Suy nghĩ của em về việc học trực tuyến

Nhiều lợi ích từ việc triển khai dạy - học trực tuyến

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường đại học trên cả nước nói chung, đặc biệt là các trường đại học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng đã quyết định cho sinh viên nghỉ học. 

Để đảm quyền lợi được học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên, các trường đại học đã triển khai mô hình học online. 

Những việc cần làm ngay khi dạy học online được công nhận

Trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng – Phó giám đốc Học viện Tài chính, ông cho biết:

“Việc triển khai mô hình học online trong thời điểm nghỉ dịch như này là rất tốt. 

Tính đến thời điểm hiện tại, việc học trực tuyến có những lợi ích mà ta có thể thấy rõ. 

Thứ nhất, giảng viên và sinh viên yên tâm ở nhà học tập và làm việc, không phải ra ngoài trong mùa dịch này. Như vậy đảm bảo được sức khỏe cho cả người học cũng như người dạy.

Thứ hai là đảm bảo được quyền lợi của giảng viên. Tức là giảng viên nào, dạy lớp nào, sẽ được đăng kí giảng dạy và vẫn vào dạy lớp đó, theo đúng lịch trình, kế hoạch đã có từ trước. 

Do vậy là đảm bảo được quyền lợi chứ không mất quyền lợi của từng giảng viên. 

Thứ ba là quyền lợi được học tập, tiếp thu kiến thức, giao tiếp với thầy cô, bạn bè của sinh viên cũng được đảm bảo”. 

Sinh viên nghỉ dịch, ở nhà học trực tuyến [Ảnh minh họa: Đại học Mở Hà Nội]

Tiến sĩ Nguyễn Đào Tùng cũng chia sẻ thêm: “Đối với riêng Học viện Tài chính, khi triển khai mô hình học trực tuyến cho 2000 sinh viên, nhà trường đã nhận được phản hồi tốt. Sinh viên rất hào hứng với việc học.

Tuy nhiên học online như này vẫn có những hạn chế nhất định. Ví dụ có những bạn sinh viên không có đủ điều kiện về thiết bị, mạng để học tập. Hay có những môn học vẫn chưa triển khai được như giáo dục thể chất.

Với việc này thì nhà trường đã có phương án khắc phục. Đối với những sinh viên chưa có điều kiện để học trực tuyến sẽ báo lại với thầy, cô để nhà trường nhà trường có kế hoạch học bù”.

Mặc dù là dạy học online nhưng sinh viên vẫn được điểm danh, các trường vẫn kiểm soát được lượng sinh viên truy cập và giám sát được từng lớp học. 

Việc sinh viên không phải đến trường học, chỉ cần ngồi ở nhà nhưng vẫn được học tập, tiếp thu kiến thức chính là ưu điểm nổi bật nhất mà học trực tuyến mang lại.

Người học đánh giá cao hình thức học trực tuyến 

Đánh giá sau khi học trực tuyến, Đỗ Thị Bích Phượng, sinh viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:

“Mình rất thích việc học online. Ưu điểm là mình thấy dễ nắm bắt bài hơn trên lớp. Vì trên lớp thầy giảng, sinh viên ở dưới nói chuyện khiến mình không tập trung được. 

Tiếp theo là dễ đưa ra ý kiến của mình trong phần thảo luận. Trên lớp thì có thể ngại đứng lên phát biểu vì mọi người nhìn mình, còn học online mình đưa ra ý kiến sẽ thuận tiện hơn, tự tin hơn. Nếu có sai cũng không ai biết mình là ai”. 

Hải Phòng dạy học trực tuyến trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12

Cùng suy nghĩ với Phượng, Vũ Đoan Trinh, sinh viên Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ:

“Học online ở Nhân văn rất vui. Đúng như cái tên của trường, không chỉ nhân văn khi học chính mà học trực tuyến các thầy, cô cũng rất sát sao với sinh viên. 

Một lớp học gần 100 sinh viên nhưng các thầy, cô vẫn có cách để điểm danh xem sinh viên có nghe mình giảng hay không. 

Sinh viên vẫn được thuyết trình như trên lớp, có nhận xét, đánh giá của thầy cô và các bạn. 

Mặc dù là học online ở nhà nhưng các thầy cô vẫn giao bài tập về nhà và cho sinh viên thời gian hoàn thành, y như học bình thường. 

Còn đối với Đào Phương Linh, sinh viên khoa Tiếng Hàn, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội lại có đánh giá rất tích cực về phần mềm học tập và giảng dạy trực tuyến mà trường mình đang sử dụng. 

Các bạn sinh viên rất hào hứng đối với việc học online ở nhà [Ảnh minh họa: toquoc.vn]

Linh cho biết: “Phần mềm mà trường mình sử dụng rất dễ dùng, chỉ cần có mail là có thể dùng được. 

Học trực tuyến mình thấy nhanh hơn so với học bình thường trên giảng đường. Vì vậy đòi hỏi sinh viên phải tự học cao hơn, chuẩn bị bài kĩ hơn thì mới học hiệu quả được. 

Trước những đánh giá tích cực của các bạn sinh viên, có thể thấy việc học trực tuyến đã thu được nhiều thành công.

Đây rõ ràng vẫn là phương án tối ưu  nhất để sinh viên và giảng viên được học tập và giảng dạy trong thời gian nghỉ dịch Covid-19”.

Nguyễn Đức Minh

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

10 LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN

Một số học sinh không có một trường đại học nơi họ sinh sống. Vô số người khác chưa có bằng Đại học nhưng phải lo việc gia đình hoặc phải làm để kiếm sống và không thể bỏ công việc toàn thời gian của họ để theo học tại một trường đại học nào đó để nâng cao kiến thức.

Chính vì vậy, đào tạo trực tuyến đã trở thành một nhu cầu thực tế của xã hội không phải chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Riêng tại Hoa Kỳ, giáo dục trực tuyến hiện nay đã trở thành phổ biến góp phần xây dựng một xã hội học tập. Trong khỏang thời gian 8 năm, từ năm 2002 đến năm 2010, số lượng sinh viên Hoa Kỳ tham gia vào ít nhất một trong những khóa học trực tuyến [còn được gọi là học từ xa] tăng gấp hơn 3 lần, với gần 20 triệu người đăng ký theo học tại nhà hoặc tại thư viện hay tại các quán cà phê ở địa phương.

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao học tập trực tuyến phát triển quá nhiều và quá nhanh như vậy?

Và đây là câu trả lời: Việc học trực tuyến đã đem lại 10 lợi ích quan trọng cho người học. Cụ thể như sau:

1.] Học tập từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào

Đây là điều hấp dẫn nhất của giáo dục trực tuyến dành cho những người bận rộn. Tất cả mọi thứ đều có sẵn trên mạng: bài giảng trực tuyến, làm bài tập, lịch ôn tập và lịch thi tốt nghiệp. Các sinh viên học trực tuyến có thể hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian và không gian cho việc học tập của mình, miễn là phải đáp ứng hạn chót nộp bài đã được thông báo trước.

2.] Xem lại bài giảng ngay lập tức

Thật dễ dàng để tâm trí đi lang thang trong một bài giảng! Giáo sư tâm lý học Jonathan Schooler [Đại học California] nhận thấy rằng sinh viên mất tập trung khoảng 5 lần trong một buổi học 45 phút. Học trực tuyến sẽ giúp cho sinh viên khắc phục tình trạng này một cách khá đễ dàng. Vì trong nhiều chương trình trực tuyến, sinh viên có thể xem và nghe lại những lời giảng từ các các Thầy/Cô ngay lập tức với tài liệu đi kèm ở ngay trước mặt. Điểm lý thú là sinh viên có thể tha hồ nghe lại bài giảng bao nhiêu lần cũng được, điều mà các sinh viên học tập trung ở trường lớp không bao giờ có!

3.] Thoải mái trong thảo luận

Trong môi trường lớp học có thể bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên các sinh viên có thể chưa thể thảo luận một vấn đề nào đó một cách thoải mái được. Trong một môi trường học trực tuyến, việc thảo luận có thể được dễ dàng hơn để chia sẻ suy nghĩ của mình với những người khác. Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần của Mỹ, giáo dục trực tuyến có xu hướng nuôi dưỡng tốt hơn tinh thần của những người tham gia học tập: nỗi lo âu học tập của họ được giảm bớt rất đáng kể.

4.] Thêm thời gian để suy nghĩ trước khi chia sẻ

Trong mội trường học tập trung tại trường lớp, sinh viên phải đưa ra lập trường hoặc xây dựng một ý tưởng ngay tại lớp học một cách nhanh chóng. Trong khi đó, ở môi trường học tập trực tuyến, sinh viên có thể dành nhiều thời gian để suy nghĩ về đề tài và mài giũa ý tưởng của mình. Điều này có thể dẫn đến người học có được nhiều suy nghĩ tốt hơn.

5.] Tập trung vào những ý tưởng

Với ước tính khoảng trên 80 phần trăm của giao tiếp là phi ngôn ngữ, sinh viên trực tuyến không phải lo lắng nhiều về ngôn ngữ cơ thể khi trình bày thông điệp của họ. Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ cơ thể có hiệu quả trong nhiều trường hợp nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng trong nhiều trường hợp khác. Với giáo dục trực tuyến từ xa, người học hoàn toàn loại bỏ được các yếu tố không cần thiết của ngôn ngữ cơ thể và chỉ tập trung vào nội dung và ý tưởng mà thôi.

6.] Truyền thông nhóm đơn giản và nhẹ nhàng

Hiện nay, hầu hết các chương trình đại học tập trung đều ra đề tài cho sinh viên làm việc theo nhóm, qua đó có sự phối hợp cụ thể ngày giờ và địa điểm cụ thể để mọi người có thể tham gia buổi họp nhóm để thảo luận. Tuy nhiên chương trình đào tạo từ xa luôn co khuynh hướng thúc đẩy giao tiếp ảo và cho phép sinh viên làm việc với các thành viên khác qua e-mail, nhắn tin, game,…

7.] Lịch học linh hoạt

Trong khuôn viên của trường đại học, sinh viên có thể phải chịu đựng rất nhiều bài giảng trong người mà đôi khi họ không thể nào “tiêu hóa" nổi. Trong khi các chương trình trực tuyến được xây dựng nhiều bài giảng hoặc bài thuyết trình sử dụng PowerPoint và phương tiện truyền thông khác mà sinh viên có thể "tiêu hóa" từng phần. Nói cách khác, một sinh viên học trực tuyến có thể trải nghiệm một nửa kiến thức đầu tiên của một bài học trong ngày hôm trước và nửa kiến thức còn lại vào các ngày hôm sau. Điều này có thể đặc biệt hữu ích cho những người không thích ngồi một chỗ trong giảng đường quá lâu.

8.] Chi phí học tập thấp

Trước hết, học phí của một khóa học trực tuyến luôn thấp hơn rất nhiều so với một khoá học chính qui [khỏang từ 1/3 đến phân nửa]. Ngòai ra, sinh viên có thể tiết kiệm thêm nhiều tiền bằng cách tránh được nhiều loại phí khác như: chi phí đi lại,  chi phí mua sách giáo khoa, gởi xe, thuê ký túc xá,…Điều này rất quan trọng đối với những người có thu nhập thấp và nhất là những người phải gánh nặng kinh tế gia đình.

9.] Không bị giới hạn bởi yếu tố địa dư

Sinh viên truyền thống thường bị giới hạn trong các khóa học tại các trường lớp ở gần nhà. Trong khi đó, sinh viên phi truyền thống [trực tuyến] có thể theo học các khóa học được tổ chức từ rất xa hòan toàn không bị khống chế bởi yếu tố địa dư. Ví dụ: Một học viên ở Tp.HCM có thể tham dự Chương trình Đào tạo Cử nhân trực tuyến của ĐH Duy Tân có trụ sở tại Tp.Đà Nẵng, hoặc một học viên tại Tp.Cân Thơ có thể theo học khóa Pháp văn giáo tiếp của các giáo viên bản ngữ người Pháp tại Paris - thủ đô Nước Pháp.

[10.]-Tính sẵn sàng trong việc trao đổi giữa người học và người dạy

Tại các trường cao đẳng và đại học truyền thống, sinh viên gặp và nói chuyện với một giảng viên sau giờ học là chuyện có thể xảy ra. Các Thầy/Cô đều sẵn sảng làm việc đó. Tuy nhiên các giảng viên chỉ có một số giờ lên lớp nhất định khống chế trong số tiết giảng và không thể tiếp nhiều sinh viên cùng một lúc. Trong khi đó, ngoài bài giảng trên mạng, các giảng viên của Chương trình đào tạo luôn dành thì giờ để sẵn sàng tương tác với sinh viên, giúp sinh viên giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình học tập. Công nghệ truyền thông hiện tại giúp cho giảng viên trao đổi thông tin và trò chuyện với sinh viên một cách rất dễ dàng. Công việc này có thể được thực hiện vào ban ngày và cả ban đêm để giải quyết các vấn đề mà các bạn sinh viên nêu ra, không phải chỉ riêng rẻ cho từng người mà còn chung cho rất nhiều sinh viên khác có những khó khăn, vướng mắc tương tự./.

                                                                                 ThS.Trần Duy Nghiêm Luật [Giảng viên Khoa QTKD]

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề