Nhà máy khai thác quặng bô xít ở Đắk Nông

Nằm ở phía nam khu vực Tây nguyên, Đắk Nông là tỉnh có tài nguyên khoáng sản khá đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có 16 loại khoáng sản, trong đó một số loại có trữ lượng lớn như bô xít, cao lanh, puzơlan, nước khoáng, đá quý...

Bô xít là một trong những loại khoáng sản có trữ lượng và diện tích lớn. Theo quy hoạch của Chính phủ, bô xít tại Đắk Nông được quy hoạch thành 13 khu vực mỏ. Các mỏ được phân bố ở một số huyện: Đắk Glong, Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức và TP.Gia Nghĩa. Trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 1.436 tỉ tấn tinh quặng, tương đương 3.425 tỉ tấn quặng nguyên khai, hàm lượng nhôm đạt trên 40%. Một số loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý bích ngọc, đá saphir, opal… phân bổ rải rác ở H.Đắk Song, H.Đắk Glong và Đắk Mil.

Đắk Nông có nhiều mỏ đá bazan quy mô lớn. Tại một số khu vực có xuất hiện đá dạng cột, có giá trị kinh tế cao. Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường còn có các mỏ cát quy mô lớn. Các mỏ cát này tập trung chủ yếu tại khu vực sông Krông Nô, giáp ranh giữa Đắk Nông và Đắk Lắk.

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên đất sét cũng khá phong phú. Nổi bật là sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp tập trung ở H.Đắk Glong và TP.Gia Nghĩa. Đất sét phân bố rải rác ở một số địa phương có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói. Nhiều khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, gạch… như puzơlan, đá bazan.

Theo Sở TN-MT Đắk Nông, toàn tỉnh có trên 160 điểm và mỏ khoáng sản. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra nguồn nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, hạ tầng kỹ thuật, góp phần thu ngân sách...

Định hình trung tâm công nghiệp

Sau 5 năm đi vào vận hành sản xuất thương mại, hiện Nhà máy Alumin Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam [TKV] làm chủ đầu tư, hoạt động tương đối ổn định. Năm 2017, nhà máy sản xuất được 501.000 tấn alumin và đạt 77% công suất thiết kế. Sản lượng năm 2018 là 652.000 tấn và năm 2019 là 686.000 tấn. Năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đạt sản lượng trên 715.000 tấn. Dự kiến năm nay sản lượng đạt khoảng 710.000 tấn.

Nhà máy Alumin Nhân Cơ đi vào hoạt động đã khai thác được tiềm năng bô xít của Đắk Nông

Theo kế hoạch của TKV, đến năm 2025, đơn vị sẽ đầu tư mở rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ lên 2 triệu tấn alumin/năm, với vốn đầu tư khoảng 850 - 900 triệu USD. Đến năm 2030, TKV sẽ triển khai các bước, chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy sản xuất alumin thứ 2 với công suất từ 2 - 3 triệu tấn alumin/năm, vốn đầu tư khoảng 2 - 3 tỷ USD.

\n

Dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông với công suất 450.000 tấn sản phẩm nhôm/năm, tổng mức đầu tư khoảng 15.480 tỉ đồng đã được triển khai gần cạnh Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Hiện dự án cơ bản đã thi công xong phần hạ tầng và đang chuẩn bị lắp đặt máy móc, thiết bị.

Đắk Nông đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp bô xít - nhôm trong tương lai

Việc triển khai đầu tư 2 dự án trên là bước ngoặt mang tính nền tảng quan trọng đối với ngành công nghiệp khai khoáng ở Đắk Nông. Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Đắk Nông, đến năm 2030, tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp bô xít - nhôm quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu này, Đắk Nông tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp. Trước hết, tỉnh tập trung phát triển công nghiệp alumin, điện phân nhôm và xem đây là trụ cột của nền kinh tế tỉnh; ưu tiên phát triển đồng bộ các thành phần kinh tế, nhất là xây dựng được một số doanh nghiệp công nghiệp lớn để dẫn dắt, làm đầu tàu phát triển công nghiệp.

Sản phẩm alumin tại Nhà máy alumin Nhân Cơ được đóng bao, chuẩn bị xuất khẩu

Đại diện tỉnh Đắk Nông cho biết, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ và dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông là hướng đi đúng định hướng, chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Khi tổ hợp 2 nhà máy này cùng vận hành, sẽ tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tạo đột phá về xây dựng hạ tầng cho Đắk Nông nói riêng và Tây nguyên nói chung. “Đắk Nông có tiềm năng lớn về khoáng sản bô xít. Việc khai thác có hiệu quả tài nguyên này sẽ giúp Đắk Nông từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo và từng bước trở thành trung tâm luyện kim màu lớn nhất của cả nước”, đại diện tỉnh Đắk Nông cho biết thêm.

CTCP Tập đoàn Hoá chất Đức Giang [Mã CK: DGC] vừa có báo cáo nhanh với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về kết quả nghiên cứu, khảo sát một số dự án trên địa bàn tỉnh. Địa phương này trước đó đã đồng ý cho DGC nghiên cứu, khảo sát vị trí mỏ bô xít tại huyện Tuy Đức và huyện Đắk Song, xây dựng nhà máy chế biến Alumin tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh [Đắk Song].

Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền cho biết, dự án Tổ hợp Nhôm - Đắk Nông có quy mô khai thác khoảng 14,4 triệu tấn quặng bô xít/năm và 3 nhà máy tuyển quặng với công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm. Tổng mức đầu tư toàn dự án là 57.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, DGC cũng nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy sản xuất phân bón Đức Giang – Đắk Nông với tổng vốn đầu tư 300 tỉ đồng. Nhà máy này sẽ sản xuất phân bón NPK với công suất 200.000 tấn/năm và sản xuất phân bón Kali Sunphat với công suất 4.800 tấn/năm.

Ngoài DGC, từ đầu năm 2022 đến nay, một số tập đoàn lớn khác cũng tìm đến Đắk Nông đề xuất đầu tư phát triển loạt dự án, bao gồm cả dự án khai thác quặng bô xít.

Cụ thể, tháng 4/2022, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát [Mã CK: HPG] – đề xuất đầu tư các dự án gồm: Dự án Alumin [công suất 2 triệu tấn/năm] và nhà máy tuyển quặng [công suất 5 triệu tấn/năm] tại huyện Đắk Song; dự án Điện phân nhôm [công suất 0,5 triệu tấn/năm] và dự án Nhà máy điện gió Hòa Phát [công suất 1.500MW] xây dựng tại huyện Đắk Song và Tuy Đức.

Tổng kinh phí đầu tư của tổ hợp các dự án mà Hòa Phát đề xuất là khoảng 4,3 tỉ USD, tương đương khoảng 100.500 tỉ đồng.

Cũng trong tháng 4/2022, CTCP Tập đoàn Việt Phương thuộc Việt Phương Group đã báo cáo lãnh đạo tỉnh Đắk Nông về 4 dự án đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư, gồm: Dự án Tổ hợp Bô xít - Alumin – Nhôm Đắk Glong, diện tích 600ha, công suất 2 triệu tấn Alumin/năm và 600.000 tấn nhôm/năm.

7 dự án điện gió nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, Đắk Song và Đắk Glong, tổng công suất là 690 MW. Khu công nghiệp Nhân Cơ 2, diện tích 400ha tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp. Tổ hợp khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, quy mô 30 lô biệt thự, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại tọa lạc tại Tp. Gia Nghĩa.

Theo tính toán của Việt Phương Group, riêng dự án Tổ hợp Bô xít – Alumin – Nhôm Đắk Glong và 7 dự án điện gió khi đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận cho tập đoàn khoảng 5.100 tỉ đồng/năm.

Vì sao các 'đại gia' đổ xô đến Đắk Nông làm dự án nhôm?

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đặt mục tiêu xây dựng Đắk Nông “Trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia” vào năm 2030.

Đắk Nông có tiềm năng lớn về tài nguyên quặng bô xít, với tổng trữ lượng hơn 3,4 tỉ tấn quặng nguyên khai, chiếm 2/3 tổng trữ lượng và tài nguyên quặng bô xít cả nước. Trữ lượng và tài nguyên quặng tinh trên địa bàn tỉnh dự tính khoảng 1.436 triệu tấn.

Toàn tỉnh có 9 khu vực mỏ đã được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam [TKV] tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng trên diện tích 1.605,1 km2, với tổng trữ lượng và tài nguyên đạt 992,971 triệu tấn quặng tinh.

Trong giai đoạn 2010-2020, TKV đã đưa vào hoạt động sản xuất dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ [Đắk R’lấp]. Dự án này có công suất thiết kế là 650.000 tấn alumin/năm, tổng mức đầu tư là 16.822 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2021-2025, TKV sẽ nâng công suất khai thác, sàng tuyển và sản xuất alumin đạt 750.000 - 800.000 tấn/năm. Đến năm 2030, tập đoàn sẽ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất alumin thứ 2 với công suất từ 2 - 3 triệu tấn alumin/năm, vốn đầu tư dự kiến từ 2 - 3 tỉ USD./.

Sau 5 năm [2017-2021] Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi. Ảnh: TKV
Thành quả ban đầu Ngày 1/10/2015, Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV được thành lập có nhiệm vụ trực tiếp là quản lý và vận hành Nhà máy Alumin Nhân Cơ với mục tiêu lợi nhuận, sử dụng có hiệu quả phát triển nguồn vốn và các nguồn lực do Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản [TKV] giao, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tích lũy các nguồn lực và phát triển bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng bauxite. Giai đoạn đầu đi vào vận hành thương mại, Nhà máy đã gặp nhiều khó khăn và thách thức. Công ty phải tiếp nhận, quản lý và vận hành một dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến với đội ngũ cán bộ công nhân tay nghề còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế trong ngành alumin; dây chuyền sản xuất alumin chưa được ổn định; giá alumin trên thị trường thế giới có sự tăng giảm bất thường… Nhưng với tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao, nỗ lực vì mục tiêu chung, hơn 1.100 cán bộ công nhân lao động của Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã từng bước hoàn thành các chỉ tiêu định mức kỹ thuật; cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, nhanh chóng ổn định nguồn nhân lực, thực hiện tái cơ cấu lao động để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Sau 5 năm [2017-2021] Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi. Cụ thể, 6 tháng cuối năm 2017, dự án đã có lợi nhuận trên 13,6 tỷ đồng, sớm hơn so với thời gian dự kiến. Năm 2018, sản xuất 650.000 tấn alumin quy đổi đạt công suất thiết kế. Năm 2019, sản lượng alumin quy đổi đạt 686.568 tấn, đạt 105% công suất thiết kế. Đạt 110% công suất thiết kế với sản lượng 715.268 tấn năm 2020. Và trong quý I/2021, sản lượng alumin của Công ty là 186.840 tấn, đạt 115% công suất thiết kế. Sản phẩm đầu ra của Nhà máy chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu của khách hàng, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đều thấp hơn với yêu cầu của thiết kế. Đến nay, Nhà máy Alumin Nhân Cơ không chỉ làm chủ được công nghệ, mà còn chủ động nghiên cứu các giải pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất. Sản phẩm alumin do Công ty sản xuất ra chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Thụy Sĩ... Các sản phẩm xuất bán được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng, nên sản phẩm alumin của Nhôm Đắk Nông được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng, tin dùng.
Sản phẩm alumin của Nhà máy Alumin Nhân Cơ được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn. Ảnh: TKV

Đặt vấn đề an toàn, môi trường hàng đầu Trong quá trình vận hành nhà máy, Công ty Nhôm Đắk Nông luôn coi trọng công tác môi trường. Nhà máy luôn duy trì vận hành các công trình bảo vệ môi trường, tuân thủ quy trình công nghệ, không ngừng cải tiến công nghệ hợp lý nhằm giảm thiểu phát thải; tích cực trồng cây xanh cải tạo và giữ gìn môi trường nhà máy xanh - sạch - đẹp, bảo đảm hài hòa giữa sản xuất với bảo vệ môi trường; thường xuyên thực hiện việc quan trắc môi thường định kỳ và duy trì hệ thống và bộ máy kiểm tra giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm soát tốt các thông số môi trường; nhận diện các nguy cơ để kịp thời thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa các sự cố về môi trường có thể xảy ra, thường xuyên tổ chức diễn tập các tình huống giả định để ứng cứu sự cố kịp thời hiệu quả nhất… Trong quá trình hoạt động sản xuất, công tác bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động phải được đặt lên hàng đầu, với phương châm “An toàn để sản xuất - sản xuất phải an toàn”. Có thể thấy, ngay từ những ngày đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, Công ty đã nhanh chóng thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở các bộ phận, phân xưởng, đề ra những quy định chặt chẽ về an toàn đối với tất cả các bộ phận và duy trì công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nhờ thực hiện tốt các chính sách về an toàn vệ sinh lao động mà từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ, công nhân viên Công ty ngày càng được nâng cao tay nghề và kinh nghiệm, xử lý nhanh các tình huống trong công tác an toàn, vệ sinh môi trường. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng giúp Nhà máy hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm qua. Hiện nay, Công ty đã được tổ chức QUACERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001:2015/ISO 14001:2015 tại Quyết định số 6764/QĐ-QUACERT ngày 17/12/2020. Cùng với sản xuất kinh doanh, Nhà máy Alumin Nhân Cơ luôn chú trọng đến quyền và lợi ích của người lao động, không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường, điều kiện làm việc, bảo đảm tốt công ăn việc làm, tiền lương, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Đến thời điểm này, Công ty đang tạo việc làm cho hơn 1.100 lao động với thu nhập ổn định. Công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn được chú trọng. Đặc biệt, Công ty luôn coi trọng và phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hàng trăm sáng kiến hữu ích đã được đưa vào áp dụng nhằm hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Sau 5 năm đi vào vận hành, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đóng góp đáng kể trong tăng trưởng GDP, tăng các nguồn thu cho ngân sách, góp phần tạo đà phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Đăk Nông theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2017 đến hết quý I/2021, Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đóng góp ngân sách Nhà nước trên 1.446 tỷ đồng. Sự ra đời của ngành công nghiệp bauxite-alumin cũng đã tạo điều kiện kích cầu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ… cũng như các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản trên cả nước. Có thể khẳng định, việc đầu tư xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là một hướng đi thực hiện theo đúng chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Những kết quả bước đầu đã và đang định hình cho một ngành công nghiệp mới, đồng thời góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

PT


Video liên quan

Chủ Đề