Nội dung của văn học dân gian đồng nai

Câu 1 [trang 19 sgk Văn 10 Tập 1]: Văn học dân gian có hai đặc trưng cơ bản:

   + Văn học dân gian có tính truyền miệng, là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

   + Văn học dân gian có tính tập thể, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.

Câu 2 [trang 19 sgk Văn 10 Tập 1]:

Thể loại Định nghĩa ngắn gọn Ví dụ
Thần thoại Là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, qua đó giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. – Thần trụ trời

– Thần Mưa

– Lạc Long Quân – Âu Cơ

Sử thi Là tác phẩm tự sự dân gian kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. – Đăm Săn

– Đẻ đất đẻ nước

– Xinh Nhã

Truyền thuyết Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa nhằm tôn vinh những nhân vật có công đối với cộng đồng, đất nước, dân tộc. – An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

– Sự tích Hồ Gươm

Truyện cổ tích Là tác phẩm tự sự dân gian có cốt truyện và hình tượng được kết cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. – Tấm Cám

– Thạch Sanh

– Cây Khế

– Sọ Dừa

Truyện ngụ ngôn Là tác phẩm tự sự dân gian, thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

– Ếch ngồi đáy giếng

– Phù du và đom đóm

– Cáo và cò

Truyện cười Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, nói về những điều trái khoáy trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán. – Ba trọc

– Lợn cưới áo mới

– Thừa giấy vẽ voi

Tục ngữ Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. – Ăn cây nào rào cây nấy

– Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Câu đố Là những bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng ẩn dụ, hình ảnh, những hình tượng khác lạ. – Thân em xưa ở bụi tre/ Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra.
Ca dao Là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. – Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, lối kể mộc mạc, nói về các sự kiện mang tính thời sự. Ve vẻ vè ve/ Cái vè thằng nhác/ Trời đã phú thác/ Tính khí anh ta/ Khi còn mẹ cha/ Theo đòi thư sự…
Truyện thơ Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ánh số phận, khát vọng của con người về hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng trong xã hội.
Chèo Là tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng nhằm ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu. – Thị Mầu lên chùa

– Quan Âm Thị Kính

Xem thêm:  Soạn bài Thực hành đọc: Những người bạn trang 34 Ngữ văn lớp 6

Câu 3 [trang 19 sgk Văn 10 Tập 1]: Văn học dân gian có ba nội dung cơ bản:

   + Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Việt Nam có 54 tộc người, mỗi tộc người có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng.

   + Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…

   + Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: văn học dân gian luôn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, làm cho nền văn học Việt trở nên phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh được lĩnh hội kiến thức về văn học dân gian Việt Nam:

   + Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Xem thêm:  Tập làm văn lớp 5

   + Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

.

Cập nhật lúc: 21:47, 22/12/2019 [GMT+7]

Tháng 12-2019, Hội Văn học nghệ thuật [VHNT] Đồng Nai tròn 40 tuổi. Trải qua 40 năm phát triển, Hội VHNT Đồng Nai đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng nhiều tài năng nghệ thuật tỉnh nhà.

Văn nghệ sĩ Đồng Nai tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật ở Cà Mau năm 2019. Ảnh: M.NY

Từ những năm tháng kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, VHNT xứ Đồng Nai đã dần hình thành và phát triển trong dòng chảy của nền VHNT nước nhà. Giới văn nghệ sĩ Đồng Nai luôn nỗ lực phấn đấu, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong công cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, đất nước.

* Dấu ấn…

Ngày 12-12-1979, Đại hội thành lập Hội Văn nghệ Đồng Nai [nay là Hội VHNT Đồng Nai] được tổ chức. Đây là mốc son quan trọng khẳng định sự trưởng thành của đội ngũ văn nghệ sĩ, đánh dấu một giai đoạn xây dựng và phát triển của nền VHNT xứ Đồng Nai. Bởi được thừa kế một đội ngũ khá hùng hậu đi ra từ cuộc chiến, những gương mặt sáng tác tên tuổi lúc này trên văn đàn cả nước như: Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn, Huỳnh Văn Nghệ, Bình Nguyên Lộc… đã giúp lịch sử VHNT Đồng Nai trở nên “sang trọng” hơn và có chỗ đứng trên văn đàn cả nước.

Nhớ về nhà văn Hoàng Văn Bổn, chủ tịch đầu tiên của Hội VHNT Đồng Nai, nhà văn Nguyễn Một kể: “Là hội viên sáng lập của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Hoàng Văn Bổn từ bỏ “chiếu trên” của làng văn về Đồng Nai xây dựng Hội Văn nghệ. Hằng ngày cọc cạch đạp xe lên Hội ngồi đọc bản thảo của đàn em, giới thiệu họ vào Hội Nhà văn rồi khắc khoải ngồi chờ kết quả. Nụ cười nhân hậu, độ lượng luôn nở trên gương mặt hiền lành cho đến giây phút cuối đời”.

NSND Giang Mạnh Hà, Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai cho biết, từ 65 hội viên đầu tiên, đến nay Hội có trên 250 hội viên [76 hội viên chuyên ngành trung ương] gồm 7 ban: Văn học, âm nhạc, Nhiếp ảnh, Sân khấu điện ảnh, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian, Múa. Dù là hội viên chuyên ngành trung ương hay địa phương, sáng tác của văn nghệ sĩ đều là những câu chuyện sinh động về cuộc sống, số phận con người, có thể vui hay buồn nhưng bao giờ cũng thấm đượm tư tưởng nhân văn.

“Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Hội tổ chức nhiều cuộc thi, trại sáng tác, triển lãm làm động lực cho văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo. Riêng Tạp chí Văn nghệ Đồng Nai thường xuyên đăng tải các tác phẩm VHNT chất lượng, đảm bảo nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền. Việc quảng bá tác phẩm thông qua giao lưu ở những địa phương trong và ngoài tỉnh và qua các chương trình nghệ thuật đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia” - NSND Giang Mạnh Hà nhấn mạnh.

Ở tuổi 40, Hội VHNT Đồng Nai đang bước vào giai đoạn sung sức, chín muồi. Nhà văn Trần Thu Hằng, Trưởng ban Văn học cho biết, trong suốt thời gian hơn 25 năm sinh hoạt và công tác ở Hội, không chỉ Ban Văn học mà ở tất cả các ban không khí sáng tác luôn sôi nổi, đời sống tình cảm chan hòa. Các thế hệ văn nghệ sĩ đã sát cánh cùng nhau, tích cực tham gia hoạt động và thu về số lượng tác phẩm đa dạng, phong phú.

* Trưởng thành về chất và lượng

Cái đích của sự sáng tạo là tác phẩm và giá trị của mỗi tác phẩm được đo bằng sự đón nhận của đồng nghiệp và công chúng. Trong lĩnh vực văn học, đội ngũ tác giả đã hình thành, phát triển khá toàn diện, có nhiều dấu ấn với bạn đọc. Có thể kể đến như nhà văn Nguyễn Thái Hải, Nguyễn Một, Nguyễn Trí, Trần Thu Hằng, nhà thơ Đàm Chu Văn, Trần Ngọc Tuấn… Họ đều là những cây bút khỏe với những trang văn, thơ ngồn ngộn hơi thở cuộc sống. Đất và người Đồng Nai - một vùng trầm tích văn hóa đã tạo họ những cảm xúc mạnh mẽ, ăm ắp đề tài. Hằng năm, có hàng chục tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tập thơ được xuất bản. 

Riêng đối với sân khấu, phải khẳng định rằng, Sân khấu Đồng Nai được phát triển theo hướng chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng, chú ý những đề tài nhân bản, bởi vậy khán giả đến với sân khấu ngày càng nhiều hơn. Trong đội ngũ làm nghệ thuật sân khấu có 2 người được phong tặng danh hiệu NSND, hội viên Ban Sân khấu đã góp phần vào sự phát triển của sân khấu chuyên và không chuyên. Mỗi kỳ liên hoan, hội diễn toàn quốc và khu vực mang về hàng chục huy chương các loại.

Là một trong những ban có số hội viên đông, Ban âm nhạc có nhiều nhạc sĩ tạo được tiếng vang, trở thành những gương mặt tiêu biểu trong “làng” âm nhạc khu vực và cả nước như: nhạc sĩ Trần Viết Bính, Nguyễn Thọ, Cao Hồng Sơn, Điểu Được, Đoàn Quang Trung… Mỗi năm, có hàng chục tác phẩm ra đời, bao gồm các thể loại ca khúc hợp xướng, nhạc không lời… đã tạo thành diện mạo âm nhạc mới sinh động, hiện đại mang đậm bản sắc xứ Đồng Nai.

Các lĩnh vực nghệ thuật khác như: mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa... cũng tùy vào đặc thù của mình mà phát triển và khởi sắc. Nhiều nhiếp ảnh gia, họa sĩ Đồng Nai đã mang tác phẩm ra nước ngoài dự thi và triển lãm, đoạt giải thưởng lớn các cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế. Như lời khẳng định của NSND Giang Mạnh Hà, Chủ tịch Hội VHNT Đồng Nai: “40 năm với 6 kỳ đại hội, đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà ngày càng lớn mạnh, hùng hậu, sáng tác đều tay, có chất lượng, góp phần tô thắm thêm cho vườn hoa VHNT Việt Nam đa hương sắc”.

Theo nhà thơ Đàm Chu Văn, 40 năm, một giai đoạn VHNT Đồng Nai thu gặt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, nếu thẳng thắn nhìn nhận, chỉ trong vòng 10-15 năm nữa, Đồng Nai có thể thiếu vắng hoàn toàn những nhà văn, nghệ sĩ có tên tuổi. Điều này đòi hỏi Hội VHNT phải tăng cường hơn nữa công tác phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ tác giả, nghệ sĩ trẻ để tiếp tục sáng tạo nên những sản phẩm chất lượng phục vụ một thế hệ công chúng mới của Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

My Ny

Video liên quan

Chủ Đề