Những chính sách của chính quyền đô hộ phương Bắc đối với vùng đất Hà Tĩnh là gì

Năm 1945, cục diện chiến tranh trên thế giới và phong trào cách mạng ở Việt Nam có nhiều thay đổi quan trọng, ở Việt Nam mâu thuẫn Nhật - Pháp ngày càng lên cao. Trước tình hình quân Đồng minh sớm muộn gì cũng vào giải giáp ở Đông Dương, phát xít Nhật càng xúc tiến âm mưu tiêu diệt thực dân Pháp để trừ mối lo về sau. Đêm ngày 9/3/1945, quân Nhật tiến hành đảo chính hất cẳng Pháp, nắm quyền thống trị trên toàn Đông Dương. Ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị mở rộng nhận định tình hình cách mạng và đề ra chủ trương mới. Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, trong đó nêu rõ kẻ thù chính lúc này là phát xít Nhật và phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước” sâu rộng trong toàn quốc. Cùng với nhân dân cả nước, cao trào kháng Nhật của quần chúng nhân dân Hà Tĩnh lúc này phát triển mạnh mẽ, tạo tiền đề quan trọng cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền sắp diễn ra.

Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh (Tập 1, 1930 -1945) ghi rõ: đại biểu phân khu Nam Hà khi nhận được tin Chính phủ Nhật đầu hàng Đồng minh đã triệu tập hội nghị khẩn cấp ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vào ngày 13/8/1945. Hội nghị  nhận định: thời cơ đã đến, nếu không kịp thời khởi nghĩa giành chính quyền, khi quân Đồng minh vào sẽ rất trở ngại cho cách mạng, bởi vậy Hội nghị đã quyết định lấy bạo lực chính trị của quần chúng làm lực lượng chủ yếu, nhanh chóng đập tan bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai, kết hợp thuyết phục dụ hàng bọn cầm đầu để tránh đổ máu; đề cao khí thế đấu tranh của quần chúng, hạ uy thế của kẻ địch bằng cách tổ chức những cuộc biểu tình vũ trang, tuần hành liên tiếp 3 ngày trước khi khởi nghĩa. Ngay sau Hội nghị kết thúc, Uỷ ban khởi nghĩa đã thông báo kết quả cho các huyện và yêu cầu lập ngay uỷ ban khởi nghĩa, phân công chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa giành chính quyền. Giữa lúc đó, Việt Minh liên tỉnh Nghệ Tĩnh đã phát lệnh khởi nghĩa. Sau khi có lệnh khởi nghĩa, công tác chuẩn bị được thực hiện khẩn trương. Các uỷ ban khởi nghĩa được thành lập và họp bàn kế hoạch giành chính quyền; các đội tuyên truyền xung phong làm việc với tinh thần khẩn trương; các cuộc mít tinh, tuần hành thị uy lôi cuốn hàng vạn người tham gia… Lúc bấy giờ, khắp làng quê, ngõ xóm đều rộn ràng tiếng tù và, tiếng chiêng, trống cổ vũ quần chúng nhân dân tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều nơi quần chúng đã bắt hương lý giao lại sổ sách, triệt bạ. Bộ máy chính quyền địch từ tỉnh đến huyện, xã nhanh chóng tê liệt. Bọn quan lại tay sai của Nhật hoang mang; một số công chức nhỏ ở huyện, tỉnh đã tham gia Việt Minh hoặc nhận làm việc cho Việt Minh; nhiều đồn binh của địch đóng cửa bất động… Trước tình hình đó, các chiến sĩ cách mạng và quần chúng nhân dân ở các địa phương đã sớm chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, lần lượt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Trong khí thế sục sôi tinh thần cách mạng, ngày 16/8/1945, một nhóm thanh niên cứu quốc ở Can Lộc đã huy động một số thanh niên mang giáo mác vào tước vũ khí của lính bảo an, bắt giữ tri huyện và chiếm huyện đường Can Lộc, mở đầu cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tĩnh. Ngày 17/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa huyện huy động đông đảo quần chúng vũ trang biểu tình, tuyên bố giành chính quyền ở huyện lỵ và phân công tổ chức giành chính quyền ở các xã. Cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa phân khu Nam Hà đã ra lệnh cho Uỷ ban khởi nghĩa huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên lãnh đạo quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Việc giành chính quyền ở Can Lộc, Thạch Hà và Cẩm Xuyên nhanh chóng thành công đã tạo niềm tin cho nhân dân đối với uỷ ban khởi nghĩa và góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh. Sáng 18/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa phân khu Nam Hà gửi thư cho đơn vị Nhật đóng tại Thị xã Hà Tĩnh yêu cầu chúng không được can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thời huy động hàng ngàn người dân kéo đến bao vây dinh tỉnh trưởng. Vốn đã hoang mang dao động, lại ở tình thế không thể chống cự, tỉnh trưởng đã chấp nhận ký giấy trao trả chính quyền cùng toàn bộ sổ sách, ấn tín, súng đạn và tiền bạc cho dân. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh đã thắng lợi nhanh gọn, chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập do đồng chí Trần Hữu Duyệt làm Chủ tịch. Gần trưa ngày 18/8/1945, hoà trong không khí rợp cờ đỏ sao vàng với niềm vui hân hoan, quần chúng nhân dân nô nức tiến về sân vận động Thị xã Hà Tĩnh chứng kiến lễ trọng đại ghi nhận sự ra đời của chế độ mới. Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, hòa trong khí thế quyết tâm cao, cùng ngày 18/8, Uỷ ban khởi nghĩa các huyện Kỳ Anh, Đức Thọ lãnh đạo quần chúng vũ trang biểu tình vây huyện đường và giành lấy chính quyền. Cũng trong thời gian này, khi biết được âm mưu một số tán quân Pháp có ý định nhảy vào Nghệ Tĩnh lập lại ách thống trị, Việt Minh liên tỉnh ra thông tri khẩn cấp thúc dục các địa phương lập tức giành chính quyền và tổ chức ngay cứu quốc quân để sẵn sàng đối phó với âm mưu của Pháp.

Ngày 19/8/1945, nhận được Thông tri của Việt Minh, Uỷ ban khởi nghĩa Nghi Xuân đã lập tức chuyển mít tinh thành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Uỷ ban Việt Minh Hương Sơn vận động quần chúng biểu tỉnh, thị uy kéo đến chiếm đồn lính bảo an, giành chính quyền ở huyện và tiến tới giành chính quyền ở các xã.

Hương Khê là một huyện xa trung tâm nên thông tin nhận được chậm, đến ngày 21/8/1945, được sự giúp sức của cán bộ và lực lượng của Uỷ ban khởi nghĩa phân khu Nam Hà, Uỷ ban khởi nghĩa huyện tổ chức quần chúng kéo đến tước khí giới đồn Chu Lễ, tiếp quản huyện lỵ, chỉ đạo các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền.

Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Tĩnh diễn ra khẩn trương, giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày (từ 16 đến 21/8/1945). Trong niềm vui chung của đất nước, cán bộ và nhân dân Hà Tĩnh có quyền tự hào rằng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước, góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng ở các địa phương trên toàn dân tộc. Bằng cuộc cách mạng Tháng Tám, quân dân Hà Tĩnh cùng nhân dân cả nước vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đưa cách mạng nước ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tinh thần cách mạng Tháng Tám quật khởi trở thành mạch nguồn vô tận, động lực mạnh mẽ thôi thúc Đảng bộ, nhân dân Hà Tĩnh viết tiếp những trang sử hào hùng, vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển. Thắng lợi vĩ đại đó đã khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, khát vọng tự do, hòa bình của nhân dân Hà Tĩnh và của toàn dân tộc Việt Nam.

Giờ đây, mỗi khi ôn lại những cuộc đấu tranh khởi nghĩa giành chính quyền của cha anh ta trong mùa thu Cách mạng Tháng Tám 1945, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh càng tự hào hơn và càng thấy rõ trách nhiệm lớn lao của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Từ đó, mỗi người đều nêu cao tinh thần quyết tâm bền gan, vững chí, vượt qua khó khăn, thử thách, cùng chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu của tỉnh đề ra, sớm đưa Hà Tĩnh vững bước tiến lên trên chặng đường phát triển mới.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

- Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

(Nguồn: Câu 1 trang 82 sgk Sử 10:)

13/10/2021 2,281

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Những chính sách Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện để bóc lột nhân dân ta là sử dụng chế độ tô thuế, bóc lột, cống nạp nặng nề; nắm độc quyền về muối và sắt.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ [bao gồm vùng Bắc bộ ngày nay] và Cửu Chân [gồm vùng đất Thanh Hoá và Nghệ- Tĩnh] sáp nhập vào nước Nam Việt . Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điển sứ để cai quản, thu cống phú và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiếm đóng. Dưới quận, các liên minh bộ lạc cũ vẫn được giữ nguyên. Đứng đầu liên minh bộ lạc vẫn là lạc tướng. Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng "lấy người Di trị người Di" nhằm biến các lạc tướng, quý tộc bản địa [người Việt] thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ, giữ nguyên các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương để sử dụng nó vào mục đích bóc lột. Năm 111 tr.CN, nhà Hán cử hàng chục vạn quân tấn công ồ ạt vào Nam Việt. Sau một thời gian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ bị bắt, kẻ bị giết. Quân Hán do Lộ Bác Đức, Dương Bộc chỉ huy bắt được Lữ Gia- tể tướng Nam Việt đưa về Hán. Bọn giám quân của Nam Việt ở hai quận Quế Lâm là Cư Ông cùng các điển sứ quận Giao Chỉ, Cửu Chân đầu hàng nhà Hán. Bấy giờ, nhân tình hình rối loạn của Nam Việt, quận trưởng Tây Vu là Tây Vu vương nổi dậy với ý đồ khôi phục độc lập cho Âu Lạc. Nhưng vì lực lượng yếu, Tây Vu vương bị tả tướng Giao Chỉ là Hoàng Đồng giết chết. Cuộc khởi nghĩa thất bại, đất Âu Lạc từ đó bị nhà Hán đô hộ. Chiếm xong Nam Việt [bao gồm cả Âu Lạc], nhà Hán chia lại khu vực hành chính và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất mới chiếm được theo chế độ quận huyện của chính quốc, biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Nước Âu Lạc bị chia làm 3 quận nằm trong bộ Giao Chỉ cùng với 6 quận thuộc đất Trung Quốc. 9 quận đó là: Giao Chỉ [Bắc bộ] gồm 12 huyện có 92 huyện có 92.440 hộ và 746.237 nhân khẩu. Cửu Chân [Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh] gồm 7 huyện có 3574 hộ và 165.013 khẩu. Nhật Nam [từ đèo Ngang trở vào Nam cho đến khoảng Quảng Nam- Đà Nẵng, gồm 5 huyện có 15460 hộ và 69.485 nhân khẩu. Đạm Nhì, Chu Nhai [đảo Hải Nam], Nam Hải, Hợp Phố [Quảng Đông], Uất Lâm, Thương Ngô [Quảng Tây]. Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu các quận có một viên thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phú cống trong quận. Bên cạnh thái thú có viên đô uý phụ trách quân sự, chỉ huy quân lính, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương. Ở các huyện, nhà Tây Hán vẫn duy trì phương thức cai trị của nhà Triệu, dùng người Việt trị người Việt, các lạc tướng vẫn được cai quản địa phương của mình với danh hiệu huyện lệnh. Theo chế độ của nhà Hán, huyện lệnh được phát ấn đồng, có dây tua xanh. Cách cai trị của nhà Triệu và nhà Tây Hán rất thâm độc, vừa bảo đảm được nguồn bóc lột, vừa ít động chạm đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc bản địa. Nhà Hán, mặc dù đã áp đặt được một bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu, quận, song chính quyền đô hộ vẫn không thể nắm được các huyện, vì ở cấp huyện vẫn theo chế độ lạc tượng cha truyền coi nối của người Việt. Đẳng cấp quý tộc người Việt vẫn nắm được quyền uy của tông tộc mà cai quản dân Việt. Từ năm 43, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập lại chính quyền đô hộ ở nước ta, chặt chẽ hơn, loại bỏ những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ do người bản xứ cai quản ở cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc. Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì như trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ở mỗi huyện có huyện lệnh đứng đầu là người Hán. Chế độ lạc tướng của người Việt bị bãi bỏ. Về sau một số ít người Việt trung thành với chính quyền đô hộ được cử giữ chức huyện lệnh, nhưng không có quyền thế tập. Các viên chức cao cấp trong bộ máy chính quyền đô hộ hầu hết là người Trung Quốc. Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, miền đất Âu Lạc nằm dưới quyền thống trị của cha con, anh em Sĩ Nhiếp [người Hán bản địa hóa]. Lợi dụng tình hình rối loạn ở chính quốc, sự suy yếu và tan rã của chính quyền trung ương [Trung Quốc], Sĩ Nhiếp nắm toàn bộ quyền hành ở Giao Châu như một chính quyền cát cứ. Nhà Hán đổ, cục diện Tam quốc, chiến tranh loạn lạc dẫn đến chỗ nước ta bị nhà Ngô đô hộ. Năm 226, nhà Ngô tách các quận Hợp Phố [thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc], Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thành lập Châu Giao. Chẳng được bao lâu tên Giao Châu lại loại bỏ, nhưng đến năm 264, nhà Ngô lại đặt tên như cũ là Châu Giao, lấy thành Long Biên [thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh] làm châu lị. Năm 271, nhà Ngô đặt thêm quận Cửu Đức [được tách từ một bộ phận ở nam quận Cửu Chân tương ứng với huyện Hàm Hoan cũ]. Quận Cửu Đức gồm 6 huyện thuộc hầu hết đất đai hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Huyện Hàm Hoan mới [Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu ngày nay]. Huyện Cửu Đức [Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và một phần huyện Đức Thọ ngày nay]. Huyện Dương Thành [Nghi Lộc, Nghi Xuân, Việt Thường]. Huyện Phù Lĩnh [Can Lộc ngày nay]. Huyện Khúc Tư [phần đất phía Nam Hà Tĩnh ngày nay]. Năm 280 nhà Tấn diệt được nhà Ngô, thống nhất Trung Quốc. Nhà Tấn mở rộng thêm địa giới quận Cửu Đức cho đến Hoành Sơn, đặt thêm huyện Nam Lăng và huyện Đô Giao tương đương với huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà [thuộc Hà Tĩnh ngày nay]. Chủ trương thành lập thêm quận mới [quận Cửu Đức] của nhà Tấn nhằm tăng cường ách thống trị của chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc nói chung, vùng biên cương phía Nam của Âu Lạc nói riêng. Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam- Bắc triều. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của Nam triều [gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần]- từ năm 420 - 589. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn gọi là Cửu Đức. Năm 523, nhà Lương đặt Ái Châu ở Thanh Hoá, đổi quận Cửu Đức thành Đức Châu, đặt thêm 2 châu mới là Lợi Châu và Minh Châu. Năm 535 đặt thêm một châu mới là Hoàng Châu [vùng ven biển Giao Chỉ- Quảng Ninh]. Chủ trương thành lập thêm những châu, quận mới của chính quyền đô hộ ở vùng đất chúng xâm lược là nhằm tăng cường việc quản lý và khống chế chặt chẽ hơn nhân dân bản địa, mở rộng phạm vi lệ thuộc vào chính quốc [Trung Quốc]. Cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị của chính quyền đô hộ. Đứng đầu châu vẫn là chức thứ sử [hay còn gọi là châu mục]. Thứ sử có quyền giải quyết các công việc đại sự ở châu như cắt cử quan lại, điều binh khiển tướng đánh dẹp các cuộc đấu tranh của nhân dân. Ở các quận vẫn có chức thái thú và bộ máy quan lại gồm trưởng lại, lục sự, công tào v.v... cai quản. Đứng đầu huyện là các chức huyện lệnh do người Trung Quốc đảm nhận. Chính quyền đô hộ còn cho xây đắp các thành luỹ lớn, chắc chắn ở các trị sở châu, quận. Thành luỹ là nơi tập trung nhiều tướng tá, quan lại, quân lính [cả quân Hán và quân nguỵ] của chính quyền đô hộ để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Năm 589 nhà Trần ở Trung Quốc bị tiêu diệt, nhà Tuỳ lên thay thế. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được nước ta và chưa đánh bại được nhà nước độc lập Vạn Xuân, nhưng nhà Tuỳ đã tìm mọi cách để khẳng định quyền đô hộ nước ta. Năm 598, nhà Tuỳ đổi Hưng Châu làm Phong Châu, đổi Hoàng Châu làm Ngọc Châu, Đức Châu làm Hoan Châu, Lợi Châu thành Trí Châu. Năm 607, sau khi đánh bại nhà nước Vạn Xuân, ổn định được nền đô hộ trên đất nước ta, vua Tuỳ là Tuỳ Dưỡng đế bỏ các tên Châu mà gọi là quận như thuở trước. Giao Châu được chia làm 7 quận: Giao Chỉ gồm 9 huyện 30.056 hộ Cửu Chân gồm 7 huyện 16.135 hộ Nhật Nam gồm 8 huyện 9.915 hộ Tỷ Cảnh gồm 4 huyện 1815 hộ Hải Âm gồm 4 huyện 1100 hộ Ninh Việt [gồm Ngọc Châu và Khâm Châu]. Nhà Tuỳ chuyển trị sở châu từ Long Biên về Tống Bình [Hà Nội]. Năm 618 nhà Tuỳ đổ, nhà Đường thành lập ở Trung Quốc, thái thú Khâu Hoà [của nhà Tuỳ] giữ Giao Châu xin thần phục vụ nhà Đường. Từ đó cho đến năm 904, Giao Châu bị nhà Đường đô hộ. Nhà Đường đã đổi các quận thành châu như cũ. Năm 612, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta. Bấy giờ An Nam đô hộ phủ cai quản 12 châu. Dưới phủ có huyện. Dưới huyện có hương, xã. Các hương, xã được chia theo số hộ. Xã nhỏ có từ 10 đến 30 hộ. Xã lớn có từ 40-60 hộ. Hương nhỏ có từ 70-150 hộ. Hương lớn có từ 160-540 hộ. Dưới thời thuộc Đường, cả nước ta đã thành một đơn vị hành chính có tổ chức cai trị thống nhất. Đứng đầu phủ có chức quan đô hộ, lúc đầu được gọi là đại tổng quản, sau gọi là đô đốc, từ năm 679 gọi là đô hộ. Lúc có chiến tranh nhằm khẳng định vai trò quân sự của người đứng đầu, nhà Dường lại đổi gọi là kinh lược sứ. Về sau, nhà Đường đổi gọi là tiết độ sứ nhằm tăng thêm quyền lực cho chức vụ đó. Dưới quyền quan đô hộ [hay tiết độ sứ], ở phủ còn có cả một bộ máy quan lại cai quản các công việc hành chính, chính trị, quân sự, thu thuế. Các châu đều đặt các chức thứ sử đứng đầu, trong đó có một số thứ sử là người bản địa. Các huyện, hương đều có tổ chức chính quyền độ hộ của nhà Đường, giúp việc cho phủ đô hộ. Nhà Đường chủ trương duy trì một lực lượng quân đội thường trực đông và mạnh cùng với việc xây dựng một hệ thống thành luỹ vững chắc để khống chế nhân dân, bảo vệ nền đô hộ của chúng. Phủ đô hộ có 4200 quân thường trực, nhiều chiến thuyền, vũ khí. Ở các vùng, biên giới và các châu còn có quân đội riêng, nhân dân ta ở các địa phương bị bắt đi lính để bảo vệ chính quyền đô hộ. Nhiều thành quách kiên cố cũng được xây dựng tại các trị sở của châu, đặc biệt là ở phủ trị. Thành Đại La được sửa, bồi đắp nhiều lần có chu vi dài 1982 trượng 5 thước [chừng 6610m], thân thành cao 2,6 trượng [8,6m], chân thành rộng 2,5 trượng [8,3m]. Trên thành lại đắp một con chạch dài; cao 5,5 thước [1,7m] có 55 lầu để quan sát chung quanh thành, có 6 cửa ống, 3 con cừ. Chung quanh thành còn có một con đê dài 2125 trượng 8 thước [chừng 7079m] cao 15 thước [4,9m], chân rộng 6,6m. Chính quyền đô hộ nhà Đường muốn tiến thêm một bước trong việc đô hộ nước ta, trực tiếp với tay đến tận hương, xã, nhằm trực tiếp khống chế các xóm làng người Việt. Nhưng, kết quả trong thực tế, chúng chỉ mới nắm được tới cấp châu, huyện và chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta. Mặc dù các chính quyền đô hộ Đường cũng như Triệu, Hán... trước đó thực hiện thủ đoạn chia rẽ thâm độc "dĩ Di công Di" [lấy người Di đánh người Di], có sử dụng một bộ phận quan lại và quân lính người Việt trong chính quyền đô hộ, nhưng số quan lại, binh lính người Việt yêu nước cũng đã nhiều lần có mặt trong phong trào đấu tranh chống lại nền đô hộ ngoại bang. Như vậy là, hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, trải qua các triều đại từ Triệu đến Đường, mặc dù phong kiến phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức cai trị của chúng trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền đô hộ được tăng cường chặt chẽ hơn, nhưng kết cục, không có một triều đại nào thiết lập được nền đô hộ của chúng lên các làng xã người Việt, không hề đặt được một hệ thống xã quan trên đất nước ta; không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ của người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của phong kiến phương Bắc. Đó là một mặt biểu hiện sự thất bại của các triều đại phong kiến phương Bắc trong chính sách đô hộ nước ta thời Bắc thuộc. Dựa vào một tổ chức quan lại, quân đội tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền đô hộ ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân các châu quận. Chúng ra sức chiếm đất, xây dựng cơ sở kinh tế riêng để có thể duy trì lâu dài nền thống trị của mình trên đất nước ta. Ngay từ thời Hán thống trị đã thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ đất đai mới chiếm được của nhân dân ta. Chúng đưa tội nhân, dân nghèo người Hán đến ở lẫn với người Việt, xâm lấn, khai phá ruộng đất để lập đồn điền. Mã Viện "lập ấp trại" để một số quân lính làm ruộng gọi là "Mã lưu dân". Thời Ngô, chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý loại đồn điền do người Việt, người Hoa cày cấy, biến họ thành nông nô của nhà nước đô hộ. Đại bộ phận nhân dân Việt là nông dân, cày cấy ruộng đất công phải nộp tô thuế chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ. Chính sách tô thuế của chính quyền thống trị ngoại tộc rất nặng, làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản. Từ cuối thế kỷ II đã xuất hiện nhiều "dân lưu tán", đến thế kỷ V, tầng lớp nông dân bị phá sản, dân lưu vong ngày càng đông đảo mà sử cũ gọi là "dân vong mệnh", nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thống trị để biến thành nô tì. Một trong những hình thức bóc lột rất nặng nề nhân dân ta của chính quyền và quan lại đô hộ là cống nạp. Hàng năm "tuỳ nhiều ít mà thu tài vật" và "tuỳ đất đó sản xuất vật gì thì tạm thu lấy thuế khoá vật đó, không có phép tắc, luật lệ cố định". Các loại sản phẩm lao động của nhân dân ta, những của cải thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ nước ta đều là đối tượng cống nạp của chính quyền và bọn quan lại đô hộ. Với chế độ cống nạp, bọn phong kiến phương Bắc đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta không có mức độ và giới hạn nào quy định. Bọn quan lại đã lợi dụng chế độ cống nạp để vơ vét của cải, làm giàu cho cá nhân. Từ thời Đông Hán, sử sách của Trung Quốc đã ghi rằng "Ở đất Giao Chỉ thứ sử trước sau phần lớn không thanh liêm, trên bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của dân, đến khi đầy túi liền xin dời đổi". Chu Thặng thứ sử Giao Châu đã tâu với vua nhà Hán "Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưởng sử tha hồ bạo ngược, bắt hàng ngàn thợ khéo ở nước ta sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp [Nam Kinh-Trung Quốc]. Thứ sử Đặng Tuân vừa đến quận Giao Chỉ làm việc đã tự tiện bắt dân nộp 3000 chim Công để dâng về nhà Ngô. Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ thường năm dâng cho nhà Ngô nào hương liệu, minh châu, lưu li, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, các loại quả lạ, hàng ngàn tấm vải cát bá loại mịn, hàng trăm ngựa. Ngoài thu cống phẩm, tô thuế và lao dịch, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán muối và sắt. Đây là hai sản phẩm thiết yếu trong đời sống của nhân dân ta cũng bị lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ. Hàng năm, theo sử cũ ghi lại, nguyên tiền muối ở Lĩnh Nam [trong đó có nước ta] nhà Đường đã thu được 40 vạn quan tiền. Nhà Đường còn thực hiện chính sách tô dung điệu [thuế ruộng, thuế người, nộp sản phẩm thủ công]. Khi chính sách này vô hiệu quả thì nhà Đường lại thi hành phép lưỡng thuế. Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc, trong hơn một nghìn năm bị đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục. Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, các triệu đại phong kiến phương Bắc đã tích cực thực hiện mọi biện pháp nhằm tăng cường đàn áp nhân dân ta về quân sự, đồng hóa về xã hội, biến đất nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, ngay từ thời Tây Hán, trong một chừng mực nhất định, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Đến buổi đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên càng tích cực "dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa" cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhiều nho sĩ người Hán có tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần dần được cất nhắc lên những chức vụ cao. Vào thời Sĩ Nhiếp làm thái thú Giao Chỉ có tới hàng trăm sĩ phu Trung Quốc sang Việt Nam cùng với Sĩ Nhiếp đẩy mạnh việc truyền bá Nho giáo và Hán học ở Giao Châu, họ mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tưởng và văn học Trung Quốc nói chung chỉ được phát triển và có ảnh hưởng ở một số vùng trung tâm châu trị và quận trị mà thôi, do đó, ảnh hưởng của nó trong việc Hán hoá dân tộc Việt rất hạn chế. Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt thành người Hán. Song, kết cục sau hơn nghìn năm, nó vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt - tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận thuộc tầng lớp trên học nó, còn nhân dân lao động trong các làng xã Việt cổ vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình. Chính quyền đô hộ còn ráo riết đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán. Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, để duy trì nền thống trị và ách áp bức bót lột, các triều đại phương Bắc đã áp dụng luật pháp hà khắc, tàn bạo đối với người Việt. Tính chất hà khắc của pháp luật thời Triệu được thể hiện qua những hình phạt "xẻo mũi", "thích chữ vào mặt" những người chống đối. Chính quyền đô hộ từ Hán về sau đều thẳng tay đàn áp nhân dân ta. Trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng để tiêu diệt chính quyền tự chủ của Hai Bà vào năm 43, Mã Viện đã giết hại hàng vạn nhân dân Lạc Việt, nhiều dòng họ quý tộc Lạc Việt bị trấn áp triệt để, hơn 300 thủ lĩnh Việt tộc bị bắt đày sang Trung Quốc. Nhiều trống đồng bị phá huỷ. Dưới ách thống trị của nhà Ngô "chính hình bạo ngược", nhà Ngô đã bắt hàng nghìn, hàng vạn trai tráng người Việt xích trói bắt đem về Trung Quốc. Chính quyền đô hộ cai trị bằng biện pháp "lấy binh uy mà ức hiếp". Nhà Đường tăng cường bạo lực quân sự trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan [năm 722], quân xâm lược nhà Đường đã tiến hành tàn sát nhân dân ta rất dã man, chất xác nghĩa quân đắp thành gò cao để ghi công chinh phục, đề cao uy thế chính quyền đô hộ. Nhiều thành luỹ kiên cố được dựng lên khắp đất nước Âu Lạc cũ với nhiều đội quân đồn trú đông đảo, vũ khí đầy đủ. Ở các vùng biên cương và các châu đều có quân đội. Đội kị binh có trên 300 người để kiểm soát vùng biên ải.

Chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc hơn một thiên niên kỷ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta. Song xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến rõ rệt.

Video liên quan