Trần sỹ thanh học cấp 3 ở đâu

Chiều 22/7, tại kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội, với 100% đại biểu có mặt đồng ý, ông Trần Sỹ Thanh đã được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Thanh là Chủ tịch TP Hà Nội thứ 10 tính từ năm 1957 đến nay. Ông nhận nhiệm vụ sau 45 ngày vị trí này bỏ trống.

Quảng cáo

Tân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh [trái] nhận hoa chúc mừng từ Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Giang Huy

Hôm 15/7, Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước để chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025.

Quảng cáo

Ông Trần Sỹ Thanh 51 tuổi, trình độ thạc sĩ Kinh tế, cử nhân Tài chính, kế toán, quê ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI [dự khuyết], XII, XIII.

Ông Thanh từng giữ chức Phó vụ trưởng Kế hoạch tổng hợp, Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng, Phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước [Bộ Tài chính]. Từ năm 2008, ông bắt đầu được luân chuyển về địa phương, lần lượt giữ các nhiệm vụ như Phó chủ tịch tỉnh Đăk Lăk; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Từ cuối năm 2017, ông giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương, kiêm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Tháng 8/2020, ông được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Tháng 4/2021 đến tháng 7/2022, ông đảm nhiệm vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước.

UBND TP Hà Nội hiện có 6 phó chủ tịch gồm các ông: Lê Hồng Sơn [58 tuổi], Dương Đức Tuấn [55 tuổi], Nguyễn Trọng Đông [53 tuổi], Nguyễn Mạnh Quyền [47 tuổi], Hà Minh Hải [53 tuổi] và Chử Xuân Dũng [49 tuổi]. Ngoại trừ ông Lê Hồng Sơn, nguyên Thứ trưởng Tư pháp, được luân chuyển làm Phó chủ tịch TP Hà Nội từ năm 2014, năm phó chủ tịch còn lại đều được bầu cuối năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều trong Chính trị

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

16 tháng 7 2022

Nguồn hình ảnh, //www.sav.gov.vn/

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Sỹ Thanh

Ông Trần Sỹ Thanh - Tổng Kiểm toán Nhà nước - vừa được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều động, phân công làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nội nhiệm kỳ 2020-2025, giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Ông Trần Sỹ Thanh được điều về Hà Nội, chuẩn bị làm tân chủ tịch thành phố

Một số tờ báo ở Việt Nam chỉ ra rằng ông đã trải qua 11 chức vụ trong vòng 16 năm, không ở vị trí nào hết nhiệm kỳ.

Theo nhà báo Lê Quỳnh của BBC, người quan tâm vấn đề nhân sự và thể chế, các quy định về quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong Đảng Cộng sản có thể giúp giải thích phần nào vì sao ông Trần Sỹ Thanh đã trải qua nhiều vị trí trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

Sự nghiệp ban đầu

Từ 1991 tới tháng 8 năm 2008, ông Trần Sỹ Thanh, người sinh năm 1971, công tác liên tục ở Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

Sự nghiệp chính trị của ông sang ngã rẽ mới khi ông trải qua gần 3 năm ở tỉnh Đắk Lắk, từ tháng 9/2008 tới tháng 4/2011. Chức vụ sau cùng của ông tại Đắk Lắk là Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk trong 6 tháng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản đầu năm 2011, ở tuổi 40, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Nguồn hình ảnh, //sav.gov.vn

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Sỹ Thanh

Kế hoạch luân chuyển

Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang áp dụng Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, và Nghị quyết số 42 - NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo.

Nghị quyết 11 năm 2002, do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ký, nêu rõ, các cấp uỷ đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ theo hướng:

  • Ở Trung ương: Lựa chọn một số vụ trưởng ở các bộ, ban, ngành tuổi từ 35 đến 45 về công tác ở ủy ban nhân dân, các sở, ngành của tỉnh hoặc về công tác tại các quận, huyện của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Điều động một số cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, quân đội và công an từ Trung ương và các địa phương để tăng cường cho các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc.

Giai đoạn 2006-2008, ông Trần Sỹ Thanh là Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính, tương đương cấp Phó Tổng cục trưởng.

Việc điều động ông Thanh về Đắk Lắk từ 2008 tới 2011, tương ứng với tinh thần của Nghị quyết 11 năm 2002.

Sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Sau đó, ông Thanh có một năm là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Hà Nội, từ tháng 5/2011 tới tháng 5/2012.

Điều này lại tương ứng với yêu cầu trong Nghị quyết 11 năm 2002: "Điều động một số đồng chí bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ và một số đồng chí lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tỉnh, thành phố có năng lực về giữ chức vụ mới ở các cơ quan Trung ương."

Đồng thời, phải lưu ý văn bản số 312-TB/TW, ngày 9/3/2010, thông báo Kết luận của Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo ủy ban kiểm tra các cấp.

Văn bản này nói: "Ở cấp Trung ương, đối với Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Luân chuyển một số đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra và cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên [dưới 50 tuổi đối với nam, dưới 45 tuổi đối với nữ] sang công tác tại một số ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở Trung ương, địa phương."

"Đối với các bộ, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Luân chuyển một số đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý ở các ngành, các cấp từ lãnh đạo cấp vụ và tương đương trở lên [dưới 50 tuổi đối với nam; dưới 45 tuổi đối với nữ] sang công tác tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương."

Thời gian luân chuyển từ 2-5 năm [khoảng 3 năm].

Dường như văn bản số 312-TB/TW giúp giải thích vì sao ông Trần Sỹ Thanh được đưa từ tỉnh Đắk Lắk về Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cũng như sau đó đi nơi khác.

Ngày 4/6/2012, Bộ Chính trị quyết định ông Nông Quốc Tuấn thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang chuyển công tác về Ủy ban Dân tộc và giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đồng thời, Bộ Chính trị quyết định ông Trần Sỹ Thanh, lúc này 41 tuổi, thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010-2015.

Điều này cũng có thể thấy được thể hiện qua Nghị quyết 11, theo đó thời gian luân chuyển "nói chung từ 3 năm trở lên".

Kết luận của Bộ Chính trị năm 2012

Ngày 5/6/2012, Bộ Chính trị ra Kết luận số 24 về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Văn bản này có đoạn: "Kết quả luân chuyển một số chức danh cán bộ không là người địa phương ở cấp tỉnh và cấp huyện đạt kết quả tốt. Hầu hết cán bộ qua luân chuyển đều có bước trưởng thành, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, có quan điểm nhìn nhận và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hơn, sát thực tế hơn."

Tháng 2/2015, ông Trần Sỹ Thanh quay trở lại Ủy ban Kiểm tra Trung ương, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho tới tháng 10/2015.

Ông Thanh được Bộ Chính trị chỉ định chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn từ tháng 10/2015, ngay trước khi Đại hội Đảng XII khai mạc vào đầu năm 2016.

Đến hết ngày 2/11/2015, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đã tiến hành tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020.

Lúc đó ông Thanh là một trong hai trường hợp được Bộ Chính trị chỉ định chữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy. Người thứ hai là Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng Nguyễn Văn Thể, được đưa về giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội XII đầu năm 2016, và là Đại biểu Quốc hội khóa XIV [7/2016].

Từ tháng 7/2016 tới tháng 12/2017, ông Thanh là Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Nguồn hình ảnh, Mikhail Svetlov/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PVN khủng hoảng, được điều về làm Chủ tịch

Tới lúc này, ông Trần Sỹ Thanh đã luân chuyển làm lãnh đạo của ba tỉnh: Đắk Lắk, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Ngày 7/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký Quy định mới về luân chuyển cán bộ.

Ngày 24/12/2017, ông Trần Sỹ Thanh được Bộ Chính trị điều động, từ Lạng Sơn về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, kiêm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đây là giai đoạn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang gặp khủng hoảng.

Trước đó, ngày 8/12/2017, ông Đinh La Thăng bị bắt tạm giam vì liên quan việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Cổ phần Đại dương [Oceanbank] và mất trắng số tiền này.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, cựu Chủ tịch tập đoàn dầu khí bị khởi tố và bắt giam cùng ngày với ông Đinh La Thăng [ngày 8/12].

Ngày 20/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố ông Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Đinh La Thăng ra tòa

Nhìn trong bối cảnh khủng hoảng của tập đoàn, việc Đảng đưa ông Trần Sỹ Thanh về làm Chủ tịch PVN, vừa kiêm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, là một cách tăng vị thế chính trị của ông Thanh tại PVN khi đó.

Kết thúc năm 2019, tổng doanh thu toàn tâp đoàn đạt 736.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng 17%. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 43.800 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch và giảm 23% cùng kỳ.

Đến hết tháng 5/2020, PVN báo cáo toàn Tập đoàn đã tiết giảm chi phí trên 8.700 tỷ đồng, đem về lợi nhuận sau thuế hợp nhất 7.100 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm.

Điều động sang Quốc hội

Từ ngày 24/8/2020, ông Trần Sỹ Thanh được Bộ Chính trị điều động, phân công đến công tác tại Văn phòng Quốc hội và giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Lưu ý, điều động khác với luân chuyển, vì điều động cán bộ là việc phân công, bố trí, chuyển đổi vị trí công tác có thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với cán bộ ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị tại Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng [1/2021], ông được bầu lại làm Ủy viên Trung ương Đảng.

Ngày 7/4/2021, Quốc hội biểu quyết bầu ông Trần Sỹ Thanh - phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - làm tổng Kiểm toán Nhà nước.

Chụp lại hình ảnh,

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh bị bắt ngày 7/6 do liên quan 'đại án' Việt Á

Hà Nội, gợi nhớ giai đoạn PVN khủng hoảng

Ngày 15/7/2022, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Trần Sỹ Thanh - Bí thư Ban Cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng thời giới thiệu để HĐND TP Hà Nội bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Quyết định điều động nhân sự của Bộ Chính trị được đưa ra sau 38 ngày cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh bị khởi tố, bắt giam.

Phần nào đó, việc ông Trần Sỹ Thanh được điều động về Hà Nội gợi nhắc khi ông được đưa về làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cả hai nơi này đều gặp khủng hoảng và dường như Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ kỳ vọng ông Trần Sỹ Thanh sẽ góp phần đem lại ổn định cho thành phố Hà Nội, như những gì ông từng làm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề