Những lợi ích của phương pháp học tập kết hợp blended-learning là gì? (có thể chọn nhiều đáp án)

Nói một cách đơn giản, Blended Learning [Học tập kết hợp] là việc kết hợp E-learning và học tập truyền thống. Vậy phương pháp học tập này ưu việt hơn ở đâu? Tại sao doanh nghiệp nên số hóa nội dung theo xu hướng này ngay và luôn?

Trước tiên, để hiểu rõ về khái niệm Blended Learning, hãy cùng theo dõi video sau:

Vai trò của Blended Learning: Tại sao bạn nên tin tưởng?

Blended Learning [Học tập kết hợp] từ lâu đã không còn là một thuật ngữ quá mới mẻ trong học tập đào tạo. Ý tưởng học tập này được phát triển lần đầu vào năm 1960, và chính thức được xây dựng khái niệm vào khoảng những năm 1990. Có thể thấy, hình thức học tập này đã đứng vững suốt 30 năm qua.

Để đơn giản hóa, chúng ta có thể hiểu rằng Blended Learning là hình thức học tập kết hợp nền tảng công nghệ từ E-learning [số hóa nội dung, tài liệu đào tạo,..] và hình thức học tập truyền thống “mặt đối mặt”.

Hiện nay, khái niệm này có phần bị thổi phồng bởi giới truyền thông, khiến bạn cảm thấy hoang mang không biết hình thức học này liệu có thực sự hiệu quả? Với kinh nghiệm số hóa nội dung cho nhiều khách hàng lớn nhỏ suốt 10 năm qua, OES sẽ giúp bạn “xác thực” 4 lợi ích sau của Blended Learning.

1. Tiết kiệm thời gian

Hiển nhiên rằng, để có thể đứng lớp và training cho nhân viên, các giảng viên phải mất rất nhiều thời gian trước đó để soạn giáo án, chuẩn bị slide, in tài liệu,…Thế nhưng, với Blended Learning, mọi công đoạn đó đều được số hóa sẵn và đăng tải trên nền tảng platform. Thay vì phải in tài liệu, giảng viên hoàn toàn có thể gửi 1 đường link vào group nhóm, bao gồm nhiều định dạng như video, pdf, slide,… Điều này thuận tiện hơn rất nhiều và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

2. Tiết kiệm tiền bạc

Không phải in hàng nghìn trang giấy, không cần mua sách, vở, bút, không cần thuê địa điểm lâu dài, không phải di chuyển nhiều,.. Tất cả đều được gói gọn trên hệ thống phần mềm, giúp bạn cắt giảm được hàng tá chi phí đó!

3. Làm việc nhóm hiệu quả

Đã bao nhiêu lần bạn phải đối mặt với tình trạng làm việc nhóm không hiệu quả, không có sự hợp tác giữa các thành viên, tôi-work thay vì teamwork? May mắn thay, tình trạng này đã được giải quyết triệt kể nhờ có hệ thống E-learning hiện đại. Bằng các thuật toán sẵn có, hệ thống sẽ theo dõi và báo cho quản lý biết ai làm nhiều, ai làm ít và từ đó điểm số sẽ được tính công bằng hơn và đồng thời nâng cao ý thức, kĩ năng làm việc nhóm của học viên.

4. Đánh giá năng lực và giao tiếp hiệu quả

3 lợi ích trên, chắc hẳn sẽ làm bạn liên tưởng đến giải pháp học tập E-learning. Vậy Blended Learning có gì ưu việt hơn?

Giải pháp E-learning vốn được người học ưu ái hơn bởi nó đã phá vỡ mọi ràng buộc về không gian và thời gian. Tuy nhiên, tính linh hoạt này cũng là một nhược điểm lớn, khiến nhiều học viên trì hoãn việc học, hay thậm chí là bỏ dở bài giảng.

Đến với Blended Learning, bài toán này đã được giải quyết triệt để. Blended Learning tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người học và giảng viên, người quản lý, giúp bạn theo sát được tiến trình học tập của học viên thông qua tương tác trực tuyến và tương tác trực tiếp.

Mô hình học tập kết hợp còn đem đến sự tương tác cao giữa học viên, giảng viên và doanh nghiệp, giữa việc học trên lớp & học ngoài giờ. Cùng với hệ thống đánh giá thông qua các bài kiểm tra định kỳ, bạn có thể dễ dàng quản lý được tiến độ của người học, sẽ biết được mức độ tiếp thu ở buổi học trực tiếp, biết được họ gặp khó khăn ở đâu và từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời.

->>> Tương tác 2 chiều – Cốt lõi của số hóa bài giảng

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về cách triển khai Blended Learning, hay chi tiết hơn về các phương pháp số hóa nội dung và cách cân bằng giữa 2 loại gia vị E-learning – Học tập truyền thống trong Blended Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Xem thêm: Hệ thống phần mềm E-learning: 4 báo cáo quan trọng từ LMS mà bạn cần biết


Blended learning hay còn gọi là mô hình học tập kết hợp, học tập trộn lẫn, được hiểu đơn giản là sự kết hợp linh hoạt của hai hình thức: học trực tiếp và học trực tuyến theo nhịp độ tùy chọn. Mô hình học tập kết hợp blended learning tận dụng tối đa những lợi ích mà học tập truyền thống trên lớp và học tập trực tuyến mang lại, nó vẫn giữ được những giá trị của cách học truyền thống và đồng thời tận dụng những tiến bộ của công nghệ để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tạo ra những trải nghiệm học tập mang lại nhiều giá trị nhất có thể.

Học tập kết hợp lended learning thoát ra khỏi sự bó buộc về không gian và thời gian trong đào tạo truyền thống. Điều này mang đến những trải nghiệm học tập có giá trị và tạo ra nhiều lợi ích cho cả giảng viên và học viên.

Lợi ích của mô hình học tập kết hợp blended learning với người học

Môi trường trong mô hình học tập kết hợp blended learning cung cấp quyền truy cập vào tất cả các loại nội dung đa phương tiện, mở rộng nguồn tài nguyên kiến thức vô tận cho mỗi người. Blended learning mang lại sự thích thú cho học viên vì có nhiều nguồn tài liệu trực tuyến bổ sung cho việc học của họ.

Cá nhân hóa việc học

Một trong những thế mạnh lớn nhất của mô hình học blended learning là người học được tự do tận dụng tốt nhất cả hai phương tiện học trên lớp và học Online, nó đáp ứng được tối đa nhu cầu của người học và kiểm soát tốt hơn việc học của họ.

Trong một lớp học cơ bản, mỗi học sinh có một khả năng tiếp nhận kiến thức khác nhau và không phải tất cả họ đều có chung khả năng nắm bắt thông tin như nhau. Với mô hình học tập kết hợp blended learning, học sinh được học tập ở tốc độ mà họ cảm thấy phù hợp, nó cũng cho phép họ có thể học tập thoải mái trong một môi trường kỹ thuật số với các nền tảng công nghệ họ đã quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, mô hình học tập kết hợp blended learning cho phép học sinh tham gia vào những lĩnh vực họ muốn bên ngoài những phạm vi bài học cố định để bổ sung những kỹ năng họ đang cần, mà không phải tham gia các bài giảng dài không cần thiết, không đúng mục tiêu.

Lợi ích của mô hình học tập kết hợp blended learning với các nhà đào tạo

Nhà đào tạo giờ đây chỉ cần xây dựng hệ thống bài giảng một lần thông qua các nền tảng công nghệ để tái sử dụng nhiều lần, đồng thời dễ dàng mở rộng hệ thống bài giảng để tiếp cận với nhiều học viên hơn trong thời gian ngắn. Blended learning là mô hình đào tạo không bắt buộc các giảng viên phải có mặt cố định tại một điểm, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí cơ sở vật chất cũng như tiết kiệm tối đa nguồn lực.

Môi trường tương tác tốt

Không giống như trong các lớp học truyền thống, phương thức học tập kết hợp blended learning cung cấp một môi trường tương tác tuyệt vời giữa học sinh với nhau cũng như giữa giáo viên và học sinh. Trên thực tế hiện nay, mọi nền tảng công nghệ đều phát triển mạnh mẽ những công cụ tương tác như: nhắn tin, thảo luận trực tuyến, thông báo tin tức…

Kiểm tra được kết quả học tập của học sinh

Mô hình học tập kết hợp blended learning sử dụng đa dạng các ứng dụng, trò chơi cùng một loạt các công cụ hỗ trợ phân tích, đo lường khả năng tiếp nhận kiến thức cũng như chất lượng đào tạo thông qua các thông số kỹ thuật. Từ đó dễ dàng bổ khuyết những phần còn hạn chế để cải thiện tối đa công tác dạy và học.

Học tập kết hợp blended learning tạo ra một cách thức học tập thông minh và hiện đại, tăng sự gắn kết, tạo động lực cho người học và tăng tỷ lệ duy trì trong các lớp học. Nhưng cũng giống như bất kỳ chiến lược học tập nào khác, để khai thác được tối đa những tiềm năng mà mô hình blended learning mang lại đòi hỏi không chỉ từ khía cạnh nội dung đào tạo mà còn cần cả sự kết hợp thông minh từ các khía cạnh công nghệ.

Blended learning là một phương pháp học tập mới mẻ trong một thời gian trở lại đây và được khá nhiều chuyên gia trong giáo dục tán thành. Nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa của blended learning là gì?

  • Giáo dục 4.0 là gì? Những thách thức đang đón chờ ở giáo dục 4.0

Blended learning là một phương pháp học tập tích hợp. Trong đó, việc học tập sẽ được bổ sung thêm bởi các hoạt động trực tuyến, bao gồm những bài tập mang tính chất định hướng, tự học. Các học sinh có thể học ít nhất một phần ở địa điểm học tập được giám sát từ xa thông quan mạng.

Blended learning là gì?

Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mô hình blended learning đã có những thay đổi đáng kể trong việc giảng dạy theo truyền thống. Những thay đổi đó có thể kể tới như:

  • Sự thay đổi về cách thức truyền đạt kiến thức, lấy học sinh làm trong tâm bài giảng. Đưa cho học sinh nhiều cơ hội để thể hiện mình hơn.
  • Gia tăng mức độ tương tác giữa học sinh, giáo viên với nội dung của bài giảng thông qua việc học sinh cần phải tự động tìm hiểu trước về các kiến thức của nội dung bài học trước khi đến lớp.
  • Đưa thêm các cơ chế về việc tổng kết, đánh giá kết quả học tập cho học sinh cũng như cho giáo vên.

► Xem thêm: Kiến thức các ngành nghề hiện nay để có thêm những thông tin bổ ích

Với mô hình học này, học sinh sẽ tham gia học tập với nhiều cấp độ về khả năng, trình độ như:

  • Học sinh có sự chuẩn bị tốt, thành thạo với các kiến thức sẽ có thể tiếp thu bài học nhanh hơn. Điều này ngăn được sự nhàm chán bằng cách cung cấp các bài tập phù hợp với sinh viên có khả năng nắm bắt kiến thức cao.
  • Học sinh chưa có sự chuẩn bị tốt, chưa thành thạo với kiến thức sẽ được cung cấp cách bài tập nhằm khắc phuc các kỹ năng phù hợp đề có thể tăng tốc độ làm việc, học tập của họ.

Với mô hình này, học sinh sẽ được quay vòng lịch trình học tập giữa thời gian học trực tuyến độc lập và thời gian học trực tiếp. Mô hình này thường phổ biến ở các môi trường:

  • Các lớp học tiểu học khi giáo viên đã phổ biến kiến thức thông qua hoạt động giảng dạy trực tiếp.
  • Các lớp học tiêu học mà học sinh có thể được phân chia dựa trên các cấp độ kỹ năng, Giáo viên có thể dựa vào lực học của học sinh để cung cấp những bài tập phù hợp nhằm nâng cao những điểm còn yếu của họ.
Các mô hình học tập chủ yếu của blended learning

► Xem thêm: Workshop là gì? Hình thức và cách làm workshop hiệu quả

Với mô hình này, giáo viên sẽ đóng vai trò là những người hướng dẫn. Học sinh sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức để thực hành trong các hoạt động của giờ học. Mô hình này được sử dụng nhiều trong các môi trường như:

  • Các môi trường thay thế khi những lớp học truyền thống không thành công.
  • Các môi trường học sinh thường là những đối tượng vừa học vừa làm.

Với mô hình này, nội dung của chương trình giảng dạy được phân phối thông qua một hệ thống trực tuyến. Học sinh sẽ không có giáo viên hướng dẫn, nhưng họ sẽ được đào tạo thông qua giá sát. Và mô hình này phù hợp với các đối tượng như:

  • Học sinh cần linh hoạt sắp xếp thời gian để tham gia các trách nhiệm khác.
  • Học sinh trung học nếu muốn có tiến bộ nhanh hơn so với các phương thức dạy học truyền thống.
  • Học sinh có tốc độ tiếp thu kiến thức chậm hơn nếu áp dụng các hình thức  học tập truyền thống.

Với mô hình học này, học sinh vẫn sẽ theo học các lớp học truyền thông. Tuy nhiên, học sinh có thể đăng ký thêm những khóa học bổ sinh cho các chương trình học tập của riêng mình. Mô hình học này thường áp dụng với các đối tượng:

  • Sinh viên muốn tham gia các khóa học nâng cao để có thể đăng ký vào các chuyên ngành.
  • Sinh viên có động lực học tập, hoàn toàn độc lập.

Với mô hình này, sinh viên có thể theo học từ xa và nhận những hướng dẫn học tập thông qua các nền tảng trực tuyến. Học sinh/ sinh viên nếu có thắc mắc sẽ thường nhắn tin hỏi giảng viên thông qua các nền tảng giao tiếp trực tuyến.

► Xem thêm: TESOL là gì? Cơ hội việc làm khi sở hữu bằng TESOL certificate

Phương pháp blended learning mới mẻ hiện nay đem đến sự sinh động cho giáo viên thông qua việc đổi mới hình thức giảng dạy với các trò chơi, bài hát, kết hợp với đó là những hình ảnh, âm thanh làm sống động bài giảng. Qua đó, nội dung bài học sẽ được học viên tiếp thu rất nhanh chóng. Nhất là với những môn cần có sự truyền cảm hứng như: văn học, lịch sử….

Với phương pháp blended learning, học viên sẽ cần phải chuẩn bị trước kiến thức tại nhà. Vì vậy, khi phối hợp giữa các phương thức học trực tiếp và học tập trực tuyến tại nhà, học sinh sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với kiến thức của các môn học. Thậm chí, cha mẹ cũng có thể cùng đồng hành với các học sinh để chuẩn bị bài thật tốt.

Học viên được tăng cơ hội tiếp xúc khi học các môn học

Trong phạm vi một lớp học, giáo viên nếu theo phương pháp dạy cũ sẽ khó có thể theo sát trình độ của từng học sinh. Vì thế, mô hình blended learning có thể giúp giáo viên đi sâu vào trình độ của từng cá nhân một. Từ đó có thể tạo ra các giáo trình phù hợp cho từng trình độ của học sinh.

Việc ứng dụng phương pháp blended learning là gì hiện nay đã trở nên phổ biến. Hy vọng phương pháp giảng dạy này sẽ giúp các giáo viên có thể theo sát trình độ của từng học viên một trong lớp học.

Video liên quan

Chủ Đề