Non-custodial wallet là gì

“Với chỉ số chấp thuận tài sản mã hoá đứng hàng đầu trên toàn thế giới, tốc phổ cập của công nghệ blockchain và các ứng dụng liên quan đến tài sản mã hóa tại thị trường Việt Nam đang rất cao. Một thứ tối quan trọng trong việc sử dụng và lưu trữ tài sản mã hoá là các ví tiền mã hoá. Hiện tại có khá nhiều loại hình ví tiền mã hoá khác nhau cho người dùng lựa chọn. Họ nên nắm bắt cách thức vận hành và những tính năng đặc thù của chúng để có thể hiểu rõ các tùy chọn của mình", Tiến sĩ Đặng Khánh Hưn...

Non-custodial wallet là gì
.

Ví tiền mã hóa là một công cụ không thể thiếu khi bạn tham gia thị trường tiền mã hóa. Chúng là một trong những thành phần cơ bản của cơ sở hạ tầng để gửi và nhận tiền thông qua các mạng Blockchain. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ví tiền mã hóa là gì, tầm quan trọng của nó đối với nhà đầu tư và các loại ví tiền mã hóa nổi bật. 

Khái niệm ví tiền mã hóa

Ví tiền mã hóa là một thiết bị, một phương tiện vật lý, một chương trình hay một dịch vụ lưu trữ các khóa công cộng và khóa riêng tư. Nó được sử dụng để theo dõi quyền sở hữu hoặc chi tiêu các loại tiền mã hóa. 

Ví tiền mã hoá hoạt động như thế nào?

Không như mọi người thường nghĩ, ví tiền mã hóa không thực sự lưu trữ tiền mã hóa. Thay vào đó, chúng cung cấp các công cụ cần thiết để tương tác với một Blockchain. Nói cách khác, các ví này có thể tạo ra những thông tin cần thiết để gửi và nhận tiền mã hóa thông qua các giao dịch Blockchain.

Một ví tiền mã hóa cơ bản sẽ gồm hai phần: địa chỉ công khai hay còn gọi là khóa công khai và một khóa riêng tư. Khóa công khai cho phép các ví khác thực hiện gửi tiền mã hóa đến địa chỉ ví của bạn trong khi khóa riêng cho phép bạn chi tiêu tiền mã hóa từ ví.

Có một điều nên ghi nhớ rằng, tiền mã hóa không bao giờ thực sự rời khỏi Blockchain, chúng chỉ chuyển từ địa chỉ ví này sang địa chỉ ví khác.

“Với chỉ số chấp thuận tài sản mã hoá đứng hàng đầu trên toàn thế giới, tốc phổ cập của công nghệ blockchain và các ứng dụng liên quan đến tài sản mã hóa tại thị trường Việt Nam đang rất cao. Một thứ tối quan trọng trong việc sử dụng và lưu trữ tài sản mã hoá là các ví tiền mã hoá. Hiện tại có khá nhiều loại hình ví tiền mã hoá khác nhau cho người dùng lựa chọn. Họ nên nắm bắt cách thức vận hành và những tính năng đặc thù của chúng để có thể hiểu rõ các tùy chọn của mình", Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Sáng Tạo Khoa Học Máy Tính (IRICS) nói về các ví tiền mã hoá.

Các loại ví tiền mã hóa

Ở thời điểm hiện tại, người dùng có rất nhiều lựa chọn đối với ví tiền mã hoá. Mỗi loại ví lại có một cơ chế vận hành, bảo mật khác biệt và đặc thù riêng của chúng. Đáng chú ý nhất trong những đặc điểm này là tính lưu ký, bảo mật và mức độ phức tạp trong thao tác sử dụng. 

“Các ví tiền mã hoá phổ thông hiện tại có khả năng lưu trữ và quản trị nhiều loại tài sản mã hoá khác nhau. Trên thực tế vận hành, quyền quản trị này thuộc về chủ thể giữ khoá riêng tư (private key) của ví. Dựa vào cơ chế quản lý private key, mà chúng ta có thể xác định một ví tiền mã hoá thuộc loại Ví lưu ký (Custodial Wallet) hay Ví không lưu ký (Non-Custodial Wallet)” - Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng giải thích.

1.  Ví lưu ký (Custodial Wallet) - Private key của các Ví lưu ký sẽ được quản lý bởi nhà cung cấp. Khi bạn sử dụng sàn giao dịch tài sản mã hoá như Binance, hay Huobi, ví của bạn trên các sàn này là một điển hình của Ví lưu ký. Loại ví này khá tiện dụng trong một số ngữ cảnh sử dụng nhất định. 

“Tuy nhiên, nếu không sở hữu private key, bạn không hoàn toàn kiểm soát ví của mình. Trên thực tế, bạn đang nhờ các nhà cung cấp ví quản lý hộ. Trong trường hợp này, bạn cần phải lưu tâm đến độ uy tín của các nhà cung cấp ví, và cơ chế khẳng định và xác minh quyền sở hữu tài sản mã hoá của mình khi xảy ra sự cố”, Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng khuyến cáo.

Non-custodial wallet là gì

2. Ví không lưu ký (Non-Custodial Wallet) - Với các ví này, bạn sẽ tự sở hữu các khóa riêng tư của mình. Đây là một lựa chọn an toàn mà hầu hết các nhà giao dịch và nhà đầu tư sử dụng. Tuy nhiên, bạn phải quản lý các khoá của mình và đặc biệt phải ghi nhớ cụm từ hạt giống (Seed Phase). Các seed phase này cho phép bạn khôi phục quyền kiểm soát ví trong trường hợp bạn mất quyền truy xuất hiện tại.

Bên cạnh việc quản lý private key, duy trì kết nối trực tuyến của ví mã hoá cũng là điểm cần lưu ý. 

3. Ví nóng (Hot Wallet) - Đây là các ví tiền mã hoá được kết nối với internet và thường là không lưu ký (trừ khi bạn đang sử dụng một sàn giao dịch tập trung). Ví nóng thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch nhưng đi kèm với một số rủi ro bảo mật. Private key của bạn được giữ trực tuyến bằng khóa công khai và nó thường có thể truy cập được bằng mật khẩu do bạn đặt ra. Giống như bất kỳ dịch vụ nào được bảo vệ bằng mật khẩu, bạn có thể bị tấn công hoặc lừa đảo. Để giảm thiểu rủi ro, bạn nên sử dụng phương pháp xác thực hai yếu tố (2FA) khi sử dụng loại ví này.

Non-custodial wallet là gì

4. Ví lạnh (Cold Wallet) - Đây là loại ví mà bạn có thể lưu trữ offline khóa riêng tư của mình trên một thiết bị phần cứng chuyên dụng. Đây là cách an toàn nhất để trữ các tài sản mã hoá, nhưng cũng là phương pháp kém khả thi nhất khi bạn muốn thực hiện giao dịch và tương tác với DApp.

Bất kỳ nhà giao dịch hay người sử dụng tiền mã hoá nào cũng cần một chiếc ví ổn định và đáng tin cậy. Việc lựa chọn loại ví nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng, có thể được đánh giá dựa trên các yếu tố: khả năng tương tác với DApp, tính lưu ký, khả năng sử dụng và độ tin cậy. Đối với người dùng thường xuyên giao dịch, ví nóng không lưu ký là một lựa chọn khá tối ưu bởi tính linh hoạt và tương đối an toàn. Những người khai thác DeFi lại thường sử dụng các ví tiện ích mở rộng trên trình duyệt bởi chúng dễ dàng kiểm soát khi kết nối với các DApp trên điện thoại hay máy tính để bàn. Điều đáng lưu ý nhất là nếu bạn chủ động quản lý private key, hãy đảm bảo giữ chúng an toàn và bảo mật.

Bài viết có tham khảo quan điểm của Tiến sĩ Đặng Khánh Hưng - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Sáng Tạo Khoa Học Máy Tính (IRICS).