Nhà nước phong kiến thời Nguyễn là nhà nước gì

[Bqp.vn] - Triều đại nhà Nguyễn được bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng được Trịnh Kiểm [anh rể] tâu với vua Lê Anh Tông cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Quân đội nhà Nguyễn được tính từ khi lực lượng vũ trang tập đoàn phong kiến các chúa Nguyễn cát cứ ở phía nam cho đến khi nhà nước phong kiến triều Nguyễn bị lật đổ trong cách mạng tháng Tám năm 1945.

Quân đội Nguyễn trải qua hai thời kỳ tổ chức và xây dựng.

Thời kỳ thứ nhất [1558 - 1777]: Khi Nguyễn Hoàng [chúa Tiên] mang quân đi trấn thủ Thuận Hóa và kết thúc lúc Nguyễn Phúc Thuần [Định Vương] bị tử trận trước quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy ở Long Xuyên.

Ban đầu, quân đội đi theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa có khoảng 3.000 người. Từ năm 1600, được xây dựng theo hướng quân đội của một nhà nước phong kiến. Lực lượng vũ trang nhà Nguyễn lúc này gồm có: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Lực lượng bộ binh và thủy binh làm lực lượng bảo đảm cho cơ động với một đội binh thuyền khoảng 200 thuyền chiến và nhiều thuyền vận tải chở quân và lương thực, lực lượng chiến đấu chính là bộ binh.

Quân số thường trực có khoảng 40 nghìn người, khi chiến sự xảy ra [trong nội chiến Trịnh - Nguyễn] quân đội Nguyễn lên tới 100 nghìn người.

Hệ thống tổ chức Quân đội Nguyễn gồm có: Dinh, cơ, đội, thuyền.

Trang bị, ngoài vũ khí truyền thống như quân đội các thời trước, quân đội Nguyễn đã được trang bị một số loại vũ khí mới như hỏa pháo, súng hỏa mai, quả nổ ném [tạc đạn]… tự sản xuất dưới sự giúp đỡ của người Bồ Đào Nha.

Quân Nguyễn đã 7 lần giao chiến lớn với quân của chúa Trịnh và phần lớn đã tan rã trước quân khởi nghĩa Tây Sơn trong những năm 1772 - 1777.

Thời kỳ thứ hai [1778 - 1945]: Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, những năm đầu quân Nguyễn chỉ còn lại một bộ phận ít ỏi ở đồng bằng Nam Bộ, do Nguyễn Anh cầm đầu. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc [một cha cố đạo Thiên chúa giáo] và người Pháp, Nguyễn Ánh tổ chức lại lực lượng vũ trang của mình [trong đó có cả quân đánh thuê], chống lại nhà Tây Sơn và giành thắng lợi vào năm 1802.

Nguyễn Ánh lên ngôi vua và lấy niên hiệu Gia Long, quân đội Nguyễn được xây dựng theo mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Quân đội nhà Nguyễn trong thời kỳ này trải qua hai giai đoạn khác nhau, ứng với hai thời kỳ của vương triều Nguyễn. Giai đoạn đầu là quân đội của một vương triều độc lập tự chủ, giai đoạn sau là quân đội của một quốc gia phong kiến bị mất quyền tự chủ, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân Pháp đô hộ.

Giai đoạn 1 [1802 - 1883], Quân đội nhà Nguyễn có cơ cấu tổ chức như các triều đại trước nó, gồm các lực lượng bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh, pháo binh. Cơ cấu tổ chức và hệ thống chỉ huy khá hoàn chỉnh.

Quân đội Nguyễn chia làm hai bộ phận chính quy, một bộ phận đóng ở kinh đô gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ Kinh thành Phú Xuân [Huế]. Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản gồm có:

- Doanh biên chế 5 vệ;

- Vệ biên chế 10 đội, đứng đầu vệ là Vệ úy;

- Đội biên chế 5 thập, đứng đầu đội là Suất đội;

- Thập biên chế 10 ngũ, do Chánh đội trưởng chỉ huy;

- Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng chi huy

Vệ binh quân Nguyễn có khoảng 40 nghìn người. Trong lực lượng Vệ binh lại được chia làm 3 loại: Thân binh [hậu cận của vua và bảo vệ cấm thành], gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập; Cấm binh làm nhiệm vụ quân cơ động và bảo vệ Kinh thành gồm 6 doanh và một số vệ, đội độc lập như những “binh chủng chuyên môn, kỹ thuật”: tượng binh, kỵ binh, thủy binh; Giản binh hay Tinh binh gồm một số vệ và đội thuộc các phủ, huyện, nha…

Vệ binh thường tuyển những người Đàng Trong, đến năm 1885 thì lực lượng này tan rã, chỉ còn lại một số nhỏ gọi là Thân binh để hầu cận các vua của triều Nguyễn từ sau khi nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng quân Pháp xâm lược.

Cơ binh là lực lượng đóng giữ các tỉnh, lộ, trấn [một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… cón có các vệ thuộc lực lượng Cấm binh do quan tỉnh trực tiếp chỉ huy song lệ thuộc vào các doanh ở kinh đô]. Cơ binh tổ chức theo hệ thống:

- Doanh đứng đầu là quân đề đốc;

- Liên cơ đứng đầu là quan lãnh binh;

- Cơ [tương đương vệ] đứng đầu là chưởng cơ hay quản cơ;

- Dưới cơ là các tổ chức đội, thập, ngũ.

Đội quân Cơ binh của Quân đội nhà Nguyễn thời kỳ đầu có quân số khoảng 150 nghìn người, đến cuối thời kỳ này [1880] quân số này giảm đi đáng kể, ở miền Bắc còn khoảng 60 nghìn người.

Ngoài hai lực lượng chính là Vệ binh và Cơ binh, quân đội Nguyễn còn có lính trạm và lính lệ. Trong giai đoạn này, các lực lượng như thủy binh, tượng binh, pháo thủ binh được xây dựng như nước binh chủng chiến đấu.

Thủy binh được chú trọng phát triển với trên 200 nghìn người và một đội thuyền binh lên tới khoảng 800 chiếc không kể các thuyền làm nhiệm vụ vận tải. Trong lực lượng thuyer binh Nguyễn thời kỳ này đã có những chiếc thuyền được thiết kế theo kiểu chiến thuyền của châu Âu, trang bị mỗi thuyền 36 pháo. Có 200 pháo thuyền trang bị từ 16 - 22 pháo. 100 đại chiến thuyền với 50 - 70 mái chèo được trang bị pháo và cự thách pháo. Còn lại khoảng 500 chiến thuyền có khoảng 40 mái chèo và trang bị một pháo loại súng thần công.

Thủy quân cũng được tổ chức thành các đơn vị gọi là doanh như bộ binh. Mỗi doanh được biên chế gồm một số vệ [cơ], dưới cơ là các đội thuyền. Thuyền là đơn vị chiến đấu cơ sở. Tùy theo từng loại thuyền mà có số lượng quân khác nhau, trung bình mỗi thuyền chiến đấu có 50 - 60 người, Đứng đầu là lực lượng thủy binh quân đội Nguyễn thường là Thủy sư đô đốc.

Lực lượng tượng binh ban đầu tổ chức thành 1 doanh gồm có 5 vệ với 50 thớt voi ở kinh đô và 7 cơ ở những tỉnh mà triều Nguyễn xét thấy quan trọng. Sau đó số lượng co hẹp lại chỉ còn 2 vệ ở kinh đô và một vài cơ ở một số tỉnh.

Lực lượng pháo thủ binh cũng được tổ chức thành các doanh, dưới doanh, dưới doanh là vệ [cơ], mỗi vệ gồm một số đội. Biên chế mỗi vệ pháo thủ binh gồm 500 quân và trang bị 10 súng thần công, 200 súng điều sang; với các đơn vị đội biên chế 50 quân và 1 súng thần công. Đối với các đội, cơ pháo thủ binh thuộc lực lượng cơ binh của các tỉnh trực tiếp quản lý lệ thuộc doanh Thần cơ của triều đình về các mặt huấn luyện, trang bị vũ khí.

Về trang bị, quân đội Nguyễn khá phát triển. Nhiều đơn vị được trang bị hỏa khí như ống phun lửa, quả nổ, súng điều sang [gồm thạch cơ điều sang, thần cơ điều sang, bắc cơ điều sang], pháo [súng thần cơ, thần công thiết bác].

Chế độ tuyển binh được thực hiện bằng cách gọi đinh tráng. Thời hạn tại ngũ được xác định tùy theo sắc lính và địa phương tuyển quân. Thời hạn phục vụ trong quân ngũ là 10 năm đối với đối với binh lính được tuyển từ các tỉnh thuộc Nam Kỳ và từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, 15 năm ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa. Tuổi tối đa phục vụ trong quân đội thường trực là 50 [quy định này có từ năm 1868]. Quan võ được tuyển chọn từ các kỳ thi võ.

Binh lính được cấp ruộng ở quê và hưởng lương ăn và một ít tiền.

Dưới thời Minh Mạng đến Tự Đức, Quân đội nhà Nguyễn có khoảng 120 nghìn người. Tuy nhiên sức chiến đấu của Quân đội nhà Nguyễn yếu kém do trang bị lạc hậu so với quân đội các nước đương thời, huấn luyện kém và triều đình ít quan tâm. Quân đội Nguyễn trong giai đoạn này đã bị quân xâm lược Pháp đánh bại và để đất nước rơi vào sự đô hộ của thực dân Pháp

Giai đoạn 2 [1884 - 1945], Việt Nam đã bị Pháp xâm lược hoàn toàn và chia ra làm ba xứ để cai trị với ba chế độ khác nhau. Triều đình Nguyễn trở thành tay sai cho thực dân Pháp. Quân đội nhà Nguyễn lúc này vẫn tồn tại hai thành phần là Vệ binh và Cơ binh. Trong lực lượng Vệ binh chỉ còn có Thân binh với biên chế khoảng 2 nghìn quân trong 4 vệ và 1 đội quân nhạc phục vụ các nghi lễ của triều đình Nguyễn [khoảng 50 nhạc công]. Lực lượng cơ binh chủ yếu là bộ binh chỉ còn lại ở các tỉnh Bắc Kỳ do quan đầu tỉnh của triều đình Huế trực tiếp nắm nhưng dưới sự giám sát của viên công sứ Pháp. Lực lượng Cơ binh có khoảng 27 nghìn quân được chia thành 4 đạo đóng trên địa bàn các tỉnh xung quanh Hà Nội và châu thổ sông Hồng.

Năm 1891, Toàn quyền Đông Dương của Pháp ra nghị định thành lập lực lượng Cơ binh do Pháp trực tiếp tổ chức, trang bị và chỉ huy, lực lượng này ban đầu có khoảng 4 nghìn quân, làm nhiệm vụ phục vụ quan lại người Việt Nam ở các tỉnh, huyện và canh gác công sở ở địa phương. Và với nghị định này của Toàn quyền Đông Dương đã đặt dấu chấm hết cho Quân đội nhà Nguyễn với tư cách là lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến độc lập.

Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ nhà nước phong kiến cuối cùng ở Việt Nam cùng lực lượng vũ trang của chúng.

Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền

Đề bài

Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 134, 136 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ [luật Gia Long].

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc [Thừa Thiên]. Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề