Những chấm đen trên mặt là gì

Tác giả: Trà Mi

Nhiều chị em thấy xuất hiện đốm đen trên da thường tỏ ra lo lắng không biết mình bị bệnh gì? Tham khảo ngay những thông tin sau đây để có lời giải đáp.

Xuất hiện đốm đen trên da là do đâu?

Bài viết này sẽ cho bạn biết xuất hiện đốm đen trên da có nguy hiểm không? Tại sao lại xuất hiện đốm đen trên da?

Xuất hiện đốm đen trên da là bị làm sao?

Khi thấy xuất hiện đốm đen trên da, bạn hãy chú ý quan sát vị trí xuất hiện và hình dạng của chúng. Đồng thời, nhớ lại những yếu tố có thể tác động gây ra những đốm đen trong khoảng thời gian gần đây. 

Xuất hiện đốm đen trên da nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh mẽ của các sắc tố melanin dưới da. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin.

Thông thường, xuất hiện đốm đen trên da thường do 3 vấn đề chính là: tàn nhang, nám và đồi mồi.

+ Nếu là đồi mồi thì chúng thường xuất hiện trên tay, cánh tay, vai, mặt, có màu nâu mộc với kích thước khác nhau. Nguyên nhân gây ra đồi mồi là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến lượng hắc tố melanin trong cơ thể tăng cao, tạo thành các đốm đen trên da.  Ngoài ra, kết hợp với đó là việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng khiến đồi mồi xuất hiện nhiều hơn.

+ Nếu là tàn nhang thì chúng cũng có màu nâu, đen nhưng thường có hình dạng là các nốt tròn, với kích cỡ tương tự nhau. Chúng có thể là những chấm nhỏ nhạt màu dần đậm và lớn hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng. 

Tàn nhang có thể gặp ở mọi lứa tuổi không chỉ do quá trình lão hóa, tác hại của tia cực tím mà còn do yếu tố di truyền gây ra. Vị trí mà các đốm đen, nâu tàn nhang hay xuất hiện là các vùng da như trên mặt, cổ, lưng hay thậm chí là mặt ngoài cánh tay.

Đặc biệt những người có làn da trắng hồng và mỏng thường có nguy cơ bị tàn nhang dễ hơn. Đó là lý do người châu  u đại đa số đều bị tàn nhang.

+ Nếu là nám da thì bạn nên xem xét liệu chúng có phải là những đốm nâu mọc đối xứng trên gương mặt hay không. Vị trí xuất hiện phổ biến của loại vấn đề da này là hai bên gò má, môi trên và cằm hoặc trán.

Thay vì các nốt đen, nám da thường có màu nâu, hoặc nâu ngả vàng, không cố định kích thước nhưng so với các vấn đề da trên thì chúng lớn hơn.

Nám da cũng do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, thiếu hụt nội tiết tố và ảnh hưởng của quá trình lão hóa.

Xuất hiện đốm đen trên da dù do bị gì tàn nhang, nám hay đồi mồi đều không gây hại gì cho da mà chỉ gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu các đốm nâu, đen này xuất hiện kèm các biểu hiện như: phình to nhanh chóng, đường viền các đốm nâu không đều, màu đen tối sẫm kết hợp ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trên da thì nên đến phòng khám kiểm tra. Bởi nguy cơ ung thư da là khá cao.

Nếu xuất hiện những đốm đen bất thường trên da hãy đi khám để loại bỏ khả năng bị ung thư da

Làm gì khi xuất hiện đốm đen trên da?

Nếu bạn thấy xuất hiện những đốm đen trên da của mình thì có thể hạn chế chúng bằng cách:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời: Nhất là vào khoảng thời gian từ 10h – 14h bởi đây là lúc bức xạ mặt trời rất lớn có thể khiến cho các đốm nâu trở nên đậm màu và trầm trọng hơn.

- Khi đi ra ngoài nên che chắn: Bảo vệ làn da bằng mũ nón, áo khoác, khẩu trang, …kết hợp bôi kem chống nắng để bảo vệ da tối ưu.

- Uống nhiều nước: Để tăng cường độ ẩm cho da, hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin có tác dụng làm mờ các đốm nâu vào thực đơn hằng ngày.

- Lột da bằng hóa chất: Đây là việc sử dụng chất có tính axit lên mặt, tay hoặc chân để loại bỏ lớp da bề mặt. Các hóa chất này làm lột ra, để lộ ra một lớp da mới và có sắc tố cân bằng bên dưới.

- Liệu pháp laser: Có tác dụng tương tự, nhưng có mức độ chính xác cao hơn khi bác sĩ da liễu có thể kiểm soát cường độ của việc điều trị. Với liệu pháp này, tia laser được dùng để "đốt" bỏ vùng da bị ảnh hưởng. Cường độ tia nhẹ nhất được dùng cho lớp biểu bì của da [lớp bề mặt], và các tia có cường độ cao hơn được dùng để loại bỏ các lớp da sâu hơn bên dưới da.

Các phương pháp trị liệu này có thế rất hiệu quả đối với chứng tăng sắc tố da, nhưng có chi phí cao và có thể gây xâm lấn da. Và bởi vì chúng gây kích thích, viêm da thậm chí là làm bỏng da, nên các liệu pháp này lại dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da sau viêm, đặc biệt đối với những người có da sậm màu.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp khi thấy dấu hiệu bất thường trên cơ thể như là đốm đen trên da, chúng tôi khuyên bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn an tâm hơn khi thấy xuất hiện đốm đen trên da. 

 

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

 

Sau 3 tháng thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở, sụt cân và điều trị tại Bệnh viện Viên Chăn [Lào] không thuyên giảm, ông Phau [62 tuổi, Xiêng Khoảng, Lào] quyết định sang Bệnh viện HNĐK Nghệ An chữa bệnh.

 

Whitmore tưởng chừng như đã trở thành căn bệnh đáng sợ đã bị lãng quên, thế nhưng trong thời gian ngắn vừa qua căn bệnh này bắt đầu xuất hiện trở lại với tỷ lệ tử vong lên tới 40%.

Đốm đen trên da có thể xuất hiện ở bất cứ ai, không chỉ ở người lớn tuổi mà ngày càng gặp nhiều ở những người trẻ. Đốm đen trên da đa phần là vô hại, nhưng cũng không loại trừ nó là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và xử lý những đốm đen đó như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp câu trả lời cho các độc giả quan tâm.

Đốm đen trên da là hiện tượng sắc tố melanin gia tăng bất thường. Những sắc tố này tích tụ lại thành những đốm nhỏ đậm màu. Trong trường hợp bất ngờ xuất hiện những đốm đen trên da, bạn nên chú ý quan sát hình dạng và vị trí phân bổ của chúng.

Đốm đen trên da mặt có thể là nám, tàn nhang hoặc đồi mồi

Về cơ bản, đốm đen trên da có thể là triệu chứng của những vấn đề sau:

  • Nám da: Những vết nám da thường có màu vàng, nâu hoặc vàng nâu sẫm. Kích thước đốm nám thường lớn hơn so với tàn nhang. Chúng thường mọc đối xứng trên gương mặt người bệnh. Vị trí thường thấy là hai bên gò má hoặc trán.
  • Tàn nhang: Tàn nhang là những đốm tăng sắc tố da với kích thước tương đồng. Những đốm đó có màu nâu sẫm hoặc đen. Cần lưu ý, những đốm đen tàn nhang sẽ đậm dần và lớn hơn khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Vị trí thường thấy là trên da mặt, lưng, cổ, cánh tay và bàn tay.
  • Đồi mồi: Những đốm đồi mồi thường xuất hiện ở người lớn tuổi, là do lão hoá da khiến lượng melanin tăng sinh bất thường. Những đốm đồi mồi thường xuất hiện trên vùng da tay, vai và da mặt. Những đốm đó có kích thước và hình dạng khác nhau với màu sắc từ nâu nhạt cho đến nâu đậm và đen.
  • Nốt ruồi: Nốt ruồi có màu nâu hoặc đen, bằng phẳng hoặc nhô lên, hình tròn hoặc bầu dục,mọc riêng lẻ hoặc xếp liền nhau. Chúng có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên da. Ước tính một người trưởng thành có thể có tới 10 – 40 nốt ruồi. Chúng thường không thay đổi về kích thước, màu sắc. Một số trường hợp có mọc lông ở trên nốt ruồi

Nhìn chung, nám, tàn nhang, đồi mồi và nốt ruồi không gây hại gì cho da ngoại trừ việc mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu da nổi đốm đen kèm theo những biểu hiện sau thì bạn nên chú ý và đi khám ngay, vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như ung thư da, cụ thể:

Triệu chứng của bệnh ung thư da
  • Đốm đen phát triển kích thước nhanh chóng
  • Đường viền đốm đen không đều hoặc có hình răng cưa
  • Đốm đen trên da tấy đỏ, nổi mẩn ngứa hoặc đau

Nguyên nhân xuất hiện của đốm đen trên da là việc gia tăng bất thường hắc tố melanin trong da. Việc gia tăng bất thường đó có thể do nhiều nguyên nhân, cụ thể như sau:

Sự tác động của ánh nắng mặt trời: Ánh sáng mặt trời là nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất dẫn tới sự gia tăng bất thường của melanin. Một cách tự nhiên, cơ thể người sản sinh ra melanin để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ làm phát sinh quá mức melanin khiến cho da không thể đào thải mà tích tụ lại thành đốm tối màu trên da.

Rối loạn nội tiết tố: Đối với phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai hoặc tiền mãn kinh sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể rối loạn khiến lượng estrogen giảm. Trong khi estrogen là hormone ức chế sự tăng hắc tố melanin. Điều này khiến cho melanin tăng sinh bất thường và tích tụ lại thành đốm sẫm màu trên da.

Yếu tố tuổi tác: Đốm đen trên da thường xuất hiện ở người trên 40 tuổi. Từ độ tuổi này, làn da dần bị oxi hoá dẫn tới mỏng và dễ bị tổn thương hơn so với người trẻ tuổi khi tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời. Bởi vậy, đốm đen trên da là một biểu hiện rõ ràng của yếu tố tuổi tác. Cần lưu ý, nếu không chữa trị thì theo thời gian càng khó điều trị và thậm chí, đốm tối màu trên da  sẽ tăng về sống lượng cũng như kích thước.

Thực tế, đốm đen trên da ngày càng gặp nhiều ở người trẻ

Tiếp xúc cùng hoá chất hoặc các chất độc hại: Nhìn chung, một người khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất độc hại sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ da. Đặc biệt, với những người có công việc hay phải tiếp xúc với hóa chất như: Công nhân vệ sinh, công nhân làm việc tại các nhà máy hóa chất, công nhân tiếp xúc với nhựa đường… Theo nhiều nghiên cứu, những người làm công việc như trên thương có tỷ lệ bị đốm đen trên da nhiều hơn so với người bình thường. Tình trạng này gọi là bệnh sạm da nghề nghiệp.

Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện đốm tối màu trên da là do di truyền. Đốm đen thuộc nguyên nhân này thường khó có thể điều trị vì nguyên nhân bệnh xuất phát từ cấu trúc gen.

Một số nguyên nhân khác:

  • Chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học dẫn tới thiếu cân bằng dưỡng chất
  • Sử dụng [lạm dụng] mỹ phẩm kém chất lượng hoặc sai cách
  • Sử dụng thuốc có tác dụng phụ không mong muốn làm xuất hiện đốm đen trên da

Như đã đề cập, các chấm đen trên da thường không thực sự quá nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, xuất hiện đốm đen trên da mặt, đốm đen trên da tay và các vị trí khác… có thể cảnh báo căn bệnh ung thư nguy hiểm tính mạng:

  • Ung thư biểu mô tế bào đáy [Basal cell carcinoma]: Đây là một loại ung thư da rất phổ biến. Dạng bệnh này chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường lầm tưởng rằng đây là đốm đen bình thường trên da hoặc nốt ruồi.
  • Ung thư biểu mô tế bào gai [Squamous cell carcinoma]: Đây là loại ung thư da thường xuất hiện ở phần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đối tượng hay mắc phải căn bệnh này là nam giới khoảng 40 tuổi trở lên. Cần lưu ý, càng gần xích đạo thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Biểu hiện của bệnh trong thời kỳ đầu là một vài đốm đen nhỏ trên da, sau đó phát triển nhanh thành nốt đỏ, cứng, không đau, có vảy, loét…
Phân biệt đốm đen trên da thông thường và đốm đen có dấu hiệu ung thư da
  • Ung thư hắc tố da [Melanoma]: Đây là loại ung thư ác tính hơn nhiều so với hai loại trên. Theo tính toán, loại ung thư này chiếm khoảng 70% trường hợp tử vong vì ung thư da. Với loại ung thư da này, triệu chứng trong giai đoạn đầu chỉ đơn giản là một hoặc một vài đốm đen trên da tay, da chân.

Có nhiều phương pháp giải quyết tình trạng tăng sắc tố da nói chung và đốm đen trên da nói riêng. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của cách xử lý đốm đen này là dễ thực hiện, chi phí thấp và gần như không có tác dụng phụ. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này là:

  • Hiệu quả tùy cơ địa
  • Không thể giải quyết dứt điểm tăng sắc tố da
  • Chỉ nên áp dụng với các đốm đen mới xuất hiện
  • Mất nhiều thời gian

Dưới đây là một số mẹo trị đốm đen trên da mà bạn có thể thử nghiệm:

1. Trị đốm đen trên da bằng chanh

Nước cốt chanh có chứa rất nhiều vitamin C và axit citric có công dụng ngăn ngừa sự gia tăng bất thường melanin – nguyên nhân gây đốm đen trên da

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da có đốm đen
  • Thấm đều nước cốt chanh lên vùng da đó
  • Massage vùng da có đốm đen khoảng 15 phút rồi rửa sạch và lau khô

2. Sử dụng dầu dừa loại bỏ đốm đen trên da

Tinh chất dầu dừa có chứa nhiều vitamin E, khoáng chất và các loại axit amin có tác dụng triệt tiêu đốm đen trên da tay. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp làm đều màu, chống khô da và tái tạo làn da căng mịn hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch và sau đó massage vùng da bị đốm đen cùng 30ml dầu dừa
  • Giữ nguyên khoảng 20 phút cho dầu dừa thấm vào vùng da bị đốm đen rồi sau đó rửa sạch lại bằng nước

3. Dùng lô hội làm mờ đốm đen trên da

Trong lá cây lô hội có chứa nhiều vitamin giúp ngừa oxy hóa da đồng thời làm mịn da.

Gel lô hội rất lành tính đối với làn da

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cắt lá lô hội theo đường vắt chéo thành từng lát đều nhau có độ dày khoảng 0,4 – 0,6cm
  • Vệ sinh sạch vùng da cần điều trị rồi bôi gel lá lô hội lên vùng da mặt, da chân hay da tay nổi đốm đen
  • Massage vùng da đó trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch

Trong trường hợp sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà không đem lại hiệu quả rõ rệt, bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem bôi, gel ngoài da hoặc các sản phẩm đường uống để xử lý đốm đen. Phương pháp này có ưu điểm là tác dụng khá nhanh, nhiều sản phẩm với mức giá đa dạng và dễ tìm mua.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là chúng có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn và khó có thể xử lý dứt điểm tình trạng da bị nổi đốm đen.

Các sản phẩm đường uống:

  • Dược phẩm bao gồm các chất như calcium pantothenate, L-cysteine, pyridoxine hydrochloride. Những thành phần này có tác dụng ngay với việc xử lý đốm đen trên da theo cơ chế giảm sự hình thành melanin – tác nhân chủ chốt dẫn tới tăng sắc tố da.
  • Sản phẩm có chứa những chất CoQ10, phytofloral, n-acetyl cysteine, vitamin C… có khả năng kích thích sản sinh elastin và collagen cho da khỏe, đàn hồi tốt và hạn chế oxy hóa da [ngăn ngừa lão hóa].
  • Những sản phẩm cung cấp các loại vitamin C, B, E kết hợp cùng L-cysteine. Những thành phần này giúp ngăn chặn sự tăng sinh hắc sắc tố melanin, từ đó loại bỏ tăng sắc tố da.
Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm xử lý tăng sắc tố da nào, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ

Các sản phẩm bôi ngoài da:

Bên cảnh sử dụng thuốc uống, người có đốm đen trên da nên kết hợp xử lý bằng cả các sản phẩm dạng bôi có tác dụng kiềm chế sự tăng sinh và loại bỏ melanin, cụ thể như sau:

  • Thuốc bôi có thành phần bổ sung một số chất như Kẽm tự nhiên, Collagen, các loại Vitamin A, C, E.
  • Thuốc bôi có thành phần kết hợp Kojic Acid, Vitamin C, Phytic Acid, Titanium Dioxide.
  • Thuốc bôi có thành phần kết hợp Arbutin, Lactic Acid và Glycolic Acid.

Trong trường hợp đã áp dụng những cách điều trị trên nhưng không đem lại hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc [dựa trên sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa] sử dụng công nghệ cao. Phương pháp này đem lại hiệu quả gần như tức thời. Tuy nhiên, nhược điểm là chi phí cao và một số tác dụng phụ không mong muốn.

Cụ thể như sau:

1. Lột da bằng hoá chất

Phương pháp này được sử dụng bằng cách lột lớp da có đốm đen bằng AHA [alpha hydroxy acid]. Những phân tử siêu nhỏ của AHA sẽ tiến sâu trong lớp biểu bì và loại bỏ các hắc tố melanin, từ đó điều trị đốm đen trên da.

2. Liệu pháp laser

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ làm đẹp, ngày nay nhiều người lựa chọn phương pháp laser để điều trị đốm đen trên da. Với phương pháp này, laser sẽ bắn phá vùng tế bào tập trung melanin – nguyên nhân dẫn tới đốm đen trên da. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của đốm đen trên da mà bác sĩ sẽ tư vấn liệu pháp laser phù hợp. Laser cường độ mạnh dùng để chữa đốm đen sâu dưới da. Ngược lại, laser cường độ nhẹ dùng để chữa trị đốm đen nông trên da.

Hãy lựa chọn cơ sở chữa bệnh uy tín để tránh tác dụng phụ của phương pháp laser

Cần lưu ý, cả hai phương pháp trên đều tiềm ẩn nguy cơ da bị tổn thương sau điều trị dẫn tới chứng bệnh tăng sắc tố sau viêm. Đối với một số trường hợp, người có đốm đen trên da sau khi điều trị bằng hóa chất AHA hoặc laser còn bị tăng sắc tố da nghiêm trọng hơn nhiều so với trước khi điều trị. Vì vậy, nếu bạn sử dụng phương pháp công nghệ cao, cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc sau:

  • Chỉ áp dụng phương phát điều trị đốm đen trên da bằng công nghệ cao sau khi nhận được tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa
  • Lựa chọn kỹ cơ sở y tế, spa, thẩm mỹ viện uy tín
  • Tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình điều trị của bác sĩ
  • Đặc biệt cẩn trọng trong quá trình chăm sóc da sau điều trị AHA hoặc laser

Ngoài những phương pháp kể trên, phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền cũng đem lại nhiều hiệu quả. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, cụ thể là:

  • Hiệu quả khả rõ ràng và nhanh hơn chữa bằng mẹo
  • Không nhiều tác dụng phụ như sử dụng Tây y
  • Không lo để lại sẹo hoặc tăng sắc tố sau laser như các phương pháp công nghệ cao

Hiện nay, người bị đốm đen trên da có thể sử dụng Bộ sản phẩm Vương Phi để đẩy lùi nỗi lo đốm đen trên da. Bộ sản phẩm này được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam [đơn vị trực thuộc Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn] dày công nghiên cứu và cho ra đời. Bộ sản phẩm là kết tinh của quá trình lựa chọn thành phần, sản xuất, bào chế và thực nghiệm thành công.

Bộ sản phẩm Vương Phi được VTV khuyên dùng

Bộ sản phẩm là kết quả của bảng thành phần “vàng” kết tinh từ bài thuốc y học cổ truyền huyền thoại của các mỹ nhân Hoàng triều Thăng Long, bao gồm:

  • Đông trùng Hạ thảo
  • Nhân sâm
  • Hồng sâm
  • Nghệ đen

… cho đến những dược liệu gần gũi, lành tính nhất như mật ong, hồng hoa, diệp hạ châu…

Với sự kết hợp kể trên, Bộ sản phẩm Vương phi giúp cải thiện làn da theo hướng tự nhiên nhất. Bộ sản phẩm giúp làm chậm quá trình oxy hóa, ức chế sự hình thành melanin – tác nhân chủ yếu tạo đốm đen trên da. Đồng thời kích thích sản sinh sợi elastin và collagen tự nhiên giúp trẻ hoá làn da. Không chỉ xử lý các vấn đề về da, sản phẩm Vương Phi còn giúp bổ thận, dưỡng huyết, giúp da khỏe mạnh và trẻ hoá từ bên trong.

Bộ sản phẩm Vương Phi bao gồm 2 chế phẩm VIÊN UỐNG và TINH CHẤT BÔI giúp loại bỏ tăng sắc tố da an toàn, hiệu quả

Như vậy có thể thấy, công dụng của bộ sản phẩm Vương Phi đem lại hiệu quả tự nhiên và lâu dài hơn hẳn so với những phương pháp gây tổn hại nặng tới da như lột da bằng hoá chất, lăn kim, điều trị bằng laser.

Nhìn chung, việc điều trị đốm đen trên da là một quá trình lâu dài và tốn kém. Bởi vậy, chúng ta nên đề cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều. Trong khoảng thời gian này, tia UV hoạt động với cường độ rất mạnh gây ảnh hưởng lớn đến da.
  • Sử dụng các biện pháp che chắn khi ra ngoài trời như: Ô, mũ, áo chống nắng và đặc biệt là kem chống nắng có tác dụng chống tia UV.
  • Sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, uống nhiều nước… giúp cơ thể cân bằng nội tiết tố, tăng sự khỏe mạnh cho làn da, từ đó giảm tối đa nguy cơ xuất hiện đốm đen.

Tóm lại, đốm đen trên da về cơ bản không nguy hại nhưng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu bạn bị nổi đốm đen, cần cân nhắc sử dụng những phương pháp chữa trị dựa trên sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, đối với những người chưa xuất hiện những tì vết này trên da, nên áp dụng những phương pháp phòng bệnh trên. Những phương pháp này không chỉ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể nói chung.

Liên hệ ngay để được TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ TĂNG SẮC TỐ DA MIỄN PHÍ:

TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM

Video liên quan

Chủ Đề