Biện pháp phòng vệ thương mại là gì

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại có thể kể đến như: Hiệp định TPP, Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế toàn cầu ngày càng được mở rộng. Điều này dẫn đến việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới cũng trở nên phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ dưới khung pháp lý cho các giao dịch thương mại là rất cần thiết.

Để hạn chế những tranh chấp không đáng có phát sinh trong quá trình giao dịch, pháp luật đã có những quy định về phòng vệ thương mại. Vậy phòng vệ thương mại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho Quý khách hàng về câu hỏi này.

Khái niệm về phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại có thể kể đến như: Hiệp định TPP, Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia. Phòng vệ thương mại có mục đích nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Phần tiếp theo của bài viết Phòng vệ thương mại là gì? sẽ đề cập tới nguyên tắc áp dụng của phòng vệ thương mại.

Nguyên tắc áp dụng phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại được áp dụng theo những nguyên tắc sau đây:

– Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

– Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

– Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

– Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

Điều kiện để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi phòng vệ thương mại là gì? phần này sẽ đề cập tới những điều kiện để áp dụng các biện pháp phòng vệ. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời 03 điều kiện sau:

– Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng

– Ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng

– Có mối quan hệ nhân quả giữ hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên.

Phần tiếp theo của bài viết phòng vệ thương mại là gì? sẽ đề cập tới

Trình tự áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Thông thường, trên thực tế phòng vệ thương mại bao gồm 03 biện pháp cơ bản như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu [như bán phá giá hoặc được trợ cấp].

Đối với một điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thường có trình tự như sau:

– Gửi đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu

– Khởi xướng điều tra

– Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu; tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại

– Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý khách hàng bài viết với chủ đề Phòng vệ thương mại là gì? Phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nên rất cần chú trọng. Nếu có bất cứ lý do nào về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Dưới sự phát triển của kinh tế thị trường, nền kinh tế toàn cầu hóa cần áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Pháp luật quy định như nào đối với biện pháp này.

Khái niệm

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Nguyên tắc áp dụng

– Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

– Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

– Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

– Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

Những trường hợp được miễn trừ 

Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ

– Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định miễn trừ đối với các hàng hóa thuộc các trường hợp được miễn trừ áp dụng theo quy định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Cơ quan Điều tra.

– Trong từng vụ việc cụ thể, Cơ quan Điều tra xem xét hàng hóa được đề nghị miễn trừ dựa trên một hoặc một số tiêu chí như sau:

+ Tên thương mại, đặc tính vật lý, đặc tính hóa học của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ để phân biệt hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ và hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Chất lượng hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Mục đích sử dụng của hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ của ngành sản xuất trong nước;

+ Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;

+ Các tiêu chí khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

– Tổ chức, cá nhân được miễn trừ theo khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối tượng đề nghị miễn trừ

– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị Điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

– Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị Điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

– Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Phạm vi

– Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu có đặc điểm khác biệt với hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước mà hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;

+ Hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

+ Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng Điều kiện thông thường;

+ Khối lượng hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

>> Xem thêm: Các hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là quy định của pháp luật;  Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề