Những phương pháp chủ yếu dùng để chế biến sữa vật nuôi là

đăng 21:43, 7 thg 10, 2020 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 20:36, 8 thg 10, 2020 ]

TS Chung Anh Dũng (05/10/2020)

Gần đây, một số bài báo đăng tin về việc đàn bò Tót lai ở tỉnh Ninh Thuận bị chăm sóc nuôi dưỡng kém nên gầy trơ xương và đã bàn giao cho Vươn Quốc gia Phước Bình chăm sóc. Từ sự việc này, một số vấn đề về việc sử dụng sao cho hiệu quả nguồn gen quý hiếm từ đàn bò Tót lai ở Việt Nam, một món quà bất ngờ từ tự nhiên, cần được xem xét cẩn thận.

Nguồn gốc của bò rừng và bò nhà trên thế giới và ở Việt Nam

Bò hoang (wild cattle) thuộc họ Trâu bò (Bovidae family) – Phân họ Trâu bò (Bovinae subfamily) – Tông Trâu bò (Bovini Tribe) bao gồm 3 nhánh chính là Tông phụ Sao La (Speudorygina subtribe) Tông phụ Trâu (Bubalina subtribe) và (3) Tông phụ bò (Bovina subtribe).

Tông phụ Bovina (Gray, 1821), bao gồm các chi (genus) sau:

·         Chi Bibos (Hodgson, 1837)

ü  Bibos javanicus (d’Alton, 1823) - Bò banteng

ü  Bibos gaurus (Hamilton-Smith, 1827) - Bò tót

ü  Bibos frontalis (Lambert, 1804) - Bò tót nhà

·         Chi Bison (Hamilton-Smith, 1827)

ü  Bison bonasus (Linnaeus, 1758) - Bò bison châu Âu

ü  Bison bison (Linnaeus, 1758) - Bò bison châu Mỹ

·         Chi Bos (Linnaeus, 1758)

ü  Chi phụ Poephagus (Gray, 1843): Còn gọi là thứ chi bò Tây Tạng

§  Bos mutus (Przewalski, 1883) - Bò hoang Tây Tạng

§  Bos grunniens (Linnaeus, 1766) - Bò nhà Tây Tạng (Yak)

ü Chi phụ Bos (Linnaeus, 1758)

§  Bos primigenius (Bojanus, 1827) - Bò rừng châu Âu (Auroch) hay bò Tur

§  Bos indicus (Linnaeus, 1758) - Bò Zebu-bò nhà hay còn gọi là bò u hay bò bướu

§  Bos taurus (Linnaeus, 1758) - Bò nhà (các giống bò châu Âu)

v   Bò rừng bao gồm các loài:

-          Bison bonasus (Linnaeus, 1758) - sống chủ yếu ở châu Âu

-          Bos primigenius (Bojanus, 1827) - Bò rừng châu Âu (Auroch) hay bò Tur

-          Bison bison (Linnaeus, 1758) – sống chủ yếu ở châu Mỹ

-          Bibos javanicus (d’Alton, 1823) – hay là Bò banteng sống ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia và có thể ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar;

-          Bibos gaurus (Hamilton-Smith, 1827) – hay là Bò tót sống chủ yếu ở Bhutan, Cambodia, China, India, Laos, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thailand and Vietnam;

-          Bibos frontalis (Lambert, 1804) –hay là Bò tót nhà (hay bò Mithun, bò Gayal) sống chủ yếu ở vùng Nam Á (Ấn độ, Pakistant)

-          Bos mutus (Przewalski, 1883) - Bò hoang Tây Tạng

v   Bò nhà bao gồm các loài:

-        Bos grunniens (Linnaeus, 1766) - Bò nhà Tây Tạng (hay còn gọi là bò Yak)

-        Bos indicus (Linnaeus, 1758) - Bò Zebu-bò nhà hay còn gọi là bò u, bò bướu và có yếm sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới.

-        Bos taurus (Linnaeus, 1758) - Bò nhà gồm các giống bò châu Âu sống ở vùng ôn đới có độ cao thấp hơn 1500m (so với mực nước biển) với ngoại hình không có u rõ và không có yếm.

Bò vàng Việt Nam (Yellow cattle) và bò Brahman (được hình thành từ 4 giống bò nhiệt đới là Kankrej, Guzerat, Nelore hay Ongole và Gir đều có nguồn gốc từ Ấn độ) đều là ngững giống bò nhiệt đới thuộc Bos indicus, không phải Bos taurus.

Sử dụng như thế nào nguồn gen quý hiếm từ đàn bò Tót lai F1 (Bò Tót x Bò nhà)

Đối với những con bò Tót đực lai F1 giữa bò rừng và bò nhà: theo Zhang và cộng sự tổng kết từ nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau (12 nghiên cứu) từ năm 1915-2015 đăng trên Tạp chí Animal Genetic (06/2020) cho thấy khi lai giữa bò rừng (từ bò rừng ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á) và bò nhà (các giống bò zebu, yak, taurus) đã tạo ra những bò cái lai có khả năng sinh sản nhưng những con đực lai đều không có khả năng sinh sản vì sản xuất rất ít tinh trùng. Cơ chế sinh học được giải thích rõ ràng là do hiện tượng chuyển vị Robertson (chuyển vị hay hợp nhất nhiễm sắc thể) đã làm rối loạn quá trình phân chia nhiễm sắc thể khi hình thành tinh trùng. Vì vậy, có thể khẳng định là không thể sử dụng con đực lai F1 giữa bò rừng và bò nhà để phối giống, do đó cần xem xét cẩn trọng việc công nhận những con bò lai sinh ra từ bò Tót đực lai F1 này.

Đối với những con bò Tót cái lai F1 giữa bò rừng và bò nhà: đây là một quần thể mang nguồn gen quý hiếm từ bò Tót thuần. Vì vậy, cần duy trì và khai thác sao cho tối ưu, không phải lúc nào cũng có cơ hội tốt như vậy. Nên chuyển đàn bò này về một Trung tâm Giống gia súc lớn để lưu giữ và khai thác sẽ tốt hơn. Do không thể tiếp tục lai ngược (backcross) với bò tót thuần, nên phương án khả thi nhất là lai ngược với bò đực ta vàng hoặc lai với một giống bò nhiệt đới thuần chủng để từ đó dần tạo ra một giống bò riêng của Việt Nam nhưng mang những đặc điểm quý của bò Tót. Tuy nhiên để làm được điều này, cần kết hợp một cách bài bản, khoa học và lâu dài giữa phương pháp lai tạo giống truyền thống với các phương pháp công nghệ sinh học (như GWAS, Genotype Assisted Selection, Genomic Selection) để tăng cường hiệu quả chọn lọc qua các thế hệ và “lưu giữ” được những gene quy hiếm của bò Tót vào thế hệ bò giống cuối cùng. Đồng thời, để tăng nhanh số lượng đàn bò Tót lai qua các thế hệ, nên áp dụng các phương pháp trong công nghệ sinh sản hiện nay (như Đa xuất noãn, Thụ tinh nhân tạo, Cấy truyền phôi…) trên đàn bò Tót cái lai F1, thay vì để chúng sinh sản bình thường như hiện nay, số lượng bê sinh ra sẽ rất ít.

Ý kiến chung (quan điểm riêng của tác giả)

Trong khi ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan… đều chú trọng đến công tác lai tạo những giống bò thịt mới, mặc dù họ đã có những giống bò thịt nổi tiếng trên thế giới, nhưng hiện chúng ta vẫn chưa có một giống bò thịt hiệu quả và đặc trưng riêng. Công tác giống bò thịt vẫn “loay hoay” với nâng cao tỷ lệ đàn bò lai Sind và vẫn đang “tìm kiếm” một công thức lai tạo giống bò thịt hiệu quả (từ nhiều nguồn giống bò thịt khác nhau) trong hàng chục năm nay với nhiều công trình nghiên cứu, dự án khác nhau. Điều này cho thấy nếu không có một”chương trình giống bò thịt” quốc gia, được xây dựng với mục đích rõ ràng cho các giai đoạn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, sẽ rất khó để tạo ra một giống bò thịt riêng biệt. Nhân cơ hội có nguồn gen quý hiếm từ đàn bò Tót “chảy ra”, nếu biết sử dụng hiệu quả sẽ góp phần hình thành một giống bò thịt mới. Việc đầu tư vào ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi (chọn giống truyền thống) kết hợp với công nghệ sinh học (sinh học phân tử, công nghệ sinh sản…) hiện có sẽ hữu hiệu hơn so với việc đầu tư nhiều kinh phí vào những công nghệ cao nhưng hiệu quả thực tiễn chưa tương xứng (VD như việc nhân bản đàn bò rừng từ những mô, cơ quan của bò đã chết…). Rõ ràng, công tác giống trong lĩnh vực vật nuôi còn nhiều điều phải làm để đáp ứng nhu cầu con giống trong nước.

đăng 01:42, 9 thg 5, 2020 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (09/05/2020)

Phần 2. Các giải pháp đối phó với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên ngành chăn nuôi

1)      An toàn sinh học và sản xuất có kế hoạch nhiều hơn nữa

Đã có nhiều giải pháp kiểm soát và ngăn ngừa chống lại dịch COVID-19, chẳng hạn như các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt và giới hạn khách đến tham các trang trại, nơi sản xuất. An toàn sinh học có vai trọng quan trọng tối cao trong việc ngăn ngừa lan truyền bệnh nhằm giảm tác hại có thể gây ra như trường hợp cúm gia cầm và dịch tả heo châu Phi. Giai đoạn hiện nay cần tăng cường hơn nữa các quy trình an toàn sinh học, ngay tại trang trại và nơi chế biến sản phẩm chăn nuôi, để đảm bảo cho cả người chăn nuôi lẫn công nhân làm việc tại các nơi chế biến.

Các chuyên gia tại Viện Friedrich Löffler (Đức), nhóm bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi heo, nhấn mạnh cần chuẩn bị sẵn kế hoạch sản xuất khả thi trong trường hợp đột xuất những người quản lý trang trại phải tự cách ly. Các trang trại cũng nên học hỏi các biện pháp sử dụng tự động hóa (như máy dọn phân tự động, máy phun thuốc tự động, máy phân phối thức ăn tự động...) để phòng ngừa trường hợp thiếu lao động đột xuất (do dịch bệnh). Hiện các nhà sản xuất máy bay không người lái báo cáo đang gia tăng số lượng bán được các thiết bị này.

2)      Sử dụng phụ gia thức ăn để sản xuất an toàn

Do tình trạng kiểm soát biên giới, hạn chế vận chuyển, đóng các cảng được dựng lên (nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19) đã làm ảnh hưởng đến việc luân chuyển các nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, tình trạng tồn đọng các nguyên liệu này ở các kho bảo quản dẫn đến tình trạng giảm chất lượng và tăng các độc tố (như mycotoxin...) trong TACN và trở thành vấn đề cần được quan tâm hiện nay. Đặt biệt là làm sao để đảm bảo chăm sóc sức khỏe gia súc phù hợp trong tình trạng thiếu hụt lao động. Vì vậy, người chăn  nuôi cần quan tâm hơn đến việc sử dụng các phụ gia trong thức ăn chăn nuôi. Các giải pháp sử dụng thông minh phụ gia TACN đã chứng minh được sự hỗ trợ khả năng sản xuất của gia súc trong tình trạng thách thức (do dịch bệnh) hiện nay, nó giúp gia tăng hệ thống miễn dịch và sức khỏe đường ruột gia súc.

Nick Major, Chủ tịch hiệp hội sản xuất thức ăn gia súc châu Âu (the European Feed Manufacturers’ Federation-FEFAC), đã thúc giục Ủy ban châu Âu sớm công nhận “thức ăn chăn nuôi là sản phẩm thiết yếu cần có chính sảch quản lý (với những điều khoản chủ yếu...) trên toàn châu Âu trong giai đoạn dịch COVID-19, nhằm ngăn chặn sự thiếu hụt hay tình trạng gián đoạn chuỗi cung cấp các phụ gia trong thức ăn chăn nuôi đến các trang trại chăn nuôi ở châu Âu.

3)      Hợp tác và trao đổi thông tin

Tình trạng hiện nay nhắc nhở mọi người rằng các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa là một phần của “cấu trúc hạ tầng nông nghiệp quan trọng của xã hội”. Vì vậy, các hiệp hội công nghiệp và các nhóm luật sư đang làm việc cật lực để tránh lan truyền những thông thông tin sai trái, cũng như ngăn các nhà quản lý, chính trị gia không ngăn chặn các nhu cầu thiết yếu của người/trang trại chăn nuôi. Các nhu cầu nay thiết yếu này bao gồm phương tiện cung cấp TACN, sắp xếp nguồn lao động, nhưng cũng phải bảo đảm sự phân bổ các trang thiết bị bảo vệ sức khỏe để (người chăn nuôi) sản xuất an toàn.

Cuộc khủng hoảng này (dịch bệnh COVID-19) đã nêu bật vai trò của người chăn nuôi: họ những nhà sản xuất ra các nguyên liệu thực sự, đó là các thực phẩm (sản phẩm chăn nuôi) giàu dinh dưỡng và an toàn cho mọi người.

Nguồn: https://ew-nutrition.com/how-is-covid-19-affecting-animal-producers-and-what-to-focus-on-right-now/

đăng 23:47, 17 thg 4, 2020 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 01:40, 9 thg 5, 2020 ]

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (18/04/2020)

Phần 1. Các thách thức sắp tới đối với ngành chăn nuôi

Dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nặng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có những người chăn nuôi đang sản xuất ra các sản phẩm thịt, trứng, sữa; những người này đang cố gắng làm việc chăm chỉ để duy trì hoạt động sản xuất dù phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hãy cùng phân tích các thách thức chủ yếu đối với ngành chăn nuôi và các yếu tố quan trọng trong các giải pháp đa chiều để đối phó với tình trạng chưa từng có (dịch COVID-19) này.

1)      Các nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi trở nên không ổn định

Do các yêu cầu của các biện pháp phòng bệnh COVID-19 như: phong tỏa hay giãn cách xã hội đã dẫn đến tình trạng tăng mua tích trữ hàng hóa (chủ yếu là thực phẩm bao gồm các sản phẩm chăn nuôi có thể đông lạnh, ít hư hỏng khi đông lạnh) một cách hỗn loạn. Do đó, nhu cầu về các sản phẩm như trứng, sữa tươi tiệt trùng, thịt gà… đang gia tăng nhanh chóng, trong khi các nhu cầu về sản phẩm động vật tươi, sống của các nhà hàng (do bị tạm ngừng hoạt động) lại giảm đáng kể. Điều này làm cho các nhà sản xuất phải cố gắng gia tăng bán lẽ các mặt hàng này để dáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng, mặc dù việc sụt giảm nhu cầu này trong tương lai gần là hiện hữu, vì người tiêu dùng sẽ mua ít hơn khi bắt đầu sử dụng những thực phẩm đã tích trữ. Ngoài ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng lâu dài đến ngành chăm sóc sức khỏe, nhu cầu xuất khẩu cũng sẽ giảm trong dài hạn ở những khu vực sản xuất bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

2)      Các yếu tố đầu vào của ngành chăn nuôi: giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trong khi thiếu nguồn lao động

Các biện pháp phòng bệnh COVID-19 ở Trung quốc dẫn đến việc gián đoạn chuỗi sản xuất và nguồn cung một số loại nguyên liệu trong TACN như vitamin, threonine, lysin, phân bón (phục vụ sản xuất các nguồn nguyên liệu chính của TACN như bắp, đậu nành…). Vì vậy giá của của một số loại nguyên liệu trong TACN sẽ gia tăng trong năm 2020.

Các nhà chăn nuôi cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc thiếu hụt nguồn lao động trong chăn nuôi là do các tình trạng nhiễm bệnh, phong tỏa khu vực, chăm sóc trẻ em (do không đến trường học) hay hạn chế lao động đi lại giữa các vùng khác nhau.

3)      Nhữg thông tin sai lệch có thể tạo ra các mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi

Truyền thông xã hội là nơi lan tràn các thông tin sai lệch về dịch bệnh COVID-19. Chưa có một chứng minh khoa học nào về trại chăn nuôi là nơi nhiễm bệnh, lan truyền virus SARS-CoV-2, nhưng các tin tức giả mạo về dich bệnh này đã ảnh hưởng lên ngành chăn nuôi trong một thời gian dài.

Ở Ấn độ, đã có tin đồn rằng virus corona có thể lan truyền thông qua ăn thịt gà. Điều này dẫn đến giá bán sỉ thịt gà (ở Ấn độ) bị giảm 70%, theo báo cáo của bộ trưởng ban Sanjeev Kumar Balyan, và điều này gây áp lực lớn lên ngành chăn nuôi gà ở địa phương. Ảnh hưởng dây chuyền lan đến các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhà sản xuất và cung cấp trang thiết bị chăn nuôi, nhà sản xuất bắp và đậu nành (phục vụ sản xuất TACN). Không những vậy, các nhà sản xuất trứng, thịt, cá cũng bị các tin đồn thất thiệt biến họ thành những nguồn cung cấp protein (đạm) đáng nghi ngờ.

Phần tiếp theo: các giải pháp đối phó với sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên ngành chăn nuôi

Nguồn: https://ew-nutrition.com/how-is-covid-19-affecting-animal-producers-and-what-to-focus-on-right-now/

đăng 00:48, 11 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (11/03/2020)

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã công bố một loạt các biện pháp để kiểm soát và diệt trừ bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) nếu virus được phát hiện trong quốc gia.

Được công bố bởi USDA, theo Greg Ibach người đứng đầu các chương trình Tiếp thị và Điều tiết, các biện pháp mới được thiết kế để “đảm bảo đáp ứng tức thì và hiệu quả nếu ASF được phát hiện tại Hoa Kỳ”.

Các biện pháp bao gồm:

- Người đứng đầu chương trình sẽ tiến hành ngay lập tức các bước cần thiết để tuyên bố “tình trạng khẩn cấp đặc biệt” và xác lập Bộ Nông nghiệp là cơ quan chỉ huy chương trình hợp tác quốc gia nhằm kiểm soát và diệt trừ bệnh ASF, và bảo đảm sẵn sàng nguồn quỹ cũng như các nguồn lực khác để đáp ứng nhiệm vụ.

- Trong vòng 72 giờ, Bộ Nông nghiệp sẽ ban hành lệnh “Cấm trong toàn quốc” đối với các hoạt động vận chuyển heo, tăng cường khả năng của Bộ Nông nghiệp trong việc ngăn ngừa lan truyền dịch bệnh và nhanh chóng tái lập các hoạt động (sau khi hết dịch).

- Việc giảm đàn heo đã bị nhiễm bệnh hoặc phơi nhiễm, Bộ Nông nghiệp sẽ làm việc cụ thể với các bang và ngành công nghiệp khi áp dụng các biện pháp giảm đàn sao cho hiệu quả nhất, các biện pháp giảm đàn này do hiệp hội Thú y Hoa kỳ đưa ra trên cơ sở các giả thuyết ảnh hưởng phù hợp.

- Để ngăn ngừa việc lan truyền virus từ heo sống bị bệnh, Bộ Nông nghiệp trước tiên phải làm việc với các bang và ngành công nghiệp để đảm bảo những người chăn nuôi có kế hoạch cụ thể để giải quyết thịt heo nhiễm bệnh theo các quy định và yêu cầu của từng địa phương, hỗ trợ để xác định những nơi phù hợp cho tiêu hủy thịt heo.

Bộ Nông nghiệp Hoa ký cũng đã cho rằng cần phải có kế hoạch chi trả cho việc loại trừ mầm bệnh, việc chi trả này phải đồng bộ và bằng nhau (giữa các nơi) và căn cứ trên mức độ giảm đàn.

Bộ Nông nghiệp Hoa ký cũng cho biết các nhà nghiên cứu đang phát triển các vắc xin “hứa hẹn phòng được bệnh ASF”, nghĩa là trước mắt các nhà chăn nuôi phải cố gắng giữ đàn heo được tránh xa mầm bệnh.

Greg Ibach cho rằng “ASF là bệnh lây truyền giống như bệnh Lỡ mồm long móng, loại bệnh mà Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ đã có các hệ thống ngăn ngừa và bảo vệ hiệu quả đã được chứng minh trong hơn 90 năm qua” và vì vậy “có thể tự tin rằng các cố gắng để phòng chống bệnh ASF sẽ cung cấp những biện pháp bảo vệ hiệu quả đối với bệnh ASF”.

Nguồn: globalmeatnews.com

USDA announces ASF control measures” Tác giả Aidan Fortune (09/03/2020)

đăng 02:06, 10 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng (10/03/2020)

            Sáng ngày 8/3, tại Trung tâm Giống và sữa bò Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội (Công ty GGS HN) đã tổ chức lễ tiếp nhận bò đực giống Angus và Charolais được khẩu nhập từ Úc.  Với việc nhập 12 con bò giống mới vai u thịt bắp, "siêu to khổng lồ" từ Úc, số lượng bò giống tại Trung tâm Giống và sữa bò Phù Đổng (thuộc Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao Hà Nội) sẽ có là 22 bò đực giống khai thác tinh 5 bò BBB, 5 Brahman, 6 Angus và 6 Charolais (trong đó, 6 Angus và 6 Charolais mới được nhập về). Đây đều là những giống bò có trọng lượng lớn, vai u thịt bắp, có con nặng trên 1 tấn, sản lượng thịt hơi cao hơn nhiều so với những giống bò địa phương. (Báo Dân Việt 08/03/2020)

Tuy nhiên, theo ông Phạm Kim Đăng, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao “Kết quả nuôi giữ giống gốc bên cạnh việc đã góp phần quan trọng và đóng góp tích cực cho công tác đào tạo, nghiên cứu, ngoài ra còn cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn liều tinh bò, đã cải tiến đáng kể chất lượng đàn bò giống ở khu vực Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng. Ước tính đã nâng cao hiệu quả và năng suất chăn nuôi lên từ 7-15%, từ đó giúp cho người chăn nuôi nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Như vậy, Trung tâm Giống vật nuôi chất lượng cao cũng chỉ mới đáp ứng nhu cầu cải thiện phẩm chất con giống bò thịt, bò sữa ở khu vực Bắc bộ, nhưng đàn bò sữa, thịt ở khu vực này là 1.522.616 con, chiếm 26,23% đàn bò cả nước (theo số liệu thống kê đến 10/2018).

Trong khi đó, đàn bò thịt, sữa ở khu vực Nam bộ bao gồm Đông Nam bộ - Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 1.914.412 con, chiếm 32,99% đàn bò cả nước, chỉ sau khu vực Trung bộ, lại chưa có một Trung tâm sản xuất (tinh) bò giống đúng tầm để phục vụ cho công tác chăn nuôi bò phía Nam. Riêng đàn bò sữa khu vực Đông Nam bộ đã chiếm 1/3 đàn bò sữa cả nước. Ở khu vực Nam bộ, TP. Hồ Chí Minh được xác định là trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chăn nuôi công nghệ cao. Vì vậy, việc sớm có một trung tâm giống bò thịt, sữa năng suất cao để sản xuất tinh bò giống cao sản, phục vụ công tác giống bò phía Nam là hết sức cần thiết. Xét các yếu tố đầu vào, TP. Hồ Chí Minh là nơi có đủ điều kiện về nhân lực, vật lực, tài chính để đầu tư thành lập một trung tâm giống bò thịt, bò sữa cao sản. TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi đầu tiên, trong nhiều năm gần đây, đã đầu tư cho công tác đánh giá, bình tuyển, chọn lọc đàn bò thịt, bò sữa trong công tác giống. Trung tâm giống bò cao sản ở TPHCM sẽ không chỉ là nơi lưu giữ đàn bò đực giống ngoại nhập để sản xuất tinh đông lạnh, nó sẽ còn là Trung tâm theo dõi năng suất cá thể bò thịt, bò sữa trong khu vực để tiến hành đánh giá, bình tuyển và chọn lọc những cá thể ưu tú để trở thành những con bò giống năng suất cao, thích nghi với điều kiện khí hậu phía Nam và thay thế một phần cho việc nhập bò giống ngoại.

Vấn đề là khi nào đủ quyết tâm để thành lập Trung tâm giống bò thịt, bò sữa cao sản đúng nghĩa tại Tp Hồ Chí Minh???

đăng 19:47, 4 thg 3, 2020 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 19:48, 4 thg 3, 2020 ]

TS. Chung Anh Dũng - tổng hợp (05/03/2020)

Gần đây, Việt Nam có nhập đàn bò sữa HF từ Mỹ về với nhận xét “Đàn bò nhập khẩu đã được các chuyên gia di truyền chọn lọc kỹ càng qua lý lịch đời trước - phả hệ 3 đời, độ tuổi từ 12-17 tháng; có khả năng cho năng suất sữa trung bình từ 11.000-12.500 lít/con/chu kỳ 305 ngày, tương đương 36-41 lít sữa mỗi ngày. Hàm lượng chất béo trong sữa đạt tới 3,6 - 3,8% và hàm lượng chất đạm trên 2,7%. Đàn bò được đánh giá cao bởi chỉ số hiệu suất di truyền (GTPI) rất tốt: 2.650” (nguồn: báo Dân Việt ngày 02/02/2020). Vậy GTPI là gì và được sử dụng trong chọn giống bò sữa ra sao.

GTPI là viết tắt của cụm từ Genomic Total Performance Index: được hiểu là cá thể (bò đực hoặc cái) đã được kiểm tra, đánh giá các tính trạng sản xuất có liên quan, thông qua Chỉ số sản xuất tổng hợp (TPI-Total Performance Index) và đã được kiểm tra bộ gen (genomic tested). Cá thể này có thể đã được kiểm tra (năng suất) qua đời sau (progeny test) hoặc chưa. (theo Holstein Foundation 2018). Như vậy có thể thấy, các cá thể có chỉ số này chứng tỏ đã được kiểm tra, đánh giá khả năng sản xuất qua cả hai yếu tố là Kiểu hình (TPI) và Kiểu gen (Genomic). Vậy cả hai yếu tố này đã được sử dụng như thế nào để kiểm tra, đánh giá khả năng sản xuất của bò Holstein.

TPI là một chỉ số (thành tích) sản xuất tổng hợp bao gồm nhiều chỉ số (thành tích) sản xuất khác nhau và chia vào 3 nhóm chính như:

(1)    Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sản xuất, chiếm 46% giá trị, bao gồm giá trị giống ước lượng (PTA) protein sữa, PTA mỡ sữa, chỉ số hỗn hợp kích thước cơ thể (Body size Composite Index) và chỉ số hiệu quả sử dụng thức ăn (Feed Efficiency)

(2)    Nhóm chỉ số đánh giá sức khỏe và khả năng sinh sản, chiếm 28% giá trị, bao gồm PTA tuổi thọ sinh sản, PTA khả năng sống, PTA đẻ dễ của cái tơ, PTA khả năng chết của cái tơ, PTA tế bào soma, hiệu suất sinh sản.

(3)    Nhóm chỉ số đánh giá ngoại hình, chiếm 26% giá trị, bao gồm chỉ số hỗn hợp bầu vú, chỉ số hỗn hợp chân và cẳng, loại chỉ số PTA và chỉ số ngoại hình hướng sữa

Nhìn chung, nhóm chỉ số này đánh giá qua kiểu hình (phenotype), nghĩa là những tính trạng thể hiện ra ngoài có thể cân, đo, đong, đếm và quan sát được.

Genomic index là chỉ số đánh giá qua bộ gen, chính xác hơn là những kiểu gen có liên quan đến các tính trạng sản xuất được quan tâm nêu trên. Để đánh giá giá trị giống qua genomic, trước tiên phải xác định được những gen và kiểu gen (trên toàn bộ gen) có ảnh hưởng tích cực (và mức độ ảnh hưởng) đến tất cả các tính trạng quan tâm. Từ đó, sử dụng công cụ micro-array với các micro-chip đánh giá sự hiện diện cùng lúc của các kiểu gen (có liên quan) này trong cá thể bò đực/cái trong quá trình chọn giống. Phương pháp này (kết hợp với gia phả) cho phép tiến hành công tác đánh giá, chọn lọc giống sớm hơn, trước khi có các kết quả đánh giá giá trị giống qua kiểu hình. Ngày nay, với micro-chip có khả năng xác định tính đa hình (hiểu nôm na là kiểu gen) tại ít nhất 50.000 vị trí khác nhau trên bộ gen bò sữa.

Tóm lại, với thông số GTPI được nêu ra trên đàn bò sữa nhập từ Mỹ, có thể thấy công tác đánh giá, bình tuyển, chọn lọc giống bò sữa ở Mỹ được thực hiện rất kỹ, chi tiết và có thể kiểm chứng được. Đây là điều cần phải được học hỏi và đưa vào ứng dụng sớm nếu muốn có đàn bò sữa năng suất, chất lượng cao trong tương lai.

đăng 01:02, 10 thg 5, 2018 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 01:03, 10 thg 5, 2018 ]

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (10/05/2018)

Các công nghệ mới như: Xe tự lái, tưới nhỏ giọt, hệ thống phân phối thức ăn tự động... đã tham gia vào công nghiệp sản xuất sữa tại Israel. Hàng loạt các chương trình “quốc gia khởi nghiệp” của Israel, bao gồm cả việc mua lại Mobileye trị giá 15 tỷ đô la của Intel, một hiện tượng ít được biết đến hơn là ngành công nghiệp sữa Israel công nghệ cao và siêu hiệu quả.

Sự kết hợp nhu cầu cao của Israel đối với các sản phẩm sữa và sự quản lý khéo léo của nhà nước Do Thái đã làm cho ngành công nghiệp sữa tiên tiến trở thành một sự phát triển tự nhiên trong những gì Kinh Thánh mô tả như là "đất tự chảy ra sữa và mật ong". Sản xuất sữa ở Israel được thực hiện theo hệ thống hạn ngạch chỉ tồn tại ở hai quốc gia khác — Canada và Na Uy. "Trong trường hợp tăng hoặc dự kiến ​​nhu cầu về các sản phẩm sữa, Hội đồng sữa (quốc gia) sẽ nâng hạn ngạch ... Hội đồng quản trị sữa tư vấn cho nông dân, xem xét nhu cầu cao cho kỳ nghỉ và tháng hè, cho phép nông dân lập kế hoạch và tổ chức sản xuất phù hợp. Tiến sĩ Ephraim Maltz, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Volcani, bộ phận nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Israel cho biết. Nhu cầu đặc biệt cao đối với Shavuot (đánh dấu ngày 30 tháng 5 - 1 tháng 6 năm nay), khi ăn sữa là truyền thống trong ngày lễ.

Với sự hỗ trợ của chính phủ, nông dân Israel đã học cách nuôi bò bằng cách sử dụng tốt hơn môi trường tự nhiên, bất chấp khí hậu khô cằn của quốc gia và tình trạng thiếu nước thường xuyên. Các phương pháp của nông dân bao gồm cho bò ăn thức ăn tự nhiên tái chế, sử dụng nước tái chế để trồng thức ăn gia súc và tái sử dụng phân trong nông nghiệp. Để có được các số liệu cần thiết, phần lớn các bò sữa của Israel được trang bị nhận dạng cá nhân điện tử, và hầu hết các phòng vắt sữa đều được trang bị đồng hồ sữa điện tử, ”Maltz nói. Hầu hết các trang trại chăn nuôi bò sữa của Israel đều sử dụng phương pháp điện tử để phát hiện chu kỳ động dục của bò - chu trình sinh sản của động vật có vú như bò— “bằng cách sử dụng hoạt động của từng con bò như một dấu hiệu cho thời gian thụ thai”. Cảm biến đặc biệt đo trọng lượng cơ thể hàng ngày của bò và thành phần sữa cho protein, chất béo, lactose và nhiều hơn nữa, cũng như đo lường thời gian ăn uống và ăn uống hàng ngày.

Nguồn: http://www.israelagri.com/?CategoryID=461&ArticleID=1430

đăng 20:24, 5 thg 11, 2017 bởi Anh Dũng Chung

Jim Long, Chủ tịch – Tổng Giám đốc điều hành, Genesus. (06/11/2017)

Hệ thống mới đánh giá chất lượng thịt heo của Hoa kỳ

   Tuần này chúng tôi đã vô cùng hạnh phúc, khi chúng tôi đọc tiêu chuẩn mới cho thịt heo từ U.S.D.A. Tại sao lại hạnh phúc?  Cuối cùng,  thì cũng đã có một hệ thống được đề xuất nhận ra hương vị thịt heo và các thuộc tính hương vị. Nó  dựa trên điểm vỡ vắt và màu sắc thịt .

Xếp loại chất lượng thịt

Dựa trên điểm mỡ vắt và màu sắc thịt

Tương tự như hệ thống xếp loại Thịt bò thành công của USDA, the Prime and Choice Grad sẽ xác định được thịt heo tốt nhất nhờ vân thịt và màu sắc, để người tiêu dùng có thể chọn thịt có độ mềm và hương vị tốt nhất.

Bạn có thể nhìn vào giá thịt bò hiện tại để xem những lựa chọn so sánh  giữa công ty Choice và công ty Select.

            Tại sao giá lại cao hơn? Vì những chọn lựa tốt hơn dẫn tới nhu cầu tăng và tiếp theo là giá tiêu dùng tăng hơn nữa.

             Chúng ta phải công nhận nỗ lực của Hiệp hội thịt heo Quốc gia với sự hỗ trợ của Hội đồng Nhà sản xuất Thịt heo Quốc gia (NPPC). Họ đã rất nỗ lực làm việc trong thời gian qua để bắt đầu thay đổi cuộc chơi.

            Đó là một sự thay đổi 180°. Trong 20 năm qua, Hội thịt heo Quốc gia và NPPC đã đưa ra khẩu hiệu "Thịt trắng khác" cho thịt heo. Một thiên tai không lường. 1 tỷ USD của nhà sản xuất đã kiểm định nguồn tài chính trong suốt thời gian đó, với việc thị trường thịt heo bị mất trong cùng thời kỳ. Lượng tiêu dùng thịt heo bình quân đầu người được sắp xếp khi tổng lượng thịt được tiêu thụ tăng lên. Thay vì quảng cáo thịt heo thay cho thịt bò, chương trình "thịt trắng khác" mang nhãn hiệu chúng tôi so với thịt gà, bán với giá một nửa thịt heo.

            Tiếp thị cơ bản nói lên tất cả; rằng bạn không bao giờ xây dựng một thương hiệu mà hướng tới một sản phẩm rẻ hơn. Đó là tiếp thị táo bạo và kết quả đã thiết lập lại ngành công nghiệp thịt heo của chúng tôi vì nó cũng đuổi theo những người tiêu dùng sai lầm muốn mua thịt heo nạc và nạc hơn nữa.

            Tại sao thịt ba rọi và sườn lại nằm trong tốp thịt xẻ tiêu thụ cao nhất? Rõ ràng, đó không phải là nạc. Nó có hương vị và mùi vị thơm ngon. Hãy theo dõi dòng tiền! Người tiêu dùng bỏ phiếu bằng tiền của họ. Thứ sáu trước thịt ba rọi là  1.67 đô l lb, thăn là 99 ¢ lb, thịt  đùi 72 ¢ lb. Nếu muốn tăng doanh thu, chúng ta cần lượng cầu thăn và mông đùi nhiều hơn. Nếm tốt hơn, thịt heo sẫm màu , với nhiều mỡ vắt ( vân mỡ)  sẽ làm tăng nhu cầu và tăng giá cao hơn.Sẽ có sự tương phản đối với những đề xuất này. Một số sẽ thích nguyên trạng hơn. Một số người không thích sự thay đổi, và một số người sẽ cảm thấy bị đe dọa bởi những thay đổi cấp độ mới và sự can thiệp của U.S.D.A.

            Chúng tôi thực sự rất ủng hộ sự thay đổi. Tại Genesus, chúng tôi bắt đầu phân tích  thịt xẻ  đều đặn hàng tuần từ năm 1998. Một thế hệ trước đây chúng tôi tin rằng chúng tôi phải cung cấp gene có tất cả các tính trạng  sản xuất để có chi phí sản xuất cạnh tranh. Các thuộc tính thịt phải được thực hiện mà không cần tăng chi phí sản xuất. Hai mươi năm sau sứ mệnh đã hoàn thành. Genesusđã và đang sản xuất hàng đầu và thịt heo có màu sẫm hơn với vân mỡ ( mỡ vắt)  và độ PH cao hơn.

            Đó là một cuộc hành trình 20 năm. Thần chú của chúng ta là: Chúng ta phải sản xuất loại thịt heo mà người tiêu dùng muốn ăn, dự đoán và nhất quán tốt, không phải là một sự ngẫu nhiên hoặc bỏ lỡ một trải nghiệm ăn tốt. Nếu là một ngành công nghiệp, chúng ta có thể làm cho mỗi người Mỹ  ăn thịt heo thêm nữa mỗi tháng, tương đương với 7 triệu con heo. Nhu cầu là những gì đẩy giá lên cao hơn. Tại sao nhu cầu thịt bò là  2.03 đô la/ lb và thịt heo lại là 77 ¢?. Người tiêu dùng bỏ phiếu bằng tiền của họ. Họ trả tiền nhiều hơn cho hương vị - mùi vị của thịt bò.

            Thay đổi cuộc chơi là những điểm mới mà đề xuất này sẽ làm. Không còn việc heo nạc mang lại phí bảo hiểm. Sẽ chuyển đổi với heo có vân mỡ và màu sẫm hơn. Chúng ta sẽ thấy một sự thúc đẩy lớn cho Duroc-  dòng heo có tính thèm ăn cao.

            Trên khắp thế giới, hiện Genesus có 4200 heo nái Duocs giống thuần chủng đã được  đăng ký; là cơ sở sản xuất lớn nhất thế giới về giống Duroc. Chúng tôi dã bắt đầu cuộc chơi và chúng tôi đã sẵn sàng. Pietrains và các giống tổng hợp của các công ty International Hybrid  sẽ trở nên tuyệt chủng như khủng long vây. Lưu ý, chỉ có Duroc đã đăng ký trong Cơ quan đăng ký heo quốc gia mới có thể sử dụng nhãn hiệu Duroc ở các thị trường thịt ở Hoa Kỳ.

Thông báo thay đổi cuộc chơi này này của U.S.D.A khiến chúng tôi rất hạnh phúc vì cuối cùng sẽ có một lực đẩy cho ngành để sản xuất ra sản phẩm cao cấp mà người tiêu dùng muốn. Đó là lần đầu tiên sáng kiến ngành công nghiệp thế hệ

đăng 01:16, 17 thg 10, 2017 bởi Anh Dũng Chung

TS. Chung Anh Dũng lược dịch (17/10/2017)

Theo báo Clayton Johnson, DVM, Carthage Veterinary Clinic, Carthage, Illinois, hàng năm, Hội chứng sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS) lây nhiễm khoảng 25 đến 45% đàn heo ở Mỹ. Không có bệnh heo nào khác ngày nay gây ra thiệt hại kinh tế lớn trên các trang trại chăn nuôi heo so với PRRS.

Trên các trang trại bị xâm nhiễm bởi PRRS, các nhà sản xuất nên quyết định xem liệu họ có đang kiểm soát virut PRRS và có kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát hay không, nếu như họ muốn loại bỏ mầm bệnh PRRS, Johnson nói với Pig Health Today.

"Loại bỏ mầm bệnh PRRS (tức là loại bỏ heo mang mầm bệnh) là rất khó," ông nói. "Và những nỗ lực loại trừ không hợp lý có thể cản trở việc quản lý PRRS bằng cách tạo ra (trong đàn) những con heo chưa từng bị bệnh. Những con heo này sẽ truyền bệnh ở mức độ cao hơn những con heo đã có miễn dịch (tức là đã từng bị bệnh này)"

Tỷ lệ nhiễm bệnh PRRS trong một heo có thể giúp xác định xem đàn heo có nên được loại bỏ hay không. Johnson nói rằng tỷ lệ xâm nhiễm nên ít hơn 3 năm một lần để xem xét loại bỏ đàn. Nếu nó là rất thường xuyên, đàn có thể cần áp dụng thêm công việc hoặc công nghệ an toàn sinh học để giảm thiểu (khả năng) bùng phát bệnh.

Nạp, đóng và phơi bày

Các nhà sản xuất có kinh nghiệm trong quản lý bùng phát bệnh PRRS nên cố gắng duy trì khả năng miễn dịch trong đàn. Johnson đề nghị đạt được miễn dịch bằng cách loại bỏ virus hoang dã với phương pháp "nạp, đóng và phơi bày".

"Tăng đàn lên đến công suất tối đa trong trang trại," ông nói. "Sau đó, đóng trang trại để tránh đưa vào những con heo mới. Với thời gian, virus sẽ bị kiệt quệ. Sau đó, đàn heo sẽ chuyển từ (trạng thái) bị nhiễm bệnh sang (trạng thái) kháng thể và xây dựng các kháng thể để không có chỗ cho một virus để ẩn trong các heo chưa bệnh và heo mang bệnh. "

Johnson nói thêm rằng miễn dịch được duy trì bằng cách tiếp tục chương trình chủng ngừa trong đàn gia súc, ví dụ như vắc-xin sống có biến đổi.

Ngày càng có nhiều công cụ để xử lý và loại bỏ mầm bệnh PRRS  

Các công cụ để xử lý và loại bỏ PRRS đang trở nên nhiều hơn. Một công cụ hợp tác - được gọi là Dự án Quản lý Khu vực - cho thấy triển vọng ở những khu vực có quần thể (nhiễm) PRRS cao. Johnson giải thích trong những tình huống này, một nhóm các nhà sản xuất làm việc cùng nhau và chia sẻ thông tin về PRRS, bao gồm cả tình trạng và các chiến lược kiểm soát. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ PRRS giảm cho các trang trại tham gia vào các nhóm.

Nghiên cứu di truyền còn cung cấp nhiều tiềm năng hơn cho việc loại trừ PRRS. Một dự án tại Đại học Missouri sản xuất heo kháng PRRS. Chỉnh sửa gen sẽ giúp heo vẫn có thể sản xuất ra protein (kháng thể) mà không cần phải bị nhiễm PRRS.

Source: http://www.thepigsite.com/swinenews/44247/whats-the-best-prrs-strategy-for-your-herd/

đăng 20:59, 7 thg 7, 2017 bởi Anh Dũng Chung   [ đã cập nhật 21:01, 7 thg 7, 2017 ]

TS. Chung Anh Dũng

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam – Phòng Công nghệ sinh học

1.      Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống heo

            Các chương trình chọn lọc cổ đin thường chỉ dựa vào các quan sát kiểu hình, tuy nhiên biện pháp này tỏ ra không hiệu quả trong một số trường hợp gen biểu hiện trễ hay chỉ biểu hiện trong một giới tính (gen liên kết giới tính). Trong trường hợp này chọn lọc kiểu gen tỏ ra hiệu quả hơn, có thể sử dụng sớm ở vật nuôi và cho kết quả ổn định hơn khi môi trường thay đổi.

            Những tiến bộ của di truyền ứng dụng được dùng để chọn lọc các tính trạng số lượng ở vật nuôi dựa trên kiểu hình hay ước lượng các giá trị giống (Estimated Breeding Value-EBV) được thu nhận từ kiểu hình, mà trước đó không biết được những gen hay kiểu gen nào ảnh hưởng lên tính trạng. Việc ứng dụng CNSH trong lĩnh vực di truyền phân tử cho phép nghiên cứu cá thể ở mức độ DNA, chọn lọc trực tiếp các gen ảnh hưởng đến tính trạng quan tâm, hoặc số lượng các locus gen (Quantitative Trait Locus-QTL) quy định tính trạng hoặc chọn lọc các marker di truyền liên kết với QTL. Việc tìm ra các gen/QTL có nhiều lợi ích trong chương trình chọn lọc giống vật nuôi, cụ thể như: Làm tăng tính chính xác của chọn lọc thông qua các thông tin liên quan trực tiếp tới kiểu gen; Thiết lập bản đồ gen và sự đa hình di truyền các tính trạng; Thu hẹp khoảng cách giữa thế hệ bằng cách chọn lọc sơ các tính trạng khi các vật nuôi đang còn trẻ bởi gene/QTL cho phép kiểm tra tính trạng không phụ thuộc vào giới tính hay tuổi tác vật nuôi; Tăng độ chính xác khi chọn lọc trên những tính trạng khó như: sinh sản, chất lượng thịt, sức đề kháng bệnh… Giảm quần thể heo kiểm định/hậu bị do chọn lọc ngay chính (kiểu gene) bản thân.

            Những thành tựu trong di truyền phân tử và chương trình nghiên cứu giải trình tự gen người đã có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực phân tích gen động vật nói chung, trong đó có bộ gen heo. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các nước khối EU đã bắt đầu tiến hành chương trình nghiên cứu genome của heo (PigMap), sau đó là các chương trình nghiên cứu bộ gen heo của Mỹ, Úc, Trung Quốc,… Mục đích của các chương trình này là nhằm tìm ra các chỉ thị di truyền phân tử phục vụ cho các chương trình chọn tạo giống được nhanh và chính xác hơn. Tính đến nay (19/08/2014) đã có 10.497 QTL trên heo đã được báo cáo từ 416 bài báo trên 647 tính trạng khác nhau, trong số đó chủ yếu tập trung vào các tính trạng: Chất lượng thịt (6.442 QTL), Sức khỏe (1.223 QTL), Sinh sản (1.032 QTL), Sản xuất (971 QTL) và tính trạng khác (829 QTL).

Ngày nay việc đánh giá di truyền kết hợp kiểu hình và các d liệu kiểu gen trong các phương pháp thống kê được dùng để ước tính giá trị giống vật nuôi. Hiện nay phương pháp chọn lọc có sự hỗ trợ của marker (MAS-Marker Assisted Selection) và phương pháp chọn lọc có sự hỗ trợ của gen (GAS-Gene/Genotypic Assisted Selection) được sử dụng  trong việc chọn giống heo. Các phương pháp SHPT được ứng dụng trong việc xác định QTL hay kiểu gene là: RFLP, AFLP, RAPD… Tuy nhiên, phần lớn các tính trạng quan tâm đều là tính trạng số lượng, nghĩa là bị ảnh hưởng bởi nhiều QTL hay nhiều gene khác nhau nằm rải rác trên các nhiễm sắc thể của toàn bộ bộ gen. Vì vậy, nếu chỉ tập trung vào một hay một vài gene liên quan đến một tính trạng quan tâm (như phương pháp MAS hay GAS), công tác đánh giá ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng sẽ chưa chính xác hoàn toàn, giá trị giống ước lượng sẽ chưa đạt giá trị cao. Do đó, các nhà khoa học đã phát triển một hệ thống kiểm tra bộ gen của một cá thể bằng cách xác định nhanh và cùng một lúc tất cả điểm thông tin di truyền có liên quan đến tính trạng quan tâm, mỗi điểm thông tin di truyền này được gọi là SNPs (single nucleotide polymorphism). Hệ thống kiểm tra toàn bộ bộ gene này được gọi là micro-array scanner (hay DNA microarray). Với hệ thống này, có thể kiểm tra cùng một lúc tất cả các gene (hay tất cà các SNPs) có liên quan đến tính trạng quan tâm. Phương pháp chọn giống dựa trên DNA microarray được gọi là Genomic Selection (GS).

2.      Một số kết quả bước đầu ứng dụng CNSH trong chọn giống heo ở phía Nam

Từ nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNSH trong công tác chọn giống heo nêu trên, các công trình nghiên cứu gần đây đang tập trung theo hướng kết hợp giữa chọn lọc theo kiểu hình với chọn lọc theo kiểu gen. Một số kết quả bước đầu trong việc xác định các gen và kiểu gen liên quan đến tính trạng quan tâm, làm cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác chọn giống heo như sau:

v   Xác định ảnh hưởng của gen H-FABP lên khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt heo (Chung Anh Dũng, Bùi Anh Xuân, Nguyễn Đắc Thành, Nguyễn Thị Bích Hiền, Tô Hoàng Yến, Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Văn Hợp)

Nghiên cứu được thực hiện trên 410 cá thể heo giống thuộc 3 nhóm giống Duroc, Landrace và Yorkshire. Các kiểu gen H-FABP khác nhau được xác định dựa trên tính đa hình của nucleotide (SNPs) tại 3 vị trí là 1324TàC 1489TàC và 1811GàC, bằng phương pháp PCR-RFLP với 3 enzyme cắt giới hạn là HinfI, MspI và HaeIII (theo thứ tự SNPs). Mục tiêu là nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của kiểu gen H-FABP lên các tính trạng  sinh trưởng (ADG, tăng khối lượng bình quân/ngày), tỷ lệ mỡ giắt (IMF), độ dày mỡ lưng (BFD) và độ dày thăn thịt (LD). Từ đó kết hợp với phương pháp BLUP nhằm tăng độ chính xác khi ước lượng giá trị di truyền (gọi là GEBV) của từng cá thể trên các tính trạng này Kết quả cho thấy:

-       Đối với kiểu gen H-FABP/HaeIII : kiểu gen dd có ảnh hưởng tích cực lên tăng trọng (ADG) nhưng lại làm giảm chất lượng thịt, với tỷ lệ mỡ giắt (IMF) thấp, độ dầy mỡ lưng (BFD) cao. Kiểu gen DD giúp heo tăng trọng đạt mức bình quân toàn đàn nhưng chất lượng thịt heo tốt hơn hẵn, với tỷ lệ mỡ giắt và độ dầy thăn thịt (LD) tốt nhất.

-       Đối với kiểu gen H-FABP/MspI : kiểu gen AA có ảnh hưởng tích cực nhất lên tăng trọng, mặc dù các chỉ tiêu chất lượng thịt không tốt bằng hai nhóm heo có kiểu gen còn lại, nhưng gần đạt mức bình quân chung của toàn đàn, nên có thể xem kiểu gen AA có ảnh hưởng tốt lên khả năng sản xuất của heo.

-       Đối với kiểu gen H-FABP/HinfI : kiểu gen hh có ảnh hưởng tích cực nhất lên tăng trọng, nhưng tỷ lệ mỡ giắt lại thấp nhất. Vì vậy, nếu căn cứ vào kiểu gen để chọn lọc đàn heo có tỷ lệ mỡ giắt cao, kiểu gen HH là lựa chọn tốt nhất, trong khi kiểu gen hh lại giúp chọn ra những con heo có khả năng tăng trọng tốt nhất.

-       Đối với kiểu gen H-FABP kết hợp (trên cả 3 vị trí đa hình của nucleotide): hai kiểu gen ddAAHh và ddAAhh có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng nhưng lại có chất lượng thịt kém hơn khi tỷ lệ mỡ giắt thấp hơn và độ dầy mỡ lưng cao hơn bình quân chung toàn đàn. Trong khi đó, hai kiểu gen DDAaHH và DdAaHH có ảnh hưởng tốt nhất lên tỷ lệ mỡ giắt nhưng lại có khả năng sinh trưởn kém hơn bình quân chung toàn đàn. Xét tổng hợp trên cả 4 chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng và chất lượng thịt nêu ra, kiểu gen DdAAHH đáp ứng được ¾ chỉ tiêu chọc lựa, khi có mức ADG, IMF và LD cao hơn bình quân chung toàn đàn.

-       Sự ảnh hưởng kết hợp giữa giống và kiểu gen H-FABP lên sinh trưởng và chất lượng thịt heo: nhóm giống heo Duroc với kiểu gen HH có chất lượng thịt tốt nhất, với IMF và LD đạt cao nhất. Trong khi đó, nhóm heo giống Landrace với hai kiểu gen AA và HH có độ dày mỡ lưng thấp nhất và nhóm giống heo Yorkshire với kiểu gen AA có mức tăng trọng cao nhất trong đàn. Có thể sử dụng kết quả này khi kết hợp sử dụng kiểu gen để chọn lọc heo trên từng giống khác nhau.

Kết quả gần đây của Gjerlaug-Enger và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 4.576 con heo Landrace và 3.408 con heo Duroc, khi ước lượng giá trị giống bằng phương pháp đánh giá trên kiểu hình (EBV) so với ước lượng giá trị giống kết hợp với genomic (GEBV) bằng SNP chip trên tính trạng tỷ lệ mỡ giắt (IMF) được đo lường trong 6 năm từ 2008-2014, cho thấy độ chính xác của EBV chỉ đạt 0,36 (dao động từ 0,25-0,54 tùy giống heo), trong khi đó độ chính xác của GEBV là 0,63 (dao động từ 0,53-0,82 tùy giống heo). Kết quả này cho thấy ước lượng giá trị giống kết hợp với genomic có độ chính xác cao gấp đôi so với phương pháp truyền thống.

v Cải thiện khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt heo bằng việc nâng cao tần suất gen PIT-1 trong đàn heo giống (Chung Anh Dũng, Bùi Phú Nam Anh, Hồ Quế Anh, Nguyễn Đắc Thành, Lương Thị Thu Thảo)

Kết quả khảo sát kiểu gen PIT1 tại hai vị trí đa hình của nucleotide tại vùng intron 3 (với enzym cắt MspI) và vùng intron 4 đến đầu 3’UTR (bằng enzym cắt RsaI) trên 132 con heo, để tìm sự ảnh hưởng của gen này lên sinh trưởng và chất lượng thịt heo:

-  Trong kiểu gen Pit1-MspI, các allele C và D có ảnh hưởng ý nghĩa đến mức sinh trưởng/ngày, với allele C cho mức sinh trưởng/ngày lớn hơn. Đối với tính trạng tỷ lệ mỡ giắt, allele D lại có ảnh hưởng tích cực giúp tăng tỷ lệ mỡ giắt cao hơn so với allele C. Chưa thấy ảnh hưởng rõ rệt của các allele này đến độ dày mỡ lưng và độ dày thịt lưng trong quần thể quan sát.

- Để cải thiện tốc độ tăng trọng đàn heo, cần tăng tần suất allele C có lợi của gen Pit1-MspI trong quần thể heo thương phẩm, bằng cách sử dụng chương trình nhân giống chọn lọc (selective breeding) với những con đực giống hoặc heo nái có kiểu gen CC và CD.

- Để cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong thịt heo, cần tăng tần suất allele D có lợi của gen Pit1-MspI trong quần thể heo thương phẩm, bằng cách sử dụng chương trình nhân giống chọn lọc (selective breeding) với những con đực giống hoặc heo nái có kiểu gen DD và CD.


3.      Kết luận

Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi, cụ thể là chọn giống với sự hỗ trợ của một số marker (MAS), gene (GAS) hay toàn bộ gen (GS), là xu hướng phát triển tất yếu, nhằm tăng hiệu quả chọn lọc, giảm chi phí trong quá trình chọn lọc con giống. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều công ty giống heo trên thế giới đang áp dụng các phương pháp này vào chương trình chọn giống. Để tiến tới việc áp dụng chọn giống dựa trên thông tin của toàn bộ gen (GS), việc khảo sát sự ảnh hưởng cụ thể của từng SNPs lên các tính trạng quan tâm là cần thiết, nhằm cung cấp những thông tin cơ sở. Đây là công việc cần tiến hành thường xuyên trên cả đàn heo giống lẫn đàn heo thương mại. Để đảm nhận vai trò là khu vực được quy hoạch phát triển chăn nuôi heo ngoại công nghệ cao của cả nước, TPHCM cần đẩy mạnh việc ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến này.