Phần biệt khoa học máy tính và công nghệ phần mềm

Bạn hiểu gì về thế giới phần mềm tất cả các khái niệm xung quanh? Hãy cùng Hybrid Technologies “nghiền ngẫm” bài viết dưới đây về tất tần tật những thứ liên quan đến “phần mềm” bạn nhé!

Phần mềm là gì?

Phần mềm là các chương trình máy tính và những tài liệu liên quan đến nó như: các yêu cầu, mô hình thiết kế, tài liệu hướng dẫn sử dụng… Do đó, chúng ta thấy rằng đặc điểm của phần mềm là trừu tượng và vô hình.

Các sản phẩm phần mềm được chia thành 2 loại:

  • Sản phẩm đại trà [Generic Product]: Được phát triển để bán ra ngoài thị trường, đối tượng người sử dụng vì thế cũng tương đối đa dạng và phong phú.
  • Sản phầm theo đơn đặt hàng [Bespoke Product hoặc Customised Product]: Được phát triển cho một khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu. Ví dụ: Những hệ thống phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ nghiệp vụ cho một doanh nghiệp riêng lẻ…

Như vậy một phần mềm mới có thể được tạo ra bằng cách phát triển từ đầu, thay đổi và điều chỉnh các hệ thống phần mềm đại trà hoặc tái sử dụng lại các phần mềm đã tồn tại.

Công nghệ phần mềm là gì?

Công nghệ phần mềm là những quy tắc công nghệ [engineering discipline] có liên quan đến tất cả các khía cạnh của quá trình sản xuất phần mềm.

Các Software Developer nên tuân theo một phương pháp, một quy trình có hệ thống, có tổ chức trong công việc của mình. Đồng thời, một kỹ sư phần mềm thường ưu tiên sử dụng các công cụ và kỹ thuật có sẵn thích hợp với vấn đề cần giải quyết thay vì tự suy nghĩ các phương pháp của mình. Vì cơ bản, các phương pháp có sẵn đã được những người lập trình viên trước giải quyết hiệu quả vấn đề và được nhiều người công nhận, sử dụng.

Khác biệt giữa công nghệ phần mềm và khoa học máy tính:

  • Khoa học máy tính thường đề cập tới lý thuyết và những vấn đề mang tính giải thuật cao, còn công nghệ phần mềm đề cập tới các hoạt động xây dựng và đưa ra một phần mềm hữu ích.
  • Khi sự phát triển của phần mềm trở nên mạnh mẽ thì các lý thuyết của khoa học máy tính đã không còn đáp ứng, đóng vai trò là nền tảng hoàn thiện cho công nghệ phần mềm.

Khác biệt giữa công nghệ phần mềm và công nghệ hệ thống:

  • Công nghệ hệ thống [hay còn gọi là kỹ nghệ hệ thống] liên quan tới tất cả các khía cạnh của quá trình phát triển hệ thống dựa trên máy tính bao gồm: phần cứng, phần mềm, và công nghệ xử lý. Công nghệ phần mềm chỉ là một phần của quy trình này, nó có liên quan tới việc phát triển hạ tầng phần mềm [software infrastructure], điều khiển, các ứng dụng và cơ sở dữ liệu trong hệ thống.
  • Kỹ sư hệ thống phải thực hiện việc đặc tả hệ thống, thiết kế kiến trúc hệ thống, tích hợp và triển khai.

Quy trình phần mềm là gì?

Quy trình phần mềm là tập hợp các hành động với mục đích là xây dựng và phát triển phần mềm. Những hành động thường được thực hiện trong các quy trình phần mềm bao gồm:

  • Đặc tả: Diễn giải, liệt kê những gì hệ thống phải làm và các ràng buộc trong quá trình xây dựng hệ thống.
  • Phát triển: Xây dựng hệ thống phần mềm.
  • Kiểm thử: Kiểm tra xem liệu phần mềm đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng.
  • Mở rộng: Điều chỉnh và thay đổi phần mềm tương ứng với sự thay đổi yêu cầu.

Những loại hệ thống khác nhau sẽ cần những quy trình phát triển khác nhau. Ví dụ, hệ thống thời gian thực yêu cầu phải hoàn thành đặc tả hệ thống trước khi chuyển sang giai đoạn xây dựng nó. Nhưng với hệ thống thương mại điện tử, chúng ta có thể vừa đặc tả vừa xây dựng chương trình một cách đồng thời.

Tuy nhiên, nếu chúng ta không sử dụng một quy trình phát triển hệ thống thích hợp thì có thể làm giảm chất lượng của hệ thống và tăng chi phí xây dựng.

Mô hình quy trình phát triển phần mềm như thế nào?

Mô hình quy trình phát triển phần mềm là một thể hiện đơn giản của một quy trình phần mềm, và nó được biểu diễn từ một góc độ cụ thể.

Một số ví dụ về mô hình quy trình phát triển phần mềm:

  1. Mô hình luồng công việc [workflow]: mô tả một chuỗi các hành động cần phải thực hiện.
  2. Mô hình luồng dữ liệu [data-flow]: mô tả luồng thông tin.
  3. Mô hình Vai trò/Hành động [Role/action]: chỉ ra vai trò của những người liên quan trong quy trình phần mềm và nhiệm vụ của từng người.
  4. Ngoài ra, còn có một số mô hình quy trình chung cũng được sử dụng như:
  • Mô hình thác nước [waterfall]
  • Mô hình phát triển lặp lại [Iterative development]
  • Mô hình công nghệ phần mềm dựa thành phần [Component-based software engineering].

Các phương pháp công nghệ phần mềm

Phương pháp công nghệ phần mềm bao gồm các mô hình hệ thống, các ký pháp, quy tắc, hướng dẫn thiết kế và quy trình để xây dựng phần mềm một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng cao và chi phí hiệu quả.

Một số phương pháp công nghệ phần mềm đã được đề xuất như:

  • Phân tích hướng cấu trúc: Tập trung vào việc xác định các chức năng cơ bản của hệ thống
  • Phương pháp hướng đối tượng: tập trung vào việc định nghĩa các đối tượng và sự cộng tác giữa chúng

Là một kỹ sư phần mềm giỏi, ngoài chuyên môn bạn cần có khả năng thích ứng, làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, hiệu quả và tuân thủ quy trình phù hợp, dần dần tích lũy, dần dần phát triển, dần dần tạo ra càng nhiều giá trị. Chúc các bạn luôn thành công!

Cùng thuộc một lĩnh vực nghiên cứu nhưng mỗi ngành lại tập trung vào các khía cạnh cụ thể. 

Đối với người ngoại đạo, khoa học máy tính [computer science] và công nghệ thông tin [information technology] có vẻ không khác nhau nhiều. Trên thực tế, có ba lĩnh vực quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu máy tính được giảng dạy ở cấp đại học là kỹ thuật máy tính [computer engineering], công nghệ thông tin [information technology] và khoa học máy tính [computer science].

Đây là các chuyên ngành trong cùng một lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi chuyên ngành tập trung vào các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực và nghề nghiệp trong ba chuyên ngành này cũng phân hóa rõ rệt. 

Mentor Trần Quốc Tuấn - Đại học trực tuyến FUNiX sẽ đưa ra các thông tin để phân biệt hai chuyên ngành phổ biến được giảng dạy tại đại học là khoa học máy tính và công nghệ thông tin cũng như cơ hội nghề nghiệp của từng lĩnh vực.

Khoa học máy tính [Computer science]

Người nghiên cứu khoa học máy tính là các nhà khoa học. Họ tập trung vào lý thuyết ứng dụng tính toán. Điều đó có nghĩa là họ trả lời được câu hỏi "vì sao" đằng sau các chương trình máy tính. Sử dụng thuật toán, cấu trúc dữ liệu và toán cao cấp, các nhà khoa học máy tính phát minh ra những cách thức mới để thao tác và truyền tải thông tin. Họ thường quan tâm đến phần mềm, hệ điều hành và việc triển khai.

Các nhà khoa học máy tính có thể thấy và hiểu được mã máy. Sinh viên ngành khoa học máy tính sẽ học nguyên tắc cơ bản của các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đại số tuyến tính và rời rạc, thiết kế và phát triển phần mềm.

Tóm lại, các nhà khoa học máy tính có thể nói chuyện với máy tính. Chuyên ngành này dựa trên toán học - ngôn ngữ của máy tính. Những người theo đuổi ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn.

Lập trình viên là một nghề thuộc lĩnh vực Khoa học máy tính. Ảnh: studenthub.

Nghề nghiệp trong ngành khoa học máy tính

Khoa học máy tính là một chuyên ngành phát triển nhanh chóng và được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội việc làm với mức lương cao. Nếu bạn đang theo đuổi một bằng khoa học máy tính, dưới đây là một số công việc tiềm năng:

- Lập trình viên phát triển ứng dụng [Applications software developer]: Áp dụng tư duy sáng tạo vào các ứng dụng và chương trình, nhà phát triển phần mềm thiết kế và xây dựng các chương trình, ứng dụng cho máy tính và thiết bị công nghệ. Ví dụ, Angry Birds hay Microsoft Office đều do các nhà phát triển phần mềm làm ra.

- Kỹ sư hệ thống [Systems engineer]: Các kỹ sư hệ thống thiết kế và tạo ra các loại hệ thống này để sử dụng cho máy tính cá nhân, điện thoại và thậm chí cả xe hơi. Hệ điều hành cung cấp nền tảng cho máy tính và thiết bị hoạt động. Microsoft Windows, Linux và iOS là các ví dụ về các loại hệ điều hành. 

- Phát triển web [Web developer]: Các nhà phát triển web không phải là nhà thiết kế đồ họa. Các nhà thiết kế đồ họa tạo ra những hình ảnh bạn thấy trên các trang web; nhà phát triển web lập trình mã tạo nên chức năng trang web. Các nhà phát triển web tích hợp đồ họa, âm thanh và video vào trang web và theo dõi lưu lượng truy cập, hiệu suất cũng như khả năng của trang web.

Công nghệ thông tin [Information technology]

Công nghệ thông tin cũng có thể gọi là hệ thống thông tin [information systems] hoặc quản lý hệ thống [systems administration]. Về cơ bản, các chuyên gia công nghệ thông tin là những người sử dụng công nghệ. Công nghệ thông tin sử dụng các hệ điều hành, phần mềm và ứng dụng có cùng nhau để tạo ra một hệ thống lớn hơn giải quyết một vấn đề cụ thể. Công nghệ thông tin xây dựng một mạng lưới từ các khối đã được thiết lập để thực hiện một nhiệm vụ, như dịch vụ đặt hàng nguồn cung cấp tự động.

Do tính chất của công việc, các chuyên gia công nghệ thông tin có xu hướng tương tác với khách hàng và đồng nghiệp bên ngoài phòng ban của họ. Họ có thể giải thích cho khách hàng cách giải quyết các vấn đề công nghệ hoặc làm việc với chủ doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch công nghệ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của họ.

Sinh viên công nghệ thông tin sẽ nghiên cứu mạng và thiết kế cơ sở dữ liệu theo chiều sâu, và thu nhận các lý thuyết toán cơ bản và toán cao cấp. 

Chuyên gia công nghệ thông tin là người sử dụng công nghệ để quản lý hệ thống lớn. Ảnh: hubspot.net.

Nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin

Ở mọi cấp độ, từ các cửa hàng theo chuỗi đến các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp đều cần công nghệ thông tin. Trong thập kỷ tới, cơ hội nghề nghiệp trong ngành này được dự đoán ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình. Tùy thuộc vào trình độ học vấn của bạn, bằng cấp về công nghệ thông tin có thể đem đến một thu nhập vừa ý. Dưới đây là một số vị trí phổ biến:

- Nhà phân tích bảo mật thông tin [Information security analyst]: Họ làm việc để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng bằng cách theo dõi mạng lưới kinh doanh để tìm ra vi phạm, các điểm yếu và tạo ra kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp bị tấn công.

- Chuyên gia hỗ trợ máy tính [Computer support specialist]: Họ cung cấp lời khuyên và trợ giúp khắc phục sự cố cho cá nhân và doanh nghiệp có câu hỏi về phần mềm của họ.

- Quản trị viên cơ sở dữ liệu [Database administrator]: Họ sử dụng phần mềm và các chương trình để tổ chức và lưu trữ thông tin cho mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp tài chính đến các công ty vận chuyển.

- Quản trị viên hệ thống [Systems administrator]: Họ thực hiện việc bảo trì và vận hành hàng ngày của mạng doanh nghiệp, gồm mạng LAN, WAN, mạng nội bộ và các hệ thống liên lạc khác.

Các nhà khoa học máy tính thiết kế và phát triển chương trình máy tính, phần mềm và ứng dụng. Các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng và khắc phục sự cố các chương trình, phần mềm và ứng dụng đó. Hai ngành nghề này làm việc cùng nhau để đảm bảo phần cứng, phần mềm và giao diện người dùng [UI] kết hợp thuận lợi để các máy tính có thể thực hiện nhiệm vụ mà doanh nghiệp và cá nhân yêu cầu.

Thạc sĩ Khoa học máy tính Trần Quốc Tuấn

Mentor Đại học trực tuyến FUNiX

Video liên quan

Chủ Đề