Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông

Lê Hữu Trác, còn gọi Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12-11 năm Canh Tý (1720) tại xóm Văn Xá, hương Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Show

Dòng tộc Lê Hữu Trác vốn có truyền thống khoa bảng; ông nội, bác, chú (Lê Hữu Kiều), anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to. Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư. Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), Lê Hữu Trác bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ, "nghiên cứu trong vài năm cũng biết được đại khái, mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình".

Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt. Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng mới.

Lê Hữu Trác bị bệnh từ lúc ở trong quân ngũ, giải ngũ về phải gánh vác công việc vất vả "trăm việc đổ dồn vào mình, sức ngày một yếu", lại sớm khuya đèn sách không chịu nghỉ ngơi, sau mắc cảm nặng, chạy chữa tới hai năm mà không khỏi. Sau nhờ lương y Trần Độc, người Nghệ An là bậc lão nho, học rộng biết nhiều nhưng thi không đỗ, trở về học thuốc, nhiệt tình chữa khỏi.

Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh, nhân khi rảnh rỗi ông thường đọc "Phùng thị cẩm nang" và hiểu được chỗ sâu xa của sách thuốc. Ông Trần Độc thấy lạ, bèn đem hết những hiểu biết về y học truyền cho ông. Vốn là người thông minh học rộng, Lê Hữu Trác mau chóng hiểu sâu y lý, tìm thấy sự say mê ở sách y học, nhận ra nghề y không chỉ lợi ích cho mình mà có thể giúp người đời, nên ông quyết chí học thuốc.

Ở Hương Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu "Hải Thượng Lãn ông". Hải Thượng là hai chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xứ Bầu Thượng quê mẹ. "Lãn ông" nghĩa là "ông lười", ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích gắn bó.

Mùa thu năm Bính Tý (1756), Lê Hữu Trác ra kinh đô mong tìm thầy để học thêm vì ông thấy y lý mênh mông nhưng không gặp được thầy giỏi, ông đành bỏ tiền mua một số phương thuốc gia truyền, trở về Hương Sơn "từ khước sự giao du, đóng cửa để đọc sách", vừa học tập và chữa bệnh. Mười năm sau tiếng tăm của ông đã nổi khắp vùng Hoan Châu.

Sau mấy chục năm tận tụy với nghề, Hải Thượng Lãn ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Nam kinh, Thương hàn, Kim quỹ; tìm hiểu nền y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ông hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y học cổ truyền của dân tộc. 

Sau hơn chục năm viết nên bộ "Y tôn tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng. Ông đã tạo nền móng phát triển cho ngành Đông y Việt Nam. Phần quan trọng nữa của bộ sách phản ảnh sự nghiệp văn học và tư tưởng của Hải Thượng Lãn ông.

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. 

Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời Trung đại Việt Nam và các cuốn như “Lĩnh Nam bản thảo”, “Thượng kinh ký sự” không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

Hoàng Ưng

Hiện nay, trên đất nước ta vẫn còn tồn tại hai quan điểm về năm sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là 1720 và 1724.

Trong số sách báo viết là 1720 có Từ điển bách khoa do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (Hà Nội) in năm 2002, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (in lần thứ năm, có sửa chữa và bổ sung, Nxb Văn hóa, in 1999).

Trong số sách báo viết là 1724 có quyển Hải Thượng Lãn Ông, nhà y học lớn, nhà văn hóa lớn của Giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Thang do Nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin (Hà Nội) in năm 2001 và quyển Văn bia họ Lê Hữu do Nhà xuất bản Thế giới (Hà Nội) in năm 1994.

Vậy chính xác năm sinh của cụ là năm nào?

Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông
Nhân dịp Nhà nước cho tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), ở Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) và nhân dịp họ Lê Liêu Xá đang biên soạn cuốn gia phả chung cho cả dòng họ, chúng tôi thay mặt cho dòng họ xin đưa ra một vài ý kiến đáng quan tâm nhằm làm rõ năm sinh chính xác của cụ như sau:

Theo gia phả, có ghi chép rằng: Nếu tính từ đời thứ nhất, cụ Thủy tổ Lê Phúc Tiên, thì đến nay dòng họ Lê Liêu Xá đã phát triển đến đời thứ 22.

Về đời thứ 9, trong gia phả và trên văn bia có ghi: cụ Lê Hữu Mưu, xã Liêu Xá, huyện Đường Hào, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Canh Dần (1710), niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6, có một trong ba vợ là cụ bà Bùi Thị Thưởng, quê ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Trong số anh chị em cùng mẹ do cụ Thưởng sinh ra có cụ Lê Hữu Tán (anh) và cụ Lê Hữu Trác (em).

Gia phả lại ghi rất rõ rằng cụ Tán sinh vào giờ Tý ngày 14 tháng 2 năm Canh Tý (1720) và cụ Trác sinh vào giờ Dần ngày 12 tháng 11 năm Giáp Thìn (1724).

Những sách báo ghi cụ Trác sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý là sai bởi vì từ ngày 14 tháng 2 năm Canh Tý sinh cụ Tán đến ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý sinh cụ Trác, thời gian chưa đầy chín tháng thì làm sao mà cụ Thưởng có thể sinh được hai con như vậy!

Theo văn bia và gia phả ở Liêu Xá thì sau cụ Tán, trước cụ Trác, còn có hai người anh nữa là cụ Lê Hữu Đề (anh trai thứ 5 của cụ Trác) và cụ Lê Hữu Kiển (anh trai thứ 6 của cụ Trác); cụ Kiển chính là cụ Lê Trọng Tín, sinh năm Nhâm Dần (1722) đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Mậu Thìn (1748), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9.

Cụ Tán là con trai thứ 4, cụ Đề là con trai thứ 5, cụ Kiển là con trai thứ 6, còn cụ Trác là con trai thứ 7 của cụ Lê Hữu Mưu nên trong gia phả ghi: đương thời cụ Lê Hữu Trác vẫn thường được gọi là cậu Chiêu Bảy.

Trong tập sách Thượng Kinh ký sự của Lãn Ông do dịch giả Bùi Hạnh Cẩn dịch, Nhà xuất bản Hà Nội (Hà Nội) in năm 1977 ở trang 185 cụ Trác có nói đến cụ Đề là người anh thứ 5 và từ trang 138 đến 145 cụ Trác có nói đến quan Thự trấn Lạng Sơn tức cụ Kiển (người anh thứ 6).

Hiện tại, tất cả các tài liệu và gia phả của dòng họ còn lưu truyền về năm sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đều ghi chép là năm Giáp Thìn.

Theo lịch can chi: Những năm có chữ Giáp đứng ở đầu thì khi chuyển sang năm dương lịch phải có con số 4 ở cuối, do đó năm sinh chính xác của Lãn Ông phải là 1724!

Đó là sự nhầm lẫn năm sinh cụ Tán thành năm sinh cụ Trác!

Sự nhầm lẫn này đã được viết rất rõ trong các sách:

  1. Hải Thượng Lãn Ông, nhà y học lớn, nhà văn hóa lớn, trang 9, 10, 11 và 14.
  2. Văn bia họ Lê Hữu, trang 155.

Để có thêm cơ sở khẳng định và thống nhất lại “Năm sinh chính xác của Lãn Ông là năm 1724”, thay mặt dòng họ Lê Liêu Xá, chúng tôi xin trích dẫn như trên một số chứng cứ có tính chất lịch sử liên quan đến năm sinh của Lãn Ông nhằm giúp cho các cơ quan đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng và những ai quan tâm sẽ tránh được những hiểu biết không chính xác như trước đây.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một nhà y học lớn, nhà văn hóa lớn, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta, trong đó có dòng họ Lê Liêu Xá, do đó việc làm rõ năm sinh chính xác của ông là cần thiết và cũng là trách nhiệm chung.

(*) Ông Lê Hữu Châu là hậu duệ đời thứ 16 dòng họ Lê gốc Liêu Xá.

Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông

Danh y Lê Hữu Trác còn được biết tới với đại danh Hải Thượng Lãn Ông

Danh y Lê Hữu Trác (1720 – 1791) là người con sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, Tỉnh Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên, huyện Yên Mỹ). Ông sinh nhằm ngày 12 tháng 11 năm 1720 (tức năm Canh Ngọ). Theo nhiều tài liệu cổ ghi chép lại, ông có tên gọi khác là Lê Hữu Huân (theo “Hải Dương phong vật chí”) nhưng đến nay, người đời vẫn quen thuộc gọi ông với cái tên Hải Thượng Lãn Ông.

Nhiều người cho rằng, đại danh Hải Thượng Lãn Ông (có nghĩa là ông già lười ở Hải Thượng) là do sự kết hợp giữa hai chữ cái đầu tiên của tên tỉnh và tên phủ (Tỉnh Hải Dương, Phủ Thượng Hồng). Cũng có tài liệu cho rằng, chữ “lười” ám chỉ sự chán ghét công danh, không màng mưu lợi, quyền chức của vị danh y này.

Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông

Tượng đài của Danh y tại Hoa viên Nghĩa trang Chánh Phú Hoà

Danh y Lê Hữu Trác là người con út trong gia đình có 7 anh em. Chính vì vậy, người trong gia đình thường gọi ông là Cậu Chiêu Bảy. Gia đình ông vốn nổi tiếng bởi truyền thống đỗ đạt khoa bảng, rất nhiều người làm quan to trong triều đình. Trong đó cả 6 người anh của ông đều thi đỗ khoa cử, tiến sĩ. Cha của ông là Lê Hữu Mưu, thuở trẻ đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, được nhà vua phong chức Ngự sử, tước Bá. Chú là Lê Hữu Kiều cũng là Đại triều thần của nhà Lê.

Ngay từ nhỏ, Lê Hữu Trác đã bộc lộ tài năng thiên bẩm trong việc học hành, tinh thông sách sử nên được cha cho lên Kinh kỳ theo học. Tại đây ông nổi tiếng với trí tuệ hơn người thi đậu liền Tam trường. Ông còn cùng các bạn học lập hội “Thi xã” bên Hồ Tây để hằng ngày đối thơ, xướng họa. Tính cách ông hào sảng, thích giao du nên không chỉ được bạn đồng niên mà cả chúa Trịnh cũng hết lòng yêu quý. Tuy nhiên, không lâu sau đó vào năm ông 19 tuổi, cha ông mất (năm 1739) nên phải về nhà chịu tang, vừa lo kế nghiệp gia đình vừa lo hậu sự cho cha. 

Một năm sau đó (tức 1740), giữa thời buổi loạn lạc, Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn tranh giành quyền lực, muôn dân lầm than, bạo loạn xảy ra khắp nơi ông đã quyết định gác lại sách vở, luyện tập võ thuật và binh thư, xung phong vào quân ngũ. Chỉ ít lâu sau, ông nhanh chóng nhận ra đây không phải là lẽ sống mà mình theo đuổi nên dù đã được đề bạt nhiều lần, ông kiên quyết từ chối. Cho tới năm 1746, sau khi người anh cả mất tại quê mẹ là huyện Hương Sơn, Nghệ An (nay là Hà Tĩnh) ông đã viện cớ xin rời khỏi quân ngũ về chăm mẹ già và các cháu nhỏ mồ côi.

Bước ngoặt của cuộc đời danh y Lê Hữu Trác xảy đến khi ông mắc trận ốm nặng. Dù đã được người nhà săn sóc và đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng đến 2, 3 năm vẫn không có tiến triển. Sau đó có người mách, ông nhờ người đưa tới nơi của thầy thuốc tên Trần Độc ở xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, Nam Đàn, Nghệ An). Trần Độc vốn thi đỗ cử nhân, xong từ chối vinh hoa chốn quan trường để về quê chữa bệnh. Tiếng lành đồn xa nên ông được rất nhiều người trong vùng tín nhiệm.

Trong suốt 1 năm chữa bệnh tại đây, Lê Hữu Trác thường hay nghiên cứu sách y học “Phùng thị cẩm nang” của Trung Hoa. Với trí thông minh và khả năng hiểu sâu sắc vấn đề, ông nhanh chóng nắm bắt được chân lý trong sách và nhen nhóm đam mê học về y thuật. Trần Độc nhận thấy sự tinh thông và quyết tâm của ông, nên bày tỏ mong muốn truyền nghề.

Ở tuổi 30, danh y Lê Hữu Trác trở lại quê mẹ ở Hương Sơn, khước từ lời mời của chúa Trịnh quyết ở lại đây chuyên tâm chữa bệnh cứu người, lấy tên Hải Thượng Lãn Ông. Tuy nhiên tại đây neo người bầu bạn, lại không có nhiều thầy giỏi để ông học hỏi, Lê Hữu Trác quyết định lên kinh đô học tập, mong tìm kiếm thêm kiến thức y học mênh mông. 

Sau khoảng thời gian học tập, ông trở lại quê mẹ để chữa bệnh cứu người. Với tài năng học rộng, chẩn bệnh giỏi, bốc thuốc hay, lại không màng tới tiền tài danh lợi, ông đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người dân. Có người bệnh nhiều năm không khỏi ông cũng chữa được. Chỉ qua một thập kỷ miệt mài cống hiến, tên tuổi của ông nhanh chóng vang danh khắp vùng Hương Sơn và đến tận kinh thành. 

Không dừng lại ở đó, Hải Thượng Lãn Ông còn mở thêm Hội y nhằm quy tụ các danh y từ khắp nơi đến để bầu bạn, tâm sự và chia sẻ kiến thức, học hỏi lẫn nhau. Ông cũng mở các lớp dạy y, đào tạo thế hệ thầy thuốc trẻ. Các lớp học của ông thu hút rất đông học viên tới theo học. Là một người thầy thuốc đồng thời cũng là một người thầy giáo, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác luôn căn dặn với học trò như với chính mình về nhân cách của người thầy thuốc chân chính. Trước hết, ông đề cao tính y đức, sau là tuân thủ 8 chữ “Nhân – Minh – Đức – Trí – Lượng – Thành – Khiêm – Cần” (nhân ái – sáng suốt – đức độ – tốt bụng – chân thành – khiêm tốn – cần cù). Bên cạnh đó, đặc biệt tránh lười nhác, keo kiệt, vụ lợi, dối trá, ngu si, bất nhân, sân si, thất đức.

Năm 1782, khi đã 62 tuổi, ông nhận lệnh Chúa Trịnh hồi kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Vốn được lòng Trịnh Sâm, ông bị không ít ngự y trong thành ghen ghét. Hải Thượng Lãn Ông vốn không hề nảy sinh thù ghét, chỉ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và mau chóng thoát khỏi chốn kinh thành. Tuy nhiên không lâu sau đó, Trịnh Sâm lâm bệnh, Trịnh Cán ốm yếu dai dẳng. Ông đành miễn cưỡng lên chữa bệnh. Dù đã được chữa khỏi nhưng do tuổi cao sức yếu, chỉ ít lâu sau Trịnh Sâm băng hà, con trai là Trịnh Cán lên kế vị. Nhân lúc triều đình đang có người tiến cử thái y mới, Hải Thượng Lãn Ông viện cớ tuổi già thoái lui về quê.

Trong suốt những năm làm thầy thuốc và đào tạo học trò, Danh y Lê Hữu Trác vẫn luôn mong muốn truyền lại y lý cho thế hệ sau thông qua những cuốn sách. Bộ “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” được ông dày công biên soạn, ghi chép và chắt lọc lại những chân lý ông đã lĩnh hội được từ các đại danh y đời trước và mất gần 10 năm (1760 – 1770) để hoàn thành. Đây là cuốn sách chứa đựng những gì tinh túy nhất trong sự nghiệp của người thầy thuốc vĩ đại này và là tài sản vô giá của nền y học Việt Nam. 

Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông

Toàn bộ cuốn sách bao gồm 28 tập, 66 quyển về các chuyên ngành nội khoa, sản khoa, phụ khoa, da liễu, nhãn khoa. Đồng thời ông còn phê phán và chỉ ra những điểm không phù hợp khi áp dụng trong điều trị cho người Việt Nam. Trong gần 20 năm sau đó, ông vẫn tiếp tục biên soạn và cho ra đời nhiều tập sách quý giá nữa như “Y hải cầu nguyên” (1782), “Thượng kinh ký sự” (1783) trong đó phê phán nhiều thói quen xa hoa, những điều “mắt thấy tai nghe” khi ông lên kinh khám bệnh cho Thái tử, “Vận khí bí điển” (1786).

Hải Thượng Lãn Ông qua đời hưởng thọ 71 tuổi vào ngày 15 tháng 1 âm năm 1791. Để tưởng nhớ và tri ân công lao của ông, cứ vào ngày này hằng năm, người dân và người làm nghề y lại cùng nhau tề tựu tại Nhà tưởng niệm Đại danh y ở Liêu Xá dâng hương.

Nhân vật lịch sử nào sau dạy được phong là Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác chính là người thầy vĩ đại truyền cảm hứng không nhỏ tới các thế hệ trong tương lai. Đồng thời để lại kho tàng y học vô giá, đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của y học nước nhà.