Nhiễm biến thể delta bao lâu thì phát bệnh

Theo chuyên gia, đợt dịch này ghi nhận biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ người nhiễm cao khiến số ca mắc trong cộng đồng nhiều hơn, dù thời gian tiếp xúc không dài.

Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, cho biết biến thể Delta (B.1.167.2, phát hiện lần đầu ở Ấn Độ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là có khả năng lây lan nhanh và làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine. Theo đó, một người nhiễm chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác; chủng Alpha (B.1.1.7, phát hiện đầu tiên ở Anh) lây cho đến 7 người, còn chủng Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.

Kết quả giải trình tự gene virus cho thấy biến chủng Delta đang chiếm ưu thế trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt ở các tỉnh miền trung và miền nam hiện nay. Chủng này khiến cho các tỉnh khu vực phía Nam ghi nhận nhiều trường hợp có triệu chứng hoặc dương tính chỉ sau hơn một ngày tiếp xúc phơi nhiễm, theo ông Lân.

"Chưa chắc chắn biến thể Delta gây bệnh cảnh nặng hơn, nhưng khi số mắc tăng cao, cũng như quá tải hệ thống y tế thì có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn", giáo sư Lân nói.

Biến chủng Delta phát hiện đầu tiên ở Yên Bái, sau lây nhiều nơi trong đó có Bắc Giang, địa phương dẫn đầu số ca cộng đồng trong đợt dịch thứ 4. Với gần 5.000 ca nhiễm từ 27/4 đến sáng 3/7, TP HCM đang xếp thứ hai cả nước. Số ca nhiễm chưa có dấu hiệu suy giảm, nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây và yếu tố dịch tễ.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, một biến chủng mới khi xảy ra sẽ có một nhóm có độc lực cao, một nhóm có độc lực thấp hơn. Cụ thể, vòng đời một nhóm của virus chỉ trung bình 3-5 ngày, sau đó xoay chuyển liên tiếp chứ không đứng yên một trạng thái. Riêng các nhóm trong vòng đời tiếp của chủng Delta có biến đổi nhưng chỉ một số thay đổi nhỏ, không tạo thành biến chủng mới.

Bác sĩ Hùng phân tích, nhóm virus độc lực cao sẽ gây triệu chứng bệnh sớm, người nhiễm được phát hiện, cách ly điều trị riêng. Từ đó, nhóm này không có điều kiện để lây lan tiếp. Còn nhóm có độc lực thấp thường không biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc chỉ triệu chứng nhẹ, khó phát hiện. Điều này khiến người bệnh trong cộng đồng nhiều, virus có cơ hội lây lan, sinh sôi tiếp tục.

Theo bác sĩ Hùng, Delta là biến chủng có tốc độ lây lây nhiễm cao hơn nhưng lõi virus vẫn như cũ, khác biệt thường ở trên các gai virus. Số lượng gai virus chủng này có thể tăng, dẫn đến khả năng gắn kết vào các tế bào của vùng hầu họng mạnh hơn, xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm bệnh.

"Chẳng hạn với các chủng cũ, số lượng gai virus có thể ít hơn, các phản xạ như nuốt có thể làm cho virus không bám vào được tế bào vùng hầu họng nên không gây nhiễm bệnh", bác sĩ Hùng giải thích.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch của TP HCM, chiều 25/6, cho biết thêm nCoV sau khi lây truyền qua nhiều thế hệ sẽ xuất hiện hai trạng thái, một là gia tăng độc lực ở thời gian đầu, nếu biến chủng; còn nếu không biến chủng tiếp thì độc lực giảm ở thời gian kế tiếp. Khi độc lực virus giảm, sự lây lan vẫn tồn tại nhưng người nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ. Điều này dẫn đến các ca chỉ điểm (ca phát hiện đầu tiên) hầu hết mắc bệnh mức độ nhẹ, nếu không đi khám sẽ bị bỏ qua và chúng ta chậm hơn dịch bệnh là điều tất yếu.

Cùng quan điểm, Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết biến chủng mới Delta khiến đợt dịch lần này phức tạp hơn. Khoảng 80% bệnh nhân không có triệu chứng hoặc nhẹ dẫn đến khó biết được ai là người mang mầm bệnh trong cộng đồng, khiến nguy cơ lây nhiễm hiện hữu xung quanh. Người mắc bệnh nhưng không biết hoặc có khả năng tự khỏi nhưng đã lây bệnh cho những người khác trong thời gian mắc.

"Do đó, việc truy tìm F0 tuy cần thiết nhưng trong tình hình hiện nay thì gần như là vô phương", ông Nga nhấn mạnh.

Nhiễm biến thể delta bao lâu thì phát bệnh

Lực lượng chức năng đang phun khử khuẩn tại chợ Bình Tân sau khi phát nhiều các ca mắc mới. Ảnh: Hữu Khoa

Phân tích dữ liệu dịch tại Bắc Giang và TP HCM thời gian qua, của VnExpress, cho thấy trong 36 ngày bùng phát dịch, trung bình một ngày TP HCM ghi nhận 118 ca; Bắc Giang ghi nhận 113 ca. Về đặc thù, Bắc Giang lây nhiễm trong khu công nghiệp còn TP HCM và các tỉnh phía nam lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc, đặc biệt là các tòa nhà văn phòng, cơ sở sản xuất thực phẩm đông lạnh, khu công nghiệp, bệnh viện. Nhiều ổ dịch âm thầm lây nhiễm, không được phát hiện, không tìm được nguồn lây và đường dịch tễ để khoanh vùng.

Hiện, Sở Y tế TP HCM tăng cường tổ công tác đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như ga Tân Sơn Nhất, cảng hàng hải, bến xe, nhà ga..., giám sát phòng chống dịch trong khu công nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh. Phương châm là "thần tốc", "truy vết", "khoanh vùng rộng" và "cách ly hẹp".

Các tỉnh phía nam như Đồng Nai, Tiền Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Ngãi tiếp tục mở rộng vùng giãn cách, cách ly xã hội khi ghi nhận số ca nhiễm mới tăng.

Chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cần ý thức hơn tầm quan trọng của các biện pháp 5K để bảo vệ cho mình và người nhà trước diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Các tỉnh cần đẩy nhanh tiêm phòng vaccine cho người dân, nâng cao miễn dịch cộng đồng.

Nguồn: Vnexpress.net

Câu hỏi: Hiện nay có nhiều biến chủng của SARS-CoV-2. Làm thế nào để phân biệt được triệu chứng khi nhiễm biến chủng Delta?

Trả lời: 

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 (cập nhật lần thứ 7) ban hành cùng Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 6/10 của Bộ Y tế, giai đoạn ủ bệnh của người mắc Covid-19 thường kéo dài 2-14 ngày, trung bình là 5-7 ngày. Trong đó, người nhiễm biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

Đặc điểm khác nhau giữa người nhiễm biến chủng Delta và Alpha ở giai đoạn khởi phát như sau:

Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.

- Khởi phát:

+ Chủng Alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…

+ Chủng mới (Delta): đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.

- Diễn biến:

+ Đối với thể Alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% bệnh nhân diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong.

+ Đối với thể Delta: tỷ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% Alpha), tỷ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu ô-xy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng Delta có tải lượng virus cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác.

Giai đoạn toàn phát (thời kỳ bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng) ở các biến chủng đều là 4-5 ngày.

F0 sẽ bị ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tùy mức độ bệnh nhân, thở sâu, phổi thường không rale, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% bệnh nhân có thể giảm ô-xy máu thầm lặng. Những trường hợp này bệnh nhân không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua.

Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS):

+ Mức độ trung bình: Khó thở tần số thở >20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96%.

+ Mức độ nặng nhịp thở >25 lần/phút và/hoặc SpO2 <94%, cần cung cấp ô-xy hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập.

+ Mức độ nguy kịch nhịp thở >30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm <10 lần/phút hoặc bệnh nhân tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn.

+ Một số triệu chứng khác: Ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô).

Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số tổn thương ở gan, thận, da, thần kinh, nội tiết, dạ dày - ruột...

Ở giai đoạn hồi phục:

- Trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7-10 ngày, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.

- Những trường hợp nặng: Biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.

- Những trường hợp nguy kịch: Có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.

- Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài: Bệnh lý tự miễn, hội chứng thực bào...

COVID-19 có thể làm cho sức khoẻ bị suy giảm kéo dài dai dẳng. Theo nghiên cứu, khoảng 1/4 số người bị nhiễm virus corona SARS-CoV-2 tiếp tục có các triệu chứng kéo dài trong ít nhất một tháng, 1/10 trong số này vẫn không thấy khỏe lại sau 12 tuần, một số bệnh nhân rơi vào tình trạng cơ thể rất suy nhược. Những bệnh nhân bị nhiễm virus có bệnh cảnh kéo dài này được WHO xếp vào nhóm "COVID kéo dài" (Long COVID).

Hiện nay, Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta. Omicron vẫn là biến chủng bí ẩn với giới khoa học, mặc dù ít gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta, tuy nhiên dữ liệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể gây ra bệnh nhẹ hơn nhưng số người vẫn có thể mắc bệnh nặng, cần nhập viện và có thể tử vong do nhiễm biến thể này. Bên cạnh dấu hiệu thay đổi so với Delta, người nhiễm virus biến thể Omicron cũng có nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài.

Nhiễm biến thể delta bao lâu thì phát bệnh

Omicron có tốc độ lây lan nhanh và đang thay thế dần biến thể Delta.

1. Omicron là gì?

Omicron là tên một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021. Ban đầu, đây là biến thể B.1.1.529 nhưng đến ngày 26/11/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron.

Omicron được phân loại vào biến thể đáng lo ngại vào ngày 30/11/2021 tại Mỹ. WHO cho biết, các biến thể của Omicron bao gồm: BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3 và các dòng phụ khác. Omicron là biến thể có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2.

2. Omicron gây ra các triệu chứng

  • Ho
  • Sổ mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Sốt.
  • Hắt xì.
  • Giảm cảm giác thèm ăn.
  • Giảm khả năng vị giác.
  • Giảm khả năng khứu giác.
  • Thở nặng nhọc.
  • Đau bụng.

Nhiễm biến thể delta bao lâu thì phát bệnh

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng người mắc Omicron gặp phải. Ảnh minh hoa

3. Biến thể Omicron ủ bệnh bao lâu?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, biến thể Omicron có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến thể trước đó, chỉ khoảng 3 ngày. Các triệu chứng thường bao gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi, sổ mũi.

Hiện vẫn chưa rõ thời gian người bệnh có thể lây lan virus cho người khác là trong bao lâu.

4. Omicron có gây triệu chứng COVID kéo dài?

Tháng 10/2021, WHO đã đưa định nghĩa mới về hội chứng COVID kéo dài. Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau đợt mắc COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ khi F0 nhiễm bệnh đến lúc khỏi. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Các triệu chứng phổ biến gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, song, cũng có nhiều triệu chứng khác và thường ảnh hưởng hoạt động hàng ngày. Hội chứng COVID kéo dài có thể xuất hiện ngay cả với F0 bị bệnh nhẹ, không triệu chứng.

Theo chuyên gia y tế cho biết, hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra F0 nhiễm Omicron gặp phải các triệu chứng khác thường sau khi khỏi bệnh. Omicron gây mắc COVID-19 có xu hướng bệnh nhẹ, song không có nghĩa tỷ lệ người nhiễm chủng này mắc hội chứng COVID kéo dài sẽ giảm hơn so với biến thể trước đó là Delta hay Alpha.

"Còn quá sớm để biết người nhiễm Omicron có triệu chứng COVID kéo dài không và nó khác biệt thế nào. Trong giai đoạn cấp tính, mệt mỏi nghiêm trọng và đau cơ là những triệu chứng nổi bật, có thể trở thành di chứng ở người nhiễm Omicron”, Zing dẫn lời nhà nghiên cứu Lancelot Pinto (Bệnh viện PD Hinduja & MRC, Mumbai).

Nhiễm biến thể delta bao lâu thì phát bệnh

Theo giới khoa học, Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng nhưng không nên coi nhẹ.

Trong khi đó, TS Anthony Fauci (chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ) khẳng định, ngay cả khi mắc COVID-19 nhẹ, người nhiễm Omicron vẫn có nguy cơ bị di chứng sau đó. “Long COVID có thể xảy ra ở bất kỳ biến chủng virus nào. Không có bằng chứng về sự khác biệt giữa Delta, Beta hay Omicron”, ông Fauci nói.

Một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Cedars-Sinai (Los Angeles, Mỹ) chỉ ra người nhiễm virus corona SARS-CoV-2, ngay cả bệnh nhẹ, cũng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch kéo dài. Các kháng thể tự động được kích hoạt sau khi nhiễm nCoV và tồn tại theo thời gian. Điều này lý giải ngay cả người mắc bệnh nhẹ cũng gặp phải các di chứng hậu COVID-19.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO cho rằng, mặc dù Omicron có vẻ ít gây bệnh nghiêm trọng, nhưng nó vẫn đang cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới. Ông nhấn mạnh cơn sóng thần của các ca bệnh rất lớn, nhanh, nó đang áp đảo hệ thống y tế trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa biến chủng Omicron vẫn sẽ ám ảnh chúng ta ngay cả khi độc lực yếu hơn.

5. Giải pháp bảo vệ cơ thể chống lại Omicron

Tiêm vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu giúp cơ thể chống lại diễn tiến nặng của bệnh và giảm tử vong do Omicron gây ra. Đến nay, tỷ lệ nhập viện và tử vong do Omicron gây ra tương đối thấp là do đã có nhiều người được tiêm chủng. Tiêm chủng thúc đẩy phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi các biến thể hiện đang lưu hành bao gồm cả Omicron, mà còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nặng do các đột biến trong tương lai của COVID-19.

Ngoài việc tiêm vaccine, tất cả các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách, tránh không gian kín, hoặc tập trung đông đúc người… tất cả đều cần thiết để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn