Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên

Chi nhánh CTCP Cà phê Trung Nguyên Bắc Giang [Nhà máy Trung Nguyên Bắc Giang] - nơi đang xảy ra tranh chấp giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ- có địa chỉ tại Lô B [B2], Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu với số vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, đi vào hoạt động ngày 14/4/2011.

Đây là nhà máy thứ hai được Trung Nguyên xây dựng tại Bắc Giang và cũng là nhà máy thứ 5 trong hệ thống nhà máy cà phê hiện đại nhất châu Á của Trung Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.

Nhà máy tập trung vào công đoạn đóng gói thành phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan G7 của thị trường miền Bắc và Trung Quốc với công suất thiết kế hơn 100 tấn/ngày.

Nhà máy cà phê Trung Nguyên Bắc Giang [Ảnh: Tuyển dụng Trung Nguyên]

Công ty này hiện đang trong quá trình tranh chấp và chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án sau vụ ly hôn "đình đám" giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Giai đoạn trước năm 2018 [thời điểm chưa xảy ra tranh chấp], nhà máy do bà Lê Hoàng Diệp Thảo làm Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh và người đại diện pháp luật với mục đích sản xuất các sản phẩm hòa tan thương hiệu King Coffee.

Tuy nhiên sau đó, CTCP Cà phê hòa tan Trung Nguyên, thuộc quyền kiểm soát của ông Vũ, đã kiện bà Thảo về hành vi sử dụng trái phép cơ sở này, yêu cầu hoàn trả và bồi thường số tiền hơn 1.700 tỷ đồng.

Đặc biệt mới đây, theo thông tin bà Thảo tố cáo, một nhóm khoảng 30 người đã kéo đến công ty, đập phá tài sản, đuổi công nhân ra ngoài nhằm chiếm quyền kiểm soát công ty.

Những lùm xùm tranh chấp quyền điều hành Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên [Bình Dương] và chi nhánh tại Bắc Giang giữa vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên đã diễn ra từ năm 2016 - khi việc ly hôn giữa bà Lê Diệp Hoàng Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũchưa được tòa xét xử.

Ngày 4/11/2016, để đảm bảo ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh, Liên ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang và các bên liên quan đã họp và cùng lập biên bản làm việc.

Kết quả là giữ nguyên hiện trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang cho đến khi có quyết định cuối cùng có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, đến nay vẫn chưa có tòa án nào đưa ra phán quyết cuối cùng trong việc tranh chấp quyền làm chủ sở hữu của Chi nhánh Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bắc Giang. Nên kể từ tháng 4/2016 đến thời điểm tháng 11/2021 bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn tiếp tục là người đại diện theo pháp luật.

Bà Thảo nói bị "chiếm" nhà máy, phía ông Vũ khẳng định "thu hồi đúng pháp luật"

Tuy nhiên về phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông khẳng định nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang đã được thu hồi từ ngày 20/11 và chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ ngày 30/11 vừa qua. Đồng thời, hoàn toàn không có chuyện nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang bị cưỡng chiếm vào ngày 20/11/2021.

"Đây là các thông tin bịa đặt, sai sự thật, mang tính chất vu khống nhằm gây cản trở, gây khó khăn cho chủ sở hữu hợp pháp và người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện quyền sở hữu tài sản và quyền quản lý, điều hành đối với Chi nhánh Nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang của Công ty cổ phần Cà phê Hòa tan Trung Nguyên", thông cáo của công ty Trung Nguyên viết.

Thực tế, theo cập nhật mới nhất từ Tổng cục Thuế, người đại diện pháp luật của Chi nhánh CTCP Cà phê Trung Nguyên tại Bắc Giang là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Giám đốc là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Ngày 20/11/2021 xảy ra vụ "cưỡng chế" nhà máy thì đến ngày 30/11/2021 trên website của Trung Nguyên Legend vẫn ghi nhận thông tin sản xuất của nhà máy này.

Theo đó, trong năm 2022, nhà máy Trung Nguyên tại Bắc Giang sẽ tăng 25 - 50% sản lượng, đẩy mạnh tuyển dụng thêm nhân công, tạo công ăn việc làm cho hơn 400 người lao động địa phương.

Phóng to
Một phần dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên
TT - Ngày 2-11, Công ty cà phê Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động Nhà máy cà phê hòa tan G7 tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, tỉnh Bình Dương. Nhà máy có diện tích 3 ha, công suất 3.000 tấn cà phê hòa tan/năm, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tổng giám đốc, cho biết toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý.

“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất có công nghệ hiện đại là nền tảng để Trung Nguyên hội nhập, cạnh tranh với các thương hiệu cà phê khác trong khu vực và toàn cầu. Nhà máy sẽ đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, nâng cao giá trị thương hiệu cà phê VN trên thị trường quốc tế” - ông Vũ nói.

Tin, ảnh: KH.NGỌC

                    

Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam  và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới

6/06/1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột

20/08/1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP HCM 

2000: Trung Nguyên có mặt tại Hà Nội, triển khai mô hình Nhượng quyền

2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật bản

9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore.

23/11/2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời 

2008: thành lập văn phòng tại Singapore

2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu nhất 

Cà phê Trung Nguyên gồm các dòng sản phẩm

                              

Weasel - Cà phê chồn

Legendee - Cà phê Chồn

Cà phê rang xay

Cà phê rang xay bao gồm các nhóm sản phẩm Hỗn hợp [I, S, Nâu, Primium Blend, Gourmet Blend, House Blend], Chế phin [1,2,3,4,5], Sáng tạo [1,2,3,4,5,8], Espresso, Hạt xay.

Nhóm sản phẩm Hỗn hợp

  • Hỗn hợp I - KHÁT VỌNG 
  • Hỗn hợp S - CHINH PHỤC 
  • Hỗn hợp N - SỨC SỐNG
  • Hỗn hợp E
  • Premium Blend
  • Gourmet Blend
  • House Blend

Nhóm sản phẩm Chế Phin 1, 2, 3, 4, 5

Nhóm sản phẩm Sáng Tạo 1, 2, 3, 4, 5, 8

Cà phê hòa tan G7

Bao gồm G7 3in1, 2in1 [Đen đá], Hòa tan đen, Gu mạnh X2 [2in1 và 3in1], Cappuccino, Passiona và White Coffee - bạc sỉu

  • G7 3in1
  • G7 2in1 [Đen đá]:
  • G7 Hòa Tan Đen [không đường]
  • G7 Gu Mạnh X2
  • G7 Cappuccino:
  • G7 Passiona:
  • G7 White Coffee

Cà phê tươi

Sản phẩm này có 2 hương vị lựa chọn:

  • Cà Phê Tươi Gu Truyền Thống hương vị đậm đà, phổ biến.

  • Cà Phê Tươi Gu Sành Điệu hương vị đằm êm, thơm đặc trưng.

Cream đặc có đường Brothers

Với mùi thơm sữa béo ngọt ngào, quyến rũ và hương vị đặc trưng hòa quyện với cà phê tạo ra những ly cà phê sữa Việt Nam thơm ngon nhất. Ngoài ra, Cream đặc có đường Brothers còn bổ sung thêm Vitamin B1, B6 rất tốt cho sức khỏe.

Hệ thống nhà máy

Nhà máy cà phê Sài Gòn [Mỹ Phước - Bình Dương] đây là nhà máy được Trung Nguyên mua lại từ hợp đồng chuyển nhượng với Vinamilk vào năm 2010 với tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.

Nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên [Dĩ An - Bình Dương] Nhà máy có diện tích 3 ha. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy được sản xuất, chuyển giao trực tiếp từ FEA s.r.l - công ty chuyên chế tạo thiết bị chế biến thực phẩm và cà phê hòa tan của Ý

Nhà máy cà phê Trung Nguyên được khánh thành ngày 20/5/2005, đây là nhà máy chế biến cà phê rang xay của Trung Nguyên.

Nhà máy Bắc Giang đây là nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Châu Á. Nhà máy được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu tập trung chế biến và đóng gói thành phẩm cà phê hòa tan G7. Giai đoạn hai là đầu tư hệ thống công nghệ chế biến để đáp ứng sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu.

    

Làng cà phê Trung Nguyên

Làng cà phê Trung Nguyên hay còn được gọi là Làng Cà phê là một cụm công trình kiến trúc có diện tích khoảng 20.000m2, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak. Xuất phát từ ý tưởng tạo lập tại Việt Nam một "thủ phủ cà phê toàn cầu" của Đặng Lê Nguyên Vũ sau nhiều năm xây dựng, làng cà phê đã hoàn thành vào tháng 12 năm 2008.

Bảo tàng cà phê thế giới

Bảo tàng cà phê thế giới tại làng cà phê Trung Nguyên được nhượng lại từ nhà sưu tập Jens Burg ở Đức với hơn 10.000 hiện vật. Hiện nơi đây trưng bày khoảng 500 hiện vật đặc trưng.

Chương trình cộng đồng

Sáng tạo vì thương hiệu Việtkhuyến khích người tiêu dùng Việt Nam tích cực dùng hàng Việt Nam.

Quỹ khơi nguồn sáng tạo:nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên đã cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt được những thành tích nổi bật trong học tập

Diễn đàn Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ và chương trình Ngày hành động vì nước Việt vĩ đại 

Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam : chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển các sản phẩm nông sản Việt Nam.

Chương trình Cùng Trung Nguyên tôi chúc Việt Nam và Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt : nhằm kêu gọi tinh thần khát vọng lớn trong khởi nghiệp kiến quốc của thế hệ trẻ để thay đổi đời mình và vì một Việt Nam khát vọng, sáng tạo, yêu thương và thịnh vượng.

Mô hình tưới nhỏ giọt cho cây cà phê tại Eatul: Mô hình sử dụng cách tưới nhỏ giọt kết hợp với bón phân qua nước cho cây cà phê giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao [tăng sản lượng, tiết kiệm chi phí, v.v…]. Mô hình được triển khai từ đầu năm 2010 do Công ty Cà phê Trung Nguyên tài trợ với quy mô 5.000 m2 và 4.000 m2 còn lại trong vườn làm đối chứng.

Tặng hàng triệu cuốn sách của chủ tịch cà phê Trung Nguyên đến các bạn trẻ thanh niên Việt Nam

Chứng nhận và danh hiệu

Chứng nhận FSSC 22000 

Giải thưởng Thương hiệu quốc gia

Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2011

Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010 

Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao

Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là "Đại sứ Ngoại giao Văn hóa" 

Chứng nhận Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á – Thái Bình Dương năm 2014

Video liên quan

Chủ Đề