( nếu là phù thận ) mầu trắng xanh ( nếu là phù do ứ đọng ).

– Khi rạch da, thấy tổ chức phù bị ngấm một số dịch mầu vàng nhạt và chảy ra theo vết cắt.

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

4-2 . Hình ảnh vi thể :

– Dịch phù bắt mầu hồng nhạt khi nhuộm bằng các thuốc nhuộm axit ( ví dụ eosin ).

– Tổ chức bị tách rời nhau, xen vào đó là dịch phù.

– Nếu phù đã kéo dài một thời gian, các sợi tạo keo bị tách xa nhau, phồng to và ngấm dịch , bớt cong keo đi và không bắt mầu, các tế bào sợi cũng phình to , đuôi bị tách ra.

5. Liên hệ lâm sàng : .Phù là triệu chứng quan trọng biểu hiện rối loạn chức năng của các cơ quan chủ yếu như tim , phổi , não , thận , gan .

Phù ở đâu hay gặp thường do nguyên nhân của nó chi phối : phù 2 chi dưới thường là phù do suy tim thấy ở giai đoạn sớm (phù trong suy tim phụ thuộc vào trọng lực ) , khi bệnh nhân nằm trên giường có sự phân bố lại dịch , phù  thường ở sau lưng .

Suy thất trái làm tăng áp lực mạch máu phổi , gây phù phổi có đặc tính là tích tụ nhiều dịch protein còn phù trong suy thận thường là loại phù lan toả .

Bệnh nhân xơ gan thường dịch phù trong ổ bụng và gọi là cổ chướng do thiếu protein huyết tương và tăng áp lực tĩnh mạch cửa .

Phù không chỉ là triệu chứng quan trọng của một số loại bệnh mà bản thân nó còn  là nguyên nhân gây nhiều biến đổi lâm sàng khác như phù phổi  chứa đầy dịch trong các phế nang sẽ ngăn cản trao đổi khí dẫn đến khó thở là hậu quả thường gặp , phù não làm cho não to lên do não nằm trong hộp sọ là tổ chức xương và đây là nguyên nhân tăng áp lực trong sọ . Nếu không giảm  nó sẽ đè ép vào các trung tâm sống và gây chết bệnh nhân .

Phù do yếu tố thần kinh đó là những trường hợp phù tại chỗ do tổn thương ở thần kinh trung ương hay ngoại vi , ví dụ như liệt nửa người, liệt hai chi dưới, bệnh Tabet ( tabès ), bệnh rỗng tủy sống ( syringomyelia ) viêm dây thần kinh.

Những trường hợp phù dị ứng, phù Quincke cũng có liên quan tới ảnh hưởng của thần kinh.

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

6- Hậu quả của phù .

–  Đối với hệ hô hấp, phù thường là nguyên nhân gây chết đột ngột: phù phổi, phù thanh  môn.

–  Phù có thể đè ép vào các phủ tạng xung quanh gây rối loạn chức năng như trường hợp tràn dịch trong các hố màng phổi, màng tim, hố bụng.

–   Phù gây rối loạn dinh dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng  nhất là đối với tổ chức dưới da .

 

 

 

 

 

XUNG HUYẾT

( Hyperemia )

 

1. Định nghiã : Xung huyết là hiện tượng lượng máu tăng lên nhiều hơn lúc thường ở trong các mạch máu.

Tiếng Hylạp hyperemia xung huyết nghĩa là quá nhiều máu (too much

blood )  trong tuần hoàn ngoại vi .

2 Phân loại : Xung huyết có hai loại xung huyết chủ động và xung huyết thụ động , ( cấp tính hay mạn tính ).

2-1  Xung huyết chủ động (Active hyperemia ) Xung huyết chủ động là xung huyết xảy ra ở động mạch .

Xung huyết chủ động xuất hiện do động mạch chủ động giãn to , thường là giãn các các tiểu động mạch  ( arterioles ) làm cho máu vào trong các mao mạch nhiều (capillarity) hơn . Nó thường có tính chất cục bộ, chỉ xảy ra ở một vùng trong cơ thể.

+   Nguyên nhân : Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như kích thích do sức nóng ( đắp khăn nóng…) , do hóa chất ( độc tố vi khuẩn…) do tia cực tím, do chất nội tiết ( xung huyết ở vú, ở niêm mạc tử cung diễn biến từng đợt dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục).

+  Cơ chế : xung huyết chủ động có nhiều nguyên nhân nhưng chúng có một cơ chế chung là gây rối loạn thần kinh vận mạch.Các nguyên nhân  tác động bằng cách kích thích các thần kinh giãn mạch hoặc làm liệt các thần kinh co mạch.

+  Biểu hiện : Vì trong xung huyết chủ động, thể tích và lưu lượng máu đều tăng ở một khu vực nhất định cho nên một tạng bị xung huyết chủ động có tăng một phần nào về thể tích, trọng lượng và độ rắn .

Tạng mầu đỏ rực, khi cắt ngang thì  máu chảy nhiều ra. Nhiệt độ nơi xung huyết tăng cao. Dưới kính hiển vi , các mao mạch máu giãn to và ứ đầy hồng cầu . Những biến đổi khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây xung huyết.

+ Hậu quả : Xunng huyết chủ động thời gian thường ngắn , nên thường không gây nên hậu quả . Nếu kéo dài, có thể có những biến đổi . vì có nhiều máu động mạch chảy  tới , o xy và chất dinh dưỡng được đưa tới nhiều hơn do đó  kích thích sự chuyển hóa của tế bào khiến chúng sinh sản nhiều hơn mô bình thường dẫn đến xơ hoá  .

2-2 .Xung huyết thụ động ( passive hyperemia  hay passive congestion )

Xung huyết thụ động là xung huyết xảy ra ở tĩnh mạch . Nó xuất hiện do dòng máu tĩnh mạch ngăn trở , máu ứ đầy trong tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra một cách thụ động . Nó có thể xảy ra ở toàn cơ thể hoặc có tính chất cục bộ .

+ Nguyên nhân của xung huyết toàn diện.

Ở cơ thể có hai cơ quan mà toàn bộ máu phải đi qua là tim và phổi . Tuần hoàn máu nếu bị ngừng trệ ở một trong hai cơ quan này sẽ dẫn tới xung huyết thụ động toàn diện .

– Ở tim , nguyên nhân thường là hẹp lỗ van hai lá và suy tim, đôi khi hay hở lỗ van tim hai lá, van động mạch chủ.

– Ở phổi , nguyên nhân thường là giãn phế nang và xơ hóa phổi. Trong giãn phế nang , thành phế nang bị giãn to nên rất mỏng làm cho các mao mạch bị xẹp đi khiến máu khó lưu thông . Trong xơ hóa phổi ( thường do lao ),  do mao mạch bị lấp tắc nên cũng gây nên ngừng trệ tuần hoàn .

+  Nguyên nhân của xung huyết tại chỗ .

Thường do chướng ngại cơ giới như tĩnh mạch bị đè do một khối u , do  phình mạch hay bởi tử cung có thai hoặc tĩnh mạch bị tắc bởi cục nghẽn hoặc vật tắc  .

Ngoài ra khi bị giãn tĩnh mạch khiến chảy máu chậm lại hay ứ lại cũng có thể cho là nguyên nhân tuy các trường hợp này ít gặp.

+  Cơ chế : Tắc nghẽn cơ học

+  Biểu hiện : Trong xung huyết thụ động , tuy thể tích máu có tăng, nhưng lưu lượng máu ( lượng máu di chuyển ) thì giảm , do đó o xy ngày càng thiếu . Sự thiếu o xy dẫn tới những biểu hiện : Cơ thể hay các cơ quan thường

–  Xanh tím vì máu kém tươi ( thiếu ô xy ) .

–  Lạnh da vì đốt cháy kém ( chuyển hoá cơ bản giảm ) .

+ Hậu quả : So với xung huyết chủ động  thì xung huyết thụ động đưa tới những hậu quả nghiêm trọng hơn do :

Dòng máu trong tĩnh mạch, vốn đã chảy chậm , có thể ngừng hẳn lại ở một số vùng . Máu lúc đó hoàn toàn thiếu o xy, không đủ nuôi sống ngay bản thân thành mạch . Do đó, thành mạch bị tổn thương , tính thấm thành mạch tăng  , dịch từ trong máu thấm qua được thành mạch, ngấm vào tổ chức gây nên phù , có khi hồng cầu thoát ra được gây nên xuất huyết.

Tổ chức gần tĩnh mạch đó , đặc biệt là các tế bào nhu mô sẽ bị những tổn thương thoái hóa .

* Trong trường hợp xung huyết thụ động toàn thân thì lúc đó là lúc xuất hiện tổn thương ở phủ tạng . Trong số đó, hay gặp nhất và rõ rệt nhất là tổn thương ở phổi và gan.

 

* Xung huyết thụ động ở phổi hay gặp nhất trong bệnh hẹp van hai lá.

Do đó, phổi trong trường hợp này thường được gọi là “ phổi tim”.

Phổi tim là các tổn thương ở phổi do suy tim  ( suy tim trái , suy tim toàn bộ gây nên )

Tổn thương đại thể : Cả hai phổi thường mầu nâu xẫm , to  chắc .

Tổn thương vi thể : Dưới kính hiển vi , thấy các mao mạch của thành phế nang giãn to , thành mao mạch dầy lên .

+ Thành các phế nang phù và xơ hóa.

+ Đặc biệt là trong phế nang , có những thực bào khá lớn chứa sắc tố máu hemosiderin  màu vàng nâu , tế bào đó gọi là “ tế bào tim ”.

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

*  Xung huyết thụ động ở gan.

Cũng xảy ra giống điều kiện ở phổi nên thường gọi là “ gan tim”. Gan  tim là các tổn thương ở gan  do suy tim  ( suy tim phải  , suy tim toàn bộ ) gây nên .

Tổn thương đại thể : Do các mao mạch máu nan hoa đều bị xung huyết nên gan chở nên to , mầu đỏ xẫm , nhưng có xen lẫn những vùng mầu vàng .

Trên mặt cắt, mầu sắc càng phân biệt rõ ràng hơn : hình tiểu thùy gan rất rõ, vùng trung tâm tiểu thùy mầu đỏ đậm do xung huyết, vùng gần đó mầu vàng do thoái hóa mỡ . Sự xen kẽ giữa những vùng mầu đỏ và mầu vàng này khiến cho mặt cắt của gan có hình vân như mặt cắt của một hạt cau nên người ta gọi là “ gan hạt cau ”.

Hình ảnh vi thể  : Cho thấy các mao mạch nan hoa giãn ra , đặc biệt ở vung trung tâm tiểu thùy, chúng giãn rất rộng, các bè gan ở vùng này bị teo lại, tế bào gan ở các bè bị thoái hóa mỡ . thường thì vùng trung gian cũng bị thoái hóa mỡ .

Nếu nặng, vùng trung tâm và vùng trung gian bị hoại tử, các tế bào gan tan rã, biến mất và bị thay thế bằng máu.

Lúc này, chỉ còn các tế bào gan ở quanh khoảng cửa là còn nguyên vẹn . Hình ảnh này tạo cho người ta cảm giác là một tiểu thùy gan nhưng trung tâm tiểu thùy lại là  khoảng cửa. Do đó , có tên gọi là hình ảnh “ gan đảo ngược “.

Cuối cùng , tổ chức xơ sẽ thay thế những vùng tế bào nhu mô gan bị hoại tử và lan tỏa dần ra xung quanh , gây nên xơ hóa gan và được gọi là xơ gan tim .

Xơ gan tim thường tổ chức xơ phát triển  ở cả trung tâm và  ngoại vi của tiểu thuỳ  nên gọi là xơ gan lưỡng cực .

Trên lâm sàng khi được điều trị suy tim giảm , máu trong các tĩnh mạch lại được lưu thông và làm cho gan nhỏ lại và khi đó gọi là “gan đàn xếp “ .

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

XUẤT HUYẾT

( Hemorrhage )

 

1. Định nghĩa : Xuất huyết là sự thoát mạch  (extravasation ) hồng cầu hay của máu qua ngoài hệ thống tim mạch .

2. Phân loại : Dựa trên nguồn gốc xuất huyết và lâm sàng .

2-1 . Phân loại theo lâm sàng ta có chảy máu cấp tính, chảy máu mạn tính , chảy máu tái phát ,  xuất huyết trong và xuất huyết ngoài .

Xuất huyết ngoài : là máu chảy ra ngoài cơ thể , tuỳ theo mức độ có thể là mất nhiều  máu làm giảm khối lượng máu và  bệnh nhân tử vong .

Xuất huyết trong : là máu chảy vào trong các hốc khác nhau trong cơ thể : xuất huyết màng tim ( hemopericardium ) , xuất huyết màng phổi ( hemothorax ) , xuất huyết màng bụng ( hemoperitonum ) , các ổ máu tụ ( hematom ) , các xuất huyết nhỏ trong da và niêm mạc nếu < 1mm đường kính thì gọi là chấm. xuất huyết (petechia ) , từ 1mm-1cm gọi là ban xuất huyết (purpura ), nếu lớn hơn thì gọi là bầm máu  (ecchymosis ).

Một só thuật ngữ về xuất huyết :

+ Ho ra máu ( hemoptysis)

+ Nôn ra máu ( hematemesis)

+ Hậu môn , trực tràng chảy máu ( hematochezia)

+ Đại tiện máu đen ( melena ).

+ Đái ra máu ( hematuria )

+ Xuất huyết tử cung ( metrorrhagia ) khác với chảy máu trong kỳ kinh  nguyệt ( menorrhagia )

Cả hai hematom và các xuất huyết nhẹ đều chứa hồng cầu và huyết tương , các yếu tố đông máu tác động trên tổ chức  tới gây đông máu do thoát mạch  ở ngoài thành mạch , cục máu đông  hay cục huyết khối (cục nghẽn ) được hình  thành chúng sẽ để bít tắc chỗ đó lại làm ngừng chảy máu .

2-2   Dựa trên nguồn gốc chảy máu có thể được chia chảy máu tim , động mạch , tĩnh mạch và mao mạch .

Chảy máu buồng  tim thường do tai nạn dao đâm , súng bắn , và thường chết . Còn có thể do cơ tim mềm nhẽo do nhồi máu cơ tim làm, tâm thất vỡ và chết do chảy máu tim .

Chảy máu động mạch chủ thường do chấn thương như trong tai nạn ô tô ,  trong phình động mạch chủ khi tổn thương thường xuất huyết lớn và bệnh nhân tử vong .

Chảy máu động mạch thường do vết thương bị đâm do dao hay đạn súng . Gãy xương gây rách động mạch và gây xuất huyết .Trong chẩy máu động mạch , máu thường đỏ tươi máu chảy như tia nước do áp lực và theo nhịp mạch đập . Nếu không dừng chắc chắn tử vong sẽ xẩy ra .

Xuất huyết mao mạch thường thấy các diểm , máu thành giọt máu xuất hiện trên bề mặt của da niêm mạc hoặc các tổ chức khác . xuất huyết này có thể gặp trong chấn thương , tăng áp lực tĩnh mạch hoặc yếu thành mao mạch do thiếu vi ta min C .

Xuất huyết tĩnh mạch do máu thiếu ô xy , nó có màu đỏ thẫm không chảy theo nhịp đập của tim .

Nguyên nhân tuần hoàn tĩnh mạch

3. Liên hệ lâm sàng : Hậu quả chảu máu dựa trên số lượng máu mất , vị trí xuất huyết thời gian và một số yếu tố khác như  thanh niên chịu đựng mất máu tốt hơn người già yếu . Nếu xuất huyết với khối lượng lớn có thể ảnh hưởng đến tính mạng . Người trưởng thành có thể mất tới 500ml mà không có hậu quả bất lợi . Số lượng này là số lượng tối thiểu có thể lấy để truyền cho người khác .

Mất từ 1000 – 1500 ml gây sốc , mất quá 1500 ml có thể chết người .

Chảy máu mạn tính như chảy máu trong loét dạ dày dẫn đến thiếu máu , mất máu nhiều trong kinh nguyệt , bình thường lượng máu khi hành kinh là 70 ml , nếu như mất sắt hemoglobin nó sẽ lại được cung cấp thích đáng sự thiếu hụt không xẩy ra .

Xuất huyết não “stroke” làm tổn thương tổ chức và tế bào , tổn thương không hồi phục tế bào thần kinh và liệt , nguyên nhân do phá huỷ các trung tâm vận động . Các ổ máu tụ có thể chiếm khoảng lớn tổn thương ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể , nó có thể đè nén tổ chức và gây đau hoặc kích thích tổ chức từ các chất trung gian được giải phóng ra từ sự phân huỷ tế bào máu và gây vàng da hay gặp trong các ổ máu tụ lớn .

4 . Tiến triển ổ xuất huyết .

Ở những vị trí không quan trọng, nếu chảy máu ít và ngừng lại thì không ảnh hưởng gì quan trọng .Ví dụ ổ chảy máu dưới da, sau một thời gian, máu đông lai, các hồng cầu tan rã sinh ra sắc tố hênôsiđêrin khiến ổ chảy máu có mầu vàng  nâu , sau đó các đại thực bào đến ăn các sắc tố đó rồi biến đi mất.