Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi

Ông Thiện Anh hỏi, trong trường hợp không cần quy định về năng lực của tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi thì công ty ông có được tự thực hiện lập dự án, và các cá nhân thực hiện chủ trì thiết kế cơ sở và tính tổng mức đầu tư có cần phải có chứng chỉ hành nghề cá nhân tương ứng hay không?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 26 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định “Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập báo cáo nghiên cứu tiến khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng”.

Tại Điều 151 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 quy định về điều kiện của tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng, cụ thể:

"1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập, thẩm tra dự án; cá nhân tham gia lập, thẩm tra dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng. Thành viên tham gia phải đủ năng lực hành nghề lập dự án phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng".

Tuy nhiên, tại Điểm b Khoản 3 Điều 2 Luật số 03/2016/QH14 về sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư đã bãi bỏ nội dung này.

Đồng thời, tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng không còn quy định về năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức lập, thẩm tra dự án.

Tại Điều 54 Luật Xây dựng 50/2014/QH13 quy định về nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm: Thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư dự án và một số nội dung khác. Theo đó, tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng về thiết kế xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 3/3/2021 của Chính phủ; các cá nhân, chủ trì, chủ nhiệm dự án cần có chứng chỉ hành nghề phù hợp với các lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định số 15/2021/NĐ-CP.

Chinhphu.vn


Thứ sáu,07/01/2022 17:20

Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
Từ viết tắt
Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
Nội dung thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi
Xem với cỡ chữ

Ngày 07/01/2022, Bộ Xây dựng đã có công văn 90/BXD-HĐXD gửi Bộ Công Thương cho xin ý kiến về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm.

Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm do Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 6.823.961.932.487 đồng, địa điểm xây dựng tại Kho cảng Thị Vải, Khu Công nghiệp Cái Mép thuộc thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gửi kèm Văn bản số 7797/BCT-DKT ngày 08/12/2021 của Bộ Công Thương thì Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm đã được Hội đồng quản trị Tổng Công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1551/QĐ-KVN ngày 07/11/2019. Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG Thị Vải cần được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư để có đủ cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo.

Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cần tuân thủ các nội dung sau:

- Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG Thị Vải cần rà soát, hoàn chỉnh đảm bảo các nội dung đã được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cần cập nhật và bổ sung đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của dự án theo quy định.

- Việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng cần tuân thủ quy định tại Điều 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Điều 8 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Về sự phù hợp quy hoạch: Tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 quy định công trình Kho LNG Thị Vải với công suất 1-3 triệu tấn/năm có thời điểm đưa vào vận hành năm 2020-2022. Do vậy, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm cần đảm bảo tiến độ đã được phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg nêu trên.

- Về yêu cầu phòng, chống cháy, nổ: Thiết kế cơ sở của dự án cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy có ý kiến theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Về yêu cầu bảo vệ môi trường: Dự án cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý bảo vệ môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.

- Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án mở rộng, nâng công suất Kho chứa LNG 1 triệu tấn/năm tại Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm cần được rà soát, hoàn chỉnh đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan để làm cơ sở chuẩn bị thu xếp nguồn vốn, lập kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án.

- Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân thực hiện công tác khảo sát, thiết kế và thẩm tra thiết kế đảm bảo các quy định hiện hành.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:
BXD_90-BXD-HDXD_07012022.pdf

Trung tâm Thông tin
Nguồn: Công văn 90/BXD-HĐXD.

CHI PHÍ THẨM TRA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi là công việc tư vấn đầu tư xây dựng (theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP điều 31 khoản 1) được thực hiện ở giai đoạn Quyết định đầu tư của dự án.

Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi do chủ đầu tư tự quyết định đảm bảo nguyên tắc theo Luật Xây dựng điều 132.

Đối với dự án có sử dụng vốn nhà nước, chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi được xác định như sau:

1. Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước

2. Đối với dự án khác

Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi được xác định theo Thông tư 16/2019/TT-BXD điều 8, cụ thể như sau:

C = Gxltb x ĐM x K1 x K2

Trong đó:

·     Gxltb là tổng chi phí xây dựng + thiết bị (trước thuế VAT) được xác định trong Sơ bộ tổng mức đầu tư

·     ĐM là định mức chi phí được xác định theo Thông tư 16/2019/TT-BXD Bảng số 2.15

- Trường hợp Gxltb nằm trong khoảng quy mô chi phí theo Thông tư 16/2019/TT-BXD Bảng số 2.15 thì ĐM nội suy theo Thông tư 16/2019/TT-BXD điều 3 khoản 4

- Trường hợp dự án có nhiều công trình thì loại công trình trong bảng định mức được xác định theo công trình chính; nếu dự án có nhiều công trình chính thì xác định theo công trình chính có cấp cao nhất

·     K1 là hệ số điều chỉnh trong trường hợp lập báo cáo thẩm tra bằng tiếng nước ngoài, K1 = 1,15 (theo Thông tư 16/2019/TT-BXD điều 8 khoản 3)

·     K2 là hệ số điều chỉnh trong trường hợp thuê tư vấn trong nước phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài, K2 = 2 (theo Thông tư 16/2019/TT-BXD điều 8 khoản 7)

Lưu ý: Trường hợp thẩm tra 1 phần báo cáo nghiên cứu khả thi thì chi phí thẩm tra (C) phân bổ như sau:

+ Thẩm tra thiết kế cơ sở: C x 35%

+ Thẩm tra tổng mức đầu tư: C x 35%

+ Thẩm tra các nội dung còn lại của dự án: C x 30%