Nhập hóa đơn dịch vụ trong MISA

Phân hệ quản lý hóa đơn trên phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ việc phát hành và sử dụng hóa đơn tài chính theo cả 03 hình thức: Tự in, Đặt in và hóa đơn điện tử, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý hóa đơn bao gồm: Khởi tạo mẫu hóa đơn, Đăng ký sử dụng hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn, Xuất hóa đơn, Xử lý các nghiệp vụ mất, cháy, hỏng hóa đơn, Xóa hóa đơn, Hủy hóa đơn, Thông báo điều chỉnh hóa đơn, và tình hình sử dụng hóa đơn.

Sơ đồ luồng quy trình nghiệp vụ quản lý hóa đơn trên MISA SME.NET

Cho phép kế toán khởi tạo các loại hóa đơn như: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng [dùng cho tổ chức, cá nhân dùng trong khu vực phi thuế quan]; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý; Tem, vé, thẻ theo nhiều hình thức: Đặt in, tự in, điện tử.

Cho phép NSD tự thiết kế mẫu hóa đơn theo đặc thù của doanh nghiệp ngay khi khởi tạo hóa đơn với nhiều màu sắc nền hóa đơn khác nhau

Quản lý các quyết định sử dụng hóa đơn theo từng trạng thái hiệu lực [đang có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực].

Cho phép quản lý nhiều quyết định đăng ký sử dụng hóa đơn cùng lúc, tự tải mẫu theo quy định của cơ quan thuế về để in ra

Giúp doanh nghiệp quản lý các thông báo phát hành hóa đơn và tình trạng của từng thông báo đã có hiệu lực hay chưa, cho phép đính kèm các thông báo phát hành hóa đơn đã được cơ quan thuế chấp nhận vào phần mềm để tra cứu và quản lý dễ dàng, nhanh chóng

Cho phép quản lý nhiều thông báo phát hành hóa đơn cùng lúc và tự tải mẫu theo quy định của cơ quan thuế về để in ra

Giúp doanh nghiệp quản lý các quyết định mất, cháy, hỏng hóa đơn và tình trạng còn hiệu lực hay không, và cho phép đính kèm các quyết định đã được cơ quan thuế chấp nhận vào phần mềm để tra cứu và quản lý dễ dàng, nhanh chóng

Chỉ cho phép xuất những số hóa đơn chưa báo mất, cháy, hỏng hóa đơn và tự tải mẫu theo quy định của cơ quan thuế về để in ra

Giúp doanh nghiệp quản lý danh sách các hóa đơn bị xóa do viết sai thông tin để thông báo cho cơ quan thuế biết và quản lý các quyết định hủy hóa đơn.

Phần mềm cho phép đính kèm các quyết định và biên bản hủy hóa đơn đối với những hóa đơn nào đã được cấp số

Giúp doanh nghiệp quản lý danh sách các Thông báo điều chỉnh hóa đơn, và tình trạng của từng quyết định đã nộp cho cơ quan thuế hay chưa Thông báo điều chỉnh hóa đơn,

Cho phép đình kèm mẫu đã được cơ quan thuế chấp nhận vào phần mềm để lưu trữ

Phần mềm quản lý cấp số hóa đơn liên tục, không cho sửa xóa thông tin hóa đơn sau khi đã xuất, và khi in từ lần 2 sẽ hiển thị chữ copy

Ngoài ra, phần mềm còn cho phép in được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, quý, tuân thủ quy định mới nhất về quản lý và sử dụng hóa đơn của Bộ Tài chính.

 Ngày 25/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Anh về nhập kho [chưa thanh toán tiền hàng].

  • Ti vi LG 21 inches, số lượng 5, đơn giá mua 2.000.000đ, thuế GTGT 10%

Định khoản:

Nợ TK 152, 156, 611 Giá mưa chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

Mô tả nghiệp vụ:

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
  • Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay [bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản] cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.
  • Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.

Các bước thực hiện:

Nghiệp vụ “Mua hàng trong nước về nhập kho” được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua hàng hóa.
  • Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng trong nước nhập kho.
  • Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán
  • Xác nhận lập chứng từ mua hàng có nhận kèm hóa đơn hay không hoặc không có hóa đơn.

  • Khai báo thông tin cho chứng từ mua hàng, sau đó nhấn Cất.
  • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

 MUA HÀNG CÓ PHÁT SINH CHI PHÍ MUA HÀNG

 Ngày 10/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Hương về nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền hàng.

  • Điện thoại NOKIA LUMIA 520, số lượng 10, đơn giá 3.500.000đ, thuế GTGT 10%
  • Điện thoại NOKIA LUMIA 720, số lượng 5, đơn giá 6.000.000đ, thuế GTGT 10%

Doanh nghiệp thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng về kho với chi phí là 1.000.000đ [VAT 10%] => đã thanh toán tiền vận chuyển.

Định khoản:

– Mua vật tư, hàng hoá

Nợ TK 152, 156, 641, 642 Giá mưa chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

– Khi phát sinh chi phí mua hàng

Nợ TK 152, 156, 641, 642 Chi phí mua hàng
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

Mô tả nghiệp vụ:

Khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa… Căn cứ vào các hóa đơn chi phí mua hàng liên quan, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí thu mua vào các mặt hàng đã mua theo tiêu thức Số lượng hoặc Giá trị của hàng hóa.

Các bước thực hiện

Nghiệp vụ “Mua hàng có phát sinh chi phí mua hàng” được thực hiện trên phần mềm như sau:

  • Bước 1: Hạch toán chi phí mua hàng [vận chuyển, bốc xếp…]
    • Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua dịch vụ:
    • Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán hoặc Thanh toán ngay.
    • Tích chọn Là chi phí mua hàng và khai báo thông tin chi tiết về chi phí mua hàng.

    • Sau khi khai báo xong, nhấn Cất.

Lưu ý: Nếu đơn hàng có phát sinh nhiều loại chi phí khác nhau từ nhiều nhà cung cấp, thì với mỗi một nhà cung cấp, người dùng sẽ lập một chứng từ mua dịch vụ.

  • Bước 2: Hạch toán chứng từ mua hàng, đồng thời phân bổ chi phí mua hàng cho từng mặt hàng 
    • Trên phân hệ Mua hàng\tab Mua hàng hóa, dịch vụ, chọn chức năng Thêm\Chứng từ mua hàng hóa.
    • Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là Mua hàng trong nước nhập kho hoặc Mua hàng nhập khẩu nhập kho.
    • Lựa chọn phương thức thanh toán cho chứng từ mua hàng là Chưa thanh toán
    • Xác nhận lập chứng từ mua hàng có nhận kèm hóa đơn hay không hoặc không có hóa đơn.
    • Khai báo thông tin của chứng từ trên các tab Hàng tiền và Thuế. 

    • Thực hiện phân bổ chi phí mua hàng [vận chuyển, bốc xếp…] đã được lập ở bước 1 trên tab Chi phí:
      • Nhấn Chọn.
      • Thiết lập các điều kiện tìm kiếm chứng từ chi phí, sau đó nhấn Lấy dữ liệu.
      • Tích chọn chứng từ hạch toán chi phí mua hàng đã được lập ở bước 1, sau đó nhấn Đồng ý.

      • Nhấn Phân bổ CP
      • Chọn phương thức phân bổ và nhấn Phân bổ.
      • Nhấn Đồng ý.

    • Sau khi thực hiện phân bổ xong, thông tin chi phí mua hàng vừa được phân bổ sẽ được hiển thị tại cột Chi phí mua hàng trên tab Hàng tiền.
    • Kiểm tra lại chứng từ mua hàng, sau đó nhấn Cất.
    • Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.
  • Bước 3: Kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa
    • Vào phân hệ Tổng hợp, chọn Chứng từ nghiệp vụ khác.
    • Hạch toán bút toán kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.

error: Alert: Content is protected !!

Video liên quan

Chủ Đề