Phân chia khu xử lý ra cột a cột b

3608 Lượt xem - 10-12-2020 08:30

Hiện nay, xử lý nước thải khu công nghiệp và các đô thị là vấn đề quan tâm của toàn xã hội và ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn các hoạt động xả thải trái phép. Theo quy định thì các cơ sở xử lý phải đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp với các chỉ số trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Theo quy chuẩn ở Việt Nam thì xả thải phải đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Đối với các ngành công nghiệp bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu quan trọng như xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải và kiểm tra, phân tích chất lượng nước thường xuyên.

Chỉ tiêu của nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp thường yêu cầu phải xử lý đạt chuẩn và đạt giá trị cho phép  trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Thông số ô nhiễm của nước thải công nghiệp được tính theo:

Cmax = C X Kq x Kf

Trong đó:

Cmax: chỉ tiêu nước thải công nghiệp.

C: giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (tùy theo giới hạn cột A và B).

Kq: hệ số nguồn tiếp nhận.

Kf: lưu lượng nguồn thải.

Đối với điều kiện khi giá trị Cmax = C phụ thuộc vào nhiệt độ, màu, pH, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α và tổng hoạt độ phóng xạ β.

Khi nước thải công nghiệp thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư khi chưa có hệ thống xử lý nước thải thì áp dụng quy chuẩn Cmax = C quy định theo cột B.

Phân chia khu xử lý ra cột a cột b

Tiêu chuẩn nước thải cột A

Tiêu chuẩn nước loại A là gì?

Nước thải sẽ được phân loại theo tiêu chuẩn loại A và B sau khi được kiểm tra, xét nghiệm để xác định các thành phần chính. Trong đó, tiêu chuẩn A với các tiêu chí như pH, BOD5,… thường thấp hơn loại B. Phần nước này cũng được sử dụng cho mục đích sinh hoạt bằng việc loại bỏ chất ô nhiễm và mầm bệnh.

Một số chỉ tiêu đối với tiêu chuẩn nước loại A

  • BOD: phân hủy trong quá trình phân hủy hiếu khí trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C và đạt ngưỡng BOD5 là 30mg/l.
  • COD: thường dùng để kiểm tra hàm lượng chất bị oxy hóa.
  • Nitrat (N): không được vượt quá ngưỡng 30 vì không thể dùng cho mục đích sinh hoạt.
  • Hợp chất khí: phải hòa tan trong nước thải.
  • Chất rắn: tổng chất rắn hòa tan là 500 mg/l và chất rắn lơ lửng là 50 mg/l.
  • Độ kiềm: duy trì trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinh hóa.
  • Độ pH: để đạt tiêu chuẩn loại A thì pH thường dao động từ 6 – 9.
  • Dầu mỡ: thường biểu hiện bằng giá trị C ở ngưỡng 10 mg/l tối đa để phân thành loại A.

Tiêu chuẩn nước thải loại B

Tiêu chuẩn nước loại B là gì?

Đây là chỉ số ở mức tối đa đối với chất gây ô nhiễm trong nước thải công nghiệp không được dùng cho mục đích sinh hoạt.

Một số chỉ tiêu đối với tiêu chuẩn nước loại B

  • BOD: biểu thị quá trình phân hủy nhiều hợp chất trong nước thường đạt ngưỡng 50 mg/l và ở ngưỡng nhiệt độ 40 độ C.
  • COD: khi COD tăng quá cao khiến nhu cầu tiêu thụ oxy cao hơn nên ngưỡng thích hợp nhất là 150 mg/l.
  • Hàm lượng TSS và TDS: để đạt chỉ tiêu loại B thì 2 giá trị không vượt quá 100 mg/l.
  • Tổng Nito và photpho: phải thường xuyên loại bỏ nitrat và photphat ra khỏi nước và ngưỡng thích hợp nhất là 40 mg/l và 6 mg/l.
  • Độ pH: để đạt tiêu chuẩn loại B thì pH thường dao động từ 5,5 – 9.

Và với tiêu chuẩn loại A và B sẽ tạo điều kiện để kiểm soát và quản lý các hoạt động vận hành HTXLNT. Nếu như nguồn thải vẫn không đạt được quy chuẩn cho phép đòi hỏi phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện hơn.

Chi tiết xin thường xuyên truy cập website: moitruonghopnhat.com để cập nhật thêm!