Phân hiệu ii đại học bách khoa tại hà nội

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

             Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập theo Quyết định số 146/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ với tên gọi ban đầu là “Phân hiệu II Đại học Bách khoa”. Ngày 28/10/1966, tại Hội trường lớn Đại học Bách khoa, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp [nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo] và Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, đồng thời khai giảng khoá đào tạo đầu tiên. Từ đó, ngày 28/10/1966 được chọn là Ngày truyền thống của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Ngày 13/6/1968, Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên “Phân hiệu II Đại học Bách khoa” thành trường Đại học Kỹ thuật Quân sự và ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự. Ngày 06/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho phép Học viện Kỹ thuật Quân sự mang thêm tên gọi Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn. Ngày 31/1/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định bổ sung vào danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia.

Học viện Kỹ thuật Quân sự khai giảng năm học mới

Sứ mạng

Sứ mạng của Học viện Kỹ thuật Quân sự là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển, sản xuất chế thử, chuyển giao công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam.

Mục tiêu

Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chỉ huy quản lý kỹ thuật chất lượng cao có trình độ đại học, sau đại học cho Quân đội và Đất nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc, với Nhân dân; có trình độ kiến thức nền vững chắc, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu; có tác phong chính quy và có năng lực toàn diện trong chỉ huy, quản lý, tổ chức, điều hành và huấn luyện bộ đội; có năng lực ngoại ngữ, công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn và hội nhập quốc tế; có sức khỏe tốt; có khả năng tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thích nghi với mọi hoàn cảnh; có khả năng phát triển thành chuyên gia đầu ngành hoặc đảm nhiệm được các chức vụ cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phương châm giáo dục - đào tạo của Học viện

Cơ bản, hệ thống, toàn diện, chuyên sâu.

Nhiệm vụ chính

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật và quản lý kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học

+ Đào tạo Kỹ sư quân sự: 42 chuyên ngành

+ Đào tạo Kỹ sư dân sự: 25 chuyên ngành

+ Đào tạo Thạc sĩ: 17 ngành

+ Đào tạo Tiến sĩ: 12 ngành

 - Nghiên cứu khoa học, tư vấn khoa học kỹ thuật, triển khai dịch vụ khoa học công nghệ,… phục vụ quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội.

Phần thưởng cao quý

- Danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới;

- 01 Huân chương Hồ Chí Minh;

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất;

- 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì;

- 01 Huân chương Độc lập hạng Ba;

- 02 Huân chương Quân công hạng Nhất;

- 01 Huân chương Quân công hạng Nhì;

- 01 Huân chương Lao động hạng Ba;

- 03 Huân chương Chiến công: hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba

Học viện Kỹ thuật Quân sự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì

Địa chỉ

Cơ sở 1: 236 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Cơ sở 2: Đường Mê Linh, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Cơ sở 3: 71 Đường Cộng hoà, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Cơ sở 4: Kiều Mai, Phú Diễn 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

  • Tác giả: tuyensinh247.com

  • Xếp hạng: 5 ⭐ [ 21838 lượt đánh giá ]

  • Tóm tắt: Bột nano siêu hoạt chất từ quả gấc Nâng cao giá trị quả gấc TS Hồ Thị Oanh, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, sau hơn 4 năm theo đuổi hệ vật liệu nano hữu cơ [dạng nano của một số hoạt chất có hoạt tính sinh học tự nhiên], nhóm nghiên cứu của Phòng Vật liệu tiên tiến, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm Lycopen và Hệ nano lycopen từ quả gấc. Phương pháp chiết tách lycopen từ quả gấc đã được cấp bằng độc quyền sáng chế. Lycopen và nano lycopen là sản phẩm từ nhiệm vụ “Chiết tách lycopen từ quả gấc và chế tạo nano lycopen ứng dụng trong dược phẩm”, do TS Đặng Thị Tuyết Anh chủ nhiệm. Theo TS Đặng Thị Tuyết Anh, các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao như lycopen, astaxanthin, resveratrol, kaempferol, curcumin… được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, chiết tách và ứng dụng một cách rộng rãi. Trong số đó, lycopen là một carotenoit có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và khả năng tiêu diệt gốc tự do cao. Nhiều công trình công bố đã cho thấy lycopen có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư như bàng quang, gan, vòm họng và đại tràng. Hoạt chất cũng có tác dụng trong việc kháng viêm, chống nhiễm trùng, chống tia cực tím, ức chế huyết khối, chống lão hóa, hạ huyết áp và lipid máu, tăng sức bền cơ bắp và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, lycopen có vai trò rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị những tổn thương tế bào thần kinh như bệnh Alzheimer, Parkinson và những tổn thương tủy sống. Lycopen - thường được bổ sung vào các thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe con người - có nhiều trong một số cây thực vật có quả màu đỏ như cà chua, gấc, dưa hấu, bưởi đào… Theo kết quả nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng lycopen trong gấc cao gấp 70 - 200 lần trong cà chua và cao hơn rất nhiều so với các loại rau quả khác. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, hầu hết sản phẩm lycopen được chiết từ quả cà chua hoặc lycopen tổng hợp. Hiện có rất ít sản phẩm lycopen được chiết tách từ quả gấc, đặc biệt từ quả gấc có độ tinh khiết cao và có thể triển khai ở quy mô công nghiệp. Từ những quả gấc thu hái tại Bắc Giang và Bắc Ninh, nhóm đã chiết xuất được lycopen ở dạng bột, có màu đỏ tía và đạt độ tinh khiết trên 98%. Sản phẩm Lycopen và Hệ nano lycopen là những nguồn dược liệu quý được ứng dụng cho dược phẩm, mỹ phẩm và công nghệ thực phẩm. Không dừng lại ở việc chiết tách được hoạt chất lycopen, nhóm nghiên cứu đã mở rộng và triển khai sử dụng nguồn nguyên liệu lycopen chiết tách được để chế tạo sản phẩm Hệ nano lycopen. Nano lycopen đã khắc phục một số nhược điểm của lycopen tinh khiết như tính tan, khả năng hấp thu và độ bền. Sản phẩm có màu đỏ tươi, bột mịn, có khả năng tự phân tán rất tốt trong nước với kích thước hạt nhỏ dưới 100 nm, các hạt nano có dạng hình cầu với phân bố kích thước hạt đồng đều. Lycopen là một carotenoit không phân cực, không tan trong nước và tan rất ít trong dầu ăn. Do đó, hệ tiêu hóa chỉ hấp thu được một lượng rất nhỏ lycopen từ rau và hoa quả. Lycopen cũng có nhược điểm là kém bền, dễ bị oxy hóa, khả năng tương thích sinh học thấp. Để nâng cao sinh khả dụng, việc chuyển hóa lycopen thành dạng nano có khả năng phân tán tốt trong nước là một giải pháp hiệu quả hứa hẹn biến lycopen thành một nguồn dược liệu quý. Hoạt chất an toàn, giá rẻ TS Oanh cho biết, trên thị trường hiện nay hầu hết các công ty dược phẩm, mỹ phẩm hay các cá nhân, doanh nghiệp đều mua bột lycopen chiết tách từ quả cà chua, hoặc lycopen tổng hợp bằng phương pháp hóa học. Lycopen thu được từ những phương pháp này thường ở dạng cis, do đó, tính hiệu quả về mặt sinh khả dụng hạn chế. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu lycopen nhập khẩu giá thành cao, tương đối đắt [khoảng 30 triệu đồng/10 mg lycopen 98% chiết từ quả cà chua]. “Khi sản phẩm lycopen của chúng tôi được tiếp cận với thị trường, giá thành không những thấp hơn, chất lượng ngang bằng, thậm chí cao hơn sản phẩm nhập khẩu, mà còn có thể tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người nông dân, nâng cao được giá trị kinh tế của quả gấc”, TS Oanh tự tin cho biết. Với những công dụng rõ ràng của lycopen đối với sức khỏe con người, các công ty dược đang có nhu cầu rất lớn về lycopen và nano lycopen. Song cho đến nay, sản phẩm này hoàn toàn phải nhập ngoại. Việc chiết tách được lycopen từ quả gấc không những mang lại ý nghĩa trong việc tạo ra sản phẩm nâng cao sức khỏe cộng đồng, mà còn giúp nâng cao giá trị kinh tế cho quả gấc - một loại cây thế mạnh nhưng chưa phát huy được hiệu quả đúng mức của Việt Nam. Theo TS Đặng Thị Tuyết Anh, việc chiết tách sử dụng phương pháp trích ly bằng Soxhlet có ưu điểm nổi trội là tiết kiệm dung môi, không tốn các thao tác lọc và bổ sung dung môi mới như các kỹ thuật khác, đặc biệt tách chiết kiệt được hợp chất mong muốn và cho độ tinh khiết cao. Hệ kín tuần hoàn Soxhlet có thể chiết được lượng lớn lycopen và trích kiệt được dầu gấc có trong màng gấc khô. Mặc dù, đặc tính của dầu gấc là có khả năng hòa tan tốt lycopen. Xong với chuyên môn tốt, kỹ thuật cao, nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ kết tinh. Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ được hợp tác cùng với doanh nghiệp để có thể đưa các sản phẩm khoa học phục vụ cuộc sống, và cùng hướng tới chủ động các nguồn dược liệu sẵn có trong nước thay vì nhập khẩu.

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Bột nano siêu hoạt chất từ quả gấc Nâng cao giá trị quả gấc TS Hồ Thị Oanh, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, sau hơn 4 năm theo đuổi hệ vật liệu nano hữu cơ [dạng nano của một số hoạt chất có hoạt tính sinh học tự nhiên], nhóm nghiên cứu của Phòng Vật liệu tiên tiến, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa ......

  • Video liên quan

    Chủ Đề